Danh sách câu hỏi

Có 27,889 câu hỏi trên 558 trang
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời... Thế rồi, khi đã ghép đời Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chăm lo. Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi đau của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách. Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn. Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn kí tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng, vò nát sách mà mắng mình như một thằng khốn nạn... Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt phèo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có... Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì mà nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt? (Hà Minh Đức sưu tầm và giới thiệu, Nam Cao – Tác phẩm, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1977, tr. 68 – 69) Tóm tắt nội dung đoạn trích. Đối với bạn, việc tóm tắt này dễ hay khó? Vì sao?
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Vợ nhặt” đã sáng tạo một tình huống độc đáo để bộc lộ đời sống tinh thần của những người cùng đinh ở thời điểm trước Cách mạng tháng Tám. [..] Người ta nói ở vào bước đường cùng, con người dễ sinh liều lĩnh. Hành động nhân chuyện đùa mà làm thật của cô gái để xin ăn và theo không anh Tràng là một việc liều lĩnh. Khi chấp nhận cho cô gái theo về, thoạt đầu Tràng cũng chợn, nhưng anh chậc lưỡi, đánh liều. Bởi đúng như bà cụ Tứ nghĩ: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Hai cái liều gặp nhau, tạo thành một gia đình thời tạo loạn. Cái liều còn đẩy họ đi xa hơn. Ở đoạn cuối tác phẩm, khi nghe tiếng trống thúc thuế, người con dâu nói: “Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy”. Còn Tràng nghe nói vậy thì vụt nhớ “cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp... Nghĩ đến xe thóc của Liên đoàn, Tràng tự dưng “thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu”. [...] Tác giả đã khắc hoạ sắc nét trạng thái tâm lí người lao động bị dồn ép đến chân tường và sẵn sàng tham gia vào biến cố xã hội. Đó là không khí chân thực trước cuộc khởi nghĩa. (Theo Trần Đình Sử, Đọc văn học văn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001, tr. 303 – 304) Nội dung trọng tâm của đoạn trích là gì?