Giải sgk Lịch Sử 9 CTST Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông
72 người thi tuần này 4.6 336 lượt thi 6 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 31 (có đáp án) Miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (Phần 2)
Bộ 3 đề thi học kì 2 Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Bộ 3 đề thi học kì 2 Lịch sử 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 32 (có đáp án) Miền Bắc vừa sản xuất vừa làm nghĩa vụ hậu phương (Phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 30 (có đáp án): Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 34 (có đáp án) Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (Phần 2)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
- Cơ sở liwchj sử và pháp lí:
+ Nhiều tư liệu hiện vật, chữ viết, truyền miệng,... của Việt Nam và thế giới đã cung cấp chứng cứ lịch sử về các hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo liên tục của dân tộc trên Biển Đông qua các thời kì lịch sử.
+ Nhiều văn bản luật pháp quốc tế đã cung cấp những chứng cứ pháp lí quan trọng khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.
- Vai trò chiến lược của biển đảo Việt Nam:
+ Là tuyến phòng thủ của đất nước.
+ Cung cấp tài nguyên phát triển tiềm lực đất nước.
- Hành động cụ thể:
+ Tích cực, chủ động tìm hiểu các tư liệu lịch sử, pháp luật Việt Nam,… để có nhận thức đúng đắn về vấn đề về chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.
+ Quan tâm, theo dõi đến đến đời sống chính trị - xã hội của đất nước cũng như nơi mình sinh sống.
+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam; những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc
+ Tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào bảo vệ chủ quyền biển đảo.
+ …
Lời giải
Yêu cầu số 1: Cơ sở lịch sử và pháp lí về chủ quyền biển, đảo Việt Nam
♦ Cơ sở lịch sử: Chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với biển đảo được thể hiện qua các chứng cứ khảo cổ học, các di tích, các văn bản lịch sử, bản đồ và quá trình Nhà nước liên tục thực thi chức năng quản lí, bảo vệ đối với vùng biển, dảo thuộc sở hữu của Việt Nam ở Biển Đông.
+ Một khối lượng đồ sộ các văn bản lịch sử, bản đồ do người Việt và người nước ngoài biên soạn trong các thế kỉ XVI – XIX đã xác định quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc Việt Nam nằm ở ngoài khơi vùng biển miền Trung ngày nay.
+ Những chứng cứ lịch sử đã chứng minh Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Quá trình thực thi chủ quyền được thực hiện một cách liên tục từ thời các chúa Nguyễn (thế kỉ XVII), được tiếp nối bởi nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, chính quyền thực dân Pháp, Chính quyền Sài Gòn và ngày nay là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
♦ Cơ sở pháp lí:
- Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các quốc gia ven biển có 5 vùng biển là: nội thuỷ, lanh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam là quốc gia ven biển có đặc điểm địa lí phù hợp cho việc yêu sách cả 5 vùng biển nêu trên.
- Việt Nam cũng dã ban hành nhiều văn bản pháp luật khẳng dịnh chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển và các đảo, quần đảo ở Biển Đông. Ví dụ như:
+ Năm 1977, Việt Nam tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
+ Năm 1982, tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa.
+ Từ khi phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (năm 1994), Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển đảo, như: Luật Biên giới quốc gia, Luật Biển Việt Nam, Luật Hàng hải Việt Nam, Luật Cảnh sát Biển Việt Nam, ...
Yêu cầu số 2: Quá trình thực thi chủ quyền được thực hiện một cách liên tục từ thời các chúa Nguyễn (thế kỉ XVII), được tiếp nối bởi nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, chính quyền thực dân Pháp, Chính quyền Sài Gòn và ngày nay là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể:
+ Trước năm 1884: Nhà nước phong kiến Việt Nam xác lập chủ quyền và thực hiện quản lí hành chính. Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải chịu trách nhiệm trực tiếp quản lí, bảo vệ, khai thác quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
+ Từ 1884 – 1975: Chính quyền thực dân Pháp, Chính quyền Sái Gòn tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lí hành chính và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, quần đáo Trường Sa.
+ Từ 1975 – nay: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền quản lí hành chính và đấu tranh về pháp lí, ngoại giao để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa theo đúng các quy định của luật pháp quốc tế.
Lời giải
♦ Biển Đông là tuyến phòng thủ của đất nước
- Biển đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, đóng vai trò trọng yếu trong công cuộc bảo vệ sự toàn vẹn đất nước.
- Hệ thống các đảo, cụm đảo trải đều trên Biển Đông của Việt Nam có ý nghĩa lớn trong triển khai phòng thủ, bảo vệ đất liền và kiểm soát vùng biển, vùng trời trên biển của quốc gia. Đây là những căn cứ tiền tiêu trên tuyến phòng thủ hướng đông bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng như thực hiện các nhiệm vụ quốc tế về cứu hộ, cứu nạn trên biển.
♦ Cung cấp tài nguyên phát triển tiềm lực đất nước
- Vùng biển và thềm lục địa rộng lớn của Việt Nam chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Các đảo, quần đảo cũng nằm ở vị trí án ngữ nhiều trục giao thông huyết mạch trên biển và có nguồn lợi về tài nguyên phát triển kinh tế biển đầy tiềm năng. Đây là cơ sở để đất nước nâng cao tiểm lực quốc gia, phục vụ hoạt động khẳng định, bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân.
- Phát triển toàn diện, bền vững các ngành kinh tế biển (khai thác, nuôi trồng hải sản; du lịch và dịch vụ biển; khai thác khoáng sản biển; giao thông vận tải biển ;... ) là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước, góp phần khẳng định, bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Lời giải
Xuất xứ |
Tên tư liệu/ Bản đồ |
Thời gian, tác giả |
Nội dung chủ yếu |
Tư liệu thành văn |
Đại Việt sử kí toàn thư |
Thế kỉ XV, Ngô Sĩ Liên |
Ghi chép tường tận về cương vực, lãnh thổ và hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của các triều đại quân chủ Việt Nam ở khu vực Biển Đông, đặc biệt ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. |
Dư địa chí |
Thế kỉ XV, Nguyễn Trãi |
||
Phủ biên tạp lục |
Thế kỉ XVIII, Lê Quý Đôn |
||
Lịch triều hiến chương loại chí |
Thế kỉ XIX, Phan Huy Chú |
||
Đại Nam nhất thống chí |
Thế kỉ XIX, Quốc sử quán triều Nguyễn |
||
Châu bản |
Thế kỉ XIX, triều Nguyễn |
||
Nhật kí hành trình |
1885, P.Poa-vơ-gơ |
||
Bản đồ |
Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư |
Thế kỉ XVII, nhà Lê |
Thể hiện rõ hình thể và vị trí của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc vùng biển của Việt Nam |
Đại Nam nhất thống toàn đồ |
1838, nhà Nguyễn |
||
Vương quốc An Nam |
Thế kỉ XVII, Bồ Đào Nha |
||
Bản đồ Đông Dương |
1808, Anh |
||
Át-lát Bruc-xen |
1827, Bỉ |
Lời giải
- Vai trò chiến lược của biển đảo Việt Nam:
+ Là tuyến phòng thủ của đất nước.
+ Cung cấp tài nguyên phát triển tiềm lực đất nước.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
67 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%