Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Chương trình khác
Môn học
5.6 K lượt thi 12 câu hỏi 45 phút
Câu 1:
Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập ?
A.Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
C. Hiệp ước Hác - măng (1883)
D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)
Câu 2:
Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), thực dân Pháp có dã tâm gì?
A. Xâm chiếm toàn bộ Việt Nam
B. Cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.
C. Tăng viện binh từ Pháp sang để chiếm toàn Hà Nội.
D. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.
Câu 3:
Vì sao phong trào Cần vương thất bại?
A. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ.
B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.
C. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh.
D. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.
Câu 4:
Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?
A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại.
B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại.
C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.
D. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Câu 5:
Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?
A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân sĩ phu.
B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.
C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.
Câu 6:
Đề Thám trở thành chỉ huy tối cao của phong trào nông dân Yên Thế từ khi nào?
A. 1884
B. 4/1892
C. 1893
D. 1897
Câu 7:
Ở Nam Kỳ, sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp có đồng bào dân tộc nào?
A. Mường, Thái
B. Khơ-me, Mông
C. Thượng, Khơ-me, X-tiêng.
D. Thượng, X-tiêng, Thái.
Câu 8:
Nội dung nào không phải là nguyên nhân nào dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?
A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập
B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp
C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến
D. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước
Câu 9:
“Bộ máy chính quyền từ Trung Ương đến địa phương mục ruỗng, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa dân tộc ngày càng gay gắt.” Đó là tình hình Việt Nam vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XVIII
B. Đầu thế kỉ XIX
C. Giữa thế kỉ XIX
D. Cuối thế kỉ XIX
Câu 10:
Trước tình hình đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đề nghị gì với nhà nước phong kiến?
A. Đổi mới công việc nội trị.
B. Đổi mới nền kinh tế văn hóa.
C. Đổi mới tất cả các mặt.
D. Đổi mới chính sách đối ngoại.
Câu 11:
Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, kết quả và ý nghĩa của các đề nghị cải cách?
Câu 12:
Nêu những nội dung chính trong đề nghị cải cách của các sĩ phu, quan lại yêu nước Việt Nam giữa thế kỉ XIX.
4 Đánh giá
75%
25%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com