Giải SGK Địa lý 11 CTST Bài 26. Kinh tế Trung Quốc có đáp án

35 người thi tuần này 4.6 432 lượt thi 8 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

1250 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 23 có đáp án

3.9 K lượt thi 15 câu hỏi
761 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 26 có đáp án

2.6 K lượt thi 15 câu hỏi
536 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 25 có đáp án

2.1 K lượt thi 15 câu hỏi
521 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 24 có đáp án

2.1 K lượt thi 15 câu hỏi
480 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 27 có đáp án

1.8 K lượt thi 15 câu hỏi
418 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 22 có đáp án

2 K lượt thi 15 câu hỏi
413 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Địa lí 11 Cánh diều Bài 25 có đáp án

2 K lượt thi 15 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Lời giải

- Từ năm 1978, Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa và đạt được nhiều thành tựu trên lĩnh vực kinh tế, như:

+ Quy mô GDP của Trung Quốc tăng nhanh và liên tục; trở thành nước có quy mô GDP đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ.

+ Liên tục trong nhiều năm nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao và ổn định.

+ Trung Quốc đã trở thành một trong những nước thu hút FDI hàng đầu thế giới.

- Những thành tựu trên đã đưa Trung Quốc trở thành một trong những cường quốc về kinh tế vị thế của Trung Quốc về nhiều mặt như kinh tế, chính trị, khoa học, công nghệ, đối ngoại quốc phòng ngày càng được khẳng định trên thế giới.

Lời giải

Yêu cầu số 1: Tóm tắt tình hình phát triển kinh tế

- Năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đất nước bắt đầu tiến hành thực hiện một số chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội như cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, quốc hữu hoá tư liệu sản xuất,...

- Đến cuối thập niên 70 của thế kỉ XX, Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa với chính sách 4 hiện đại hoá: công nghiệp, nông nghiệp, khoa học - kĩ thuật và quốc phòng. Công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên lĩnh vực kinh tế.

Yêu cầu số 2: Đặc điểm chung của kinh tế thế giới

- Đặc điểm:

+ Quy mô GDP của Trung Quốc tăng nhanh và liên tục, đạt 14688,0 tỉ USD (năm 2020), trở thành nước có quy mô GDP đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kỳ.

+ Liên tục trong nhiều năm, nền kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao và ổn định.

+ Cơ cấu GDP ngày càng chuyển dịch theo hướng hiện đại.

+ Năm 2020, Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới.

- Nguyên nhân: do đẩy mạnh các chính sách phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đồng thời mở rộng giao thương với quốc tế.

Yêu cầu số 3: Vị thế: Trung Quốc trở thành một trong những cường quốc về kinh tế vị thế của Trung Quốc về nhiều mặt như kinh tế, chính trị, khoa học, công nghệ, đối ngoại quốc phòng ngày càng được khẳng định trên thế giới.

Lời giải

Yêu cầu số 1: Tình hình phát triển các ngành công nghiệp

- Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng hàng đầu và tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế Trung Quốc.

+ Ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, GDP công nghiệp năm 2020 tăng gần gấp đôi so với năm 2010.

+ Nhiều sản phẩm công nghiệp có sản lượng đứng đầu thế giới như than, điện, ô tô,..

- Cơ cấu ngành công nghiệp của Trung Quốc chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa. Các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - kĩ thuật chiếm tỉ trọng cao, đóng góp đáng kể vào thành công của quốc gia này trên thị trường công nghệ và lĩnh vực hàng không vũ trụ.

+ Công nghiệp sản xuất ô tô của Trung Quốc phát triển rất nhanh, chiếm hơn 32% tổng số ô tô được sản xuất toàn cầu. Trong đó, ô tô sử dụng năng lượng mới là sản phẩm có mức tăng trưởng bình quân cao, dần trở thành thế mạnh của Trung Quốc so với thế giới.

+ Công nghiệp hàng không vũ trụ được đầu tư mạnh và có hệ thống, phát triển không chỉ nhằm mục đích quốc phòng mà còn phục vụ dân sinh như dự báo thời tiết, nghiên cứu khoa học, thương mại.

- Nhiều sản phẩm công nghệ của Trung Quốc cũng chiếm phần lớn thị phần toàn cầu như: điện thoại thông minh, camera giám sát, máy tính cá nhân, máy điều hoà...

Yêu cầu số 2: Đặc điểm phân bố các trung tâm công nghiệp

- Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải với các trung tâm như: Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu,...

Lời giải

Yêu cầu số 1: tình hình phát triển của ngành nông nghiệp ở Trung Quốc

- Công cuộc cải cách nông nghiệp của Trung Quốc được thực hiện với quy mô lớn từ cuối năm 1978, nhờ đó, ngành nông nghiệp Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

- Ngành trồng trọt là ngành chủ yếu trong nông nghiệp Trung Quốc.

+ Năm 2020, ngành trồng trọt chiếm khoảng 64,1% giá trị tổng sản lượng của ngành nông nghiệp.

+ Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực giữ vị trí quan trọng, sản lượng đứng đầu thế giới, nhất là lúa gạo và lúa mì.

- Ngành chăn nuôi được quan tâm và phát triển, chiếm khoảng 35,9% trong cơ cấu nông nghiệp. Các vật nuôi chủ yếu ở Trung Quốc là lợn, bò, cừu, gia cầm,...

- Với đường bờ biển dài và diện tích mặt nước lớn, Trung Quốc có nhiều thuận lợi để phát triển ngư nghiệp, bao gồm khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2020, sản lượng thuỷ sản của Trung Quốc đứng đầu thế giới với trên 65 triệu tấn, trong đó thuỷ sản nuôi trồng chiếm hơn 52 triệu tấn.

- Đối với ngành lâm nghiệp, mặc dù độ che phủ rừng còn thấp nhưng Trung Quốc đang có nhiều nỗ lực nhằm gia tăng diện tích rừng và đặt mục tiêu đến 2035, diện tích rừng đạt 26% diện tích lãnh thổ.

Yêu cầu số 2: đặc điểm phân bố nông nghiệp của Trung Quốc

- Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam.

- Lúa mì được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Bắc và Đông Bắc.

- Lợn, bò và gia cầm chủ yếu được phân bố ở các vùng đồng bằng.

- Cừu được nuôi chủ yếu ở các vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và phía tây.

Lời giải

- Dịch vụ là ngành có tốc độ phát triển rất nhanh và chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP của Trung Quốc. Năm 2020, ngành dịch vụ thu hút đến 47,3% lao động của nền kinh tế.

- Trung Quốc là cường quốc thương mại của thế giới.

+ Năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước khoảng 5400 tỉ USD.

+ Về ngoại thương, xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và chiếm khoảng 14,7% giá trị xuất khẩu toàn cầu.

- Hệ thống giao thông vận tải trở thành động lực quan trọng giúp phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

+ Năm 2020, Trung Quốc đã xây dựng được mạng lưới đường ô tô và đường sắt phát triển bậc nhất thế giới, đặc biệt là đường cao tốc có chiều dài trên 160 nghìn km, dài nhất thế giới.

+ Đối với ngành hàng không, Trung Quốc có vị trí cao trên thế giới với hơn 230 sân bay. Một số sân bay lớn như Đại Hưng (Bắc Kinh), Hàng Châu (Chiết Giang), Hồng Công,...

+ Ngành hàng hải của Trung Quốc cũng rất phát triển với một số cảng biển lớn như Thượng Hải, Thanh Đảo (Sơn Đông), Thâm Quyến (Quảng Đông),...

- Trung Quốc cũng là nước có hệ thống thông tin, viễn thông phát triển nhờ trình độ khoa học - công nghệ không ngừng được nâng cao. Trung Quốc là quốc gia đi đầu về công nghệ 5G và đã xây dựng được mạng lưới 5G lớn nhất thế giới, số điện thoại trung bình trên 100 dân cao nhất trên thế giới.

- Với tài nguyên du lịch đa dạng, Trung Quốc chú trọng đầu tư phát triển nên du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Năm 2019, quốc gia này đã đón hơn 31,9 triệu lượt khách quốc tế với doanh thu từ du lịch quốc tế khoảng 131,2 tỉ USD.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

4.6

86 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%