Danh sách câu hỏi
Có 23,312 câu hỏi trên 467 trang
Đọc đoạn thông tin dưới đây và thực hiện các yêu cầu.
Biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn dự báo ở Đồng bằng sông Cửu Long gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân. Theo báo cáo đánh giá của Uỷ ban Quốc gia về biến đổi khí hậu, nguy cơ ngập do nước biển dâng có thể gia tăng bởi tác động của nhiều yếu tố khác như nâng, hạ nền địa chất, thuỷ triều,...
Trong giai đoạn 2010 – 2021, trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố của Đồng bằng sông Cửu Long xảy ra 562 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển, với tổng chiều dài 786 km, đó có 40 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, đe doạ đến tính mạng, tài sản của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn các công trình phòng, chống thiên tai.
Dự báo đến năm 2100, biến đổi khí hậu có thể làm mực nước biển tăng thêm 1m, dẫn đến một số tỉnh, thành phố của Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập sâu như Hậu Giang ngập hơn 60% diện tích, Kiên Giang gần 76%, Cà Mau gần 80%,...
(Nguồn: dangcongsan.vn, 2021)
1. Nêu tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Dựa vào hiểu biết của bản thân và thông tin thu thập, nêu tên một số giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Đọc đoạn thông tin dưới đây và thực hiện các yêu cầu.
Biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn dự báo ở Đồng bằng sông Cửu Long gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân. Theo báo cáo đánh giá của Uỷ ban Quốc gia về biến đổi khí hậu, nguy cơ ngập do nước biển dâng có thể gia tăng bởi tác động của nhiều yếu tố khác như nâng, hạ nền địa chất, thuỷ triều,...
Trong giai đoạn 2010 – 2021, trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố của Đồng bằng sông Cửu Long xảy ra 562 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển, với tổng chiều dài 786 km, đó có 40 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, đe doạ đến tính mạng, tài sản của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn các công trình phòng, chống thiên tai.
Dự báo đến năm 2100, biến đổi khí hậu có thể làm mực nước biển tăng thêm 1m, dẫn đến một số tỉnh, thành phố của Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập sâu như Hậu Giang ngập hơn 60% diện tích, Kiên Giang gần 76%, Cà Mau gần 80%,...
(Nguồn: dangcongsan.vn, 2021)
1. Nêu tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Dựa vào hiểu biết của bản thân và thông tin thu thập, nêu tên một số giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp cho sẵn vào chỗ trống (......) để hoàn thành đoạn thông tin về hướng sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.
kinh tế liên hoàn công nghiệp chế biến sản xuất nông nghiệp mô hình
chịu phèn hệ thống thuỷ lợi bền vững trồng và bảo vệ rừng
Để sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, vùng xây dựng mới và hiện đại hoá ............. nhằm phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của người dân. Các hoạt động khai thác lợi ích kinh tế từ rừng theo hướng ..............., áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ môi trường cần được kết hợp với các .............. nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Đồng thời bảo vệ và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên và các vùng đất ngập nước quan trọng, bảo vệ bờ biển, hạn chế gió, sóng biển. Vùng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân ............... Đối với vùng biển, vùng tập trung phát triển .................. kết hợp giữa biển với đảo, quần đảo và đất liền.
Xác định thông tin đúng hoặc sai bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng thể hiện thế mạnh, hạn chế về tự nhiên đối với phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Thông tin
Đúng
Sai
1. Địa hình thấp và bằng phẳng với độ cao trung bình từ 2 – 4 m so với mực nước biển, tạo thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng cơ sở hạ tầng.
2. Khí hậu có sự phân hoá theo 4 mùa, mùa khô gây thiếu nước ngọt và hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
3. Vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, tạo thuận lợi cho giao thông cũng như cải tạo môi trường.
4. Thực vật chủ yếu là rừng trên núi đá vôi, tạo thuận lợi cho du lịch, có vai trò quan trọng về sinh thái, môi trường.
5. Khoáng sản chủ yếu là đá vôi, than bùn.... tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng.
Xác định thông tin đúng hoặc sai bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng thể hiện thế mạnh, hạn chế về tự nhiên đối với phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Thông tin
Đúng
Sai
1. Địa hình thấp và bằng phẳng với độ cao trung bình từ 2 – 4 m so với mực nước biển, tạo thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng cơ sở hạ tầng.
2. Khí hậu có sự phân hoá theo 4 mùa, mùa khô gây thiếu nước ngọt và hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
3. Vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, tạo thuận lợi cho giao thông cũng như cải tạo môi trường.
4. Thực vật chủ yếu là rừng trên núi đá vôi, tạo thuận lợi cho du lịch, có vai trò quan trọng về sinh thái, môi trường.
5. Khoáng sản chủ yếu là đá vôi, than bùn.... tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng.
Đọc đoạn thông tin dưới đây và thực hiện các yêu cầu.
Để vùng Đông Nam Bộ phát triển đột phá, xứng tầm với tiềm năng, thế mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ các thách thức, cụ thể: cơ chế, chính sách còn hạn hẹp; kết nối hạ tầng chưa đầy đủ, toàn diện; nguồn lực chủ yếu dựa vào nhà nước; khoa học – công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa ngang tầm vai trò, vị trí và lợi thế của vùng;... Trong đó, thách thức lớn nhất của vùng là phát triển chưa bền vững, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, phân hoá giàu nghèo và vấn đề an sinh xã hội.
Vì vậy, quy hoạch vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2021 – 2030 đã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp, dịch vụ hiện đại trở thành các động lực tăng trưởng mới như công nghiệp bán dẫn, sản xuất chíp, dịch vụ tài chính; hình thành và phát triển các mô hình kinh tế mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông và ngập úng.
(Nguồn: baochinhphuvn, 2023)
1. Nêu những vấn đề cần quan tâm giải quyết trong phát triển vùng Đông Nam Bộ.
2. Cho biết mô hình tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Bộ được đề cập trong đoạn thông tin.
3. Chọn một mô hình tăng trưởng, thu thập thông tin và giải thích tại sao mô hình tăng trưởng đó góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở vùng Đông Nam Bộ.
Đọc đoạn thông tin dưới đây, tìm hiểu thêm nguồn tài liệu tham khảo và thực hiện các yêu cầu.
Trong nhiều năm qua, các cấp chính quyền các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam Bộ đã chủ trương thu hút đầu tư có chọn lọc. Nhà đầu tư phải mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường. Các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam Bộ phải chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính và có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lí, hiệu quả, bền vững. Ngoài ra, vùng tập trung kiểm soát mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.
(Nguồn: Isvn.vn, 2017)
1. Cho biết các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam Bộ đã có chính sách như thế nào để vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường.
2. Tìm hiểu và nêu những ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư gắn với bảo vệ môi trường ở một tỉnh, thành phố của vùng Đông Nam Bộ.
3. Tìm hiểu và trình bày một số yêu cầu về bảo vệ môi trường khi thu hút nhà đầu tư ở một tỉnh, thành phố của vùng Đông Nam Bộ.
Đọc đoạn thông tin dưới đây và thực hiện các yêu cầu.
Vùng Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng và đối ngoại của cả nước. Phát triển kinh tế – xã hội Tây Nguyên là cơ sở để giữ vững an ninh quốc phòng khu vực biên giới; ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tạo điều kiện bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng, nhất là rừng đầu nguồn và đa dạng sinh học, đảm bảo an ninh môi trường; an ninh nguồn nước. Phát triển kinh tế – xã hội ở Tây Nguyên vững mạnh góp phần giữ gìn hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước láng giềng, tăng cường kết nối với các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mê Công, nhất là trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng, khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia và các nước ASEAN.
Phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và là nhiệm vụ quan trọng của cả nước, trước hết là của các địa phương trong vùng. Xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên phải kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với văn hoá, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an ninh quốc phòng và tăng cường công tác đối ngoại; lấy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội làm nền tảng cho việc giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định chính trị – xã hội.
(Nguồn: tulieuvankien.dangcongsan.vn, 2022)
1. Từ đoạn thông tin trên và hiểu biết của bản thân, chứng minh Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng và đối ngoại của cả nước.
2. Cho biết việc phát triển kinh tế – xã hội có ý nghĩa như thế nào đối với an ninh quốc phòng ở Tây Nguyên.
Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp cho sẵn vào chỗ trống (......) để hoàn thành đoạn thông tin về du lịch ở Tây Nguyên.
cao nguyên mùa khô giá trị văn hoá du lịch sinh thái
nghèo nàn chưa đồng bộ du lịch văn hoá di sản
Vi trí thành phần dân tộc đa dạng mùa mưa
Tây Nguyên có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch. ................. đặc biệt của Tây Nguyên tạo điều kiện thuận lợi để kết nối du lịch với nhiều vùng trong nước và quốc tế. Tài nguyên du lịch của Tây Nguyên ................ . Khí hậu mát mẻ, cảnh quan đẹp trên các .................., nhiều suối, hồ, ghềnh thác, vườn quốc gia,... tạo nét hấp dẫn du lịch, thuận lợi cho vùng phát triển .............. . Tây Nguyên có nhiều di tích lịch sử, nhiều .............. với các .............
đặc sắc, là cơ sở phát triển ................, du lịch cộng đồng trong vùng. Đặc biệt, Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên và Công viên Địa chất Đắk Nông là những ............. đã được UNESCO ghi danh.
Tuy nhiên, ................. kéo dài, mạng lưới giao thông ................ gây khó khăn cho phát triển du lịch của vùng.
Đọc đoạn thông tin dưới đây và thực hiện các yêu cầu.
Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có diện tích khoảng 9,97 km, cách đất liền 15 hải lí. Lý Sơn nằm trên con đường biển từ Bắc vào Nam và ở vị trí cửa ngõ của Khu kinh tế Dung Quất. Đây là huyện đảo tiền tiêu của đất nước, có vai trò bảo đảm an ninh chủ quyền quốc gia trên biển, đồng thời có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên, di tích lịch sử – văn hoá,...
Huyện đảo Lý Sơn tập trung đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử – văn hoá công trình, sản phẩm du lịch như Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, khôi phục và trưng bày bộ xương cá Ông Lăng Tân,... Các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch diễn ra với nhiều sự kiện lớn được tổ chức trên đảo như giải marathon, dù lượn, bóng chuyền trên bãi biển, đua thuyền tứ linh,... thu hút đông đảo khách du lịch.
Ngành du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, là nền tảng đưa huyện đảo Lý Sơn trở thành trung tâm du lịch biển, đảo của nước ta. Sự phát triển nhanh chóng của du lịch biển, đảo giúp tốc độ tăng trưởng du lịch ở huyện Lý Sơn trong giai đoạn 2017 – 2020 đạt 23,31%; tỉ trọng ngành du lịch chiếm gần 50% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện, tác động đáng kể đến sự phát triển kinh tế – xã hội.
(Nguồn: nhandan.vn, 2022)
1. Từ đoạn thông tin trên và hiểu biết của bản thân, hãy cho biết những tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch văn hoá của huyện đảo Lý Sơn.
2.Viết một đoạn văn ngắn trình bày ý nghĩa của phát triển du lịch ở huyện đảo Lý Sơn đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở nước ta.
3. Nêu một số hoạt động mà em có thể thực hiện để góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
4. Các huyện đảo thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Hoàng Sa, Phú Quốc, Côn Đảo, Lý Sơn.
B. Hoàng Sa, Trường Sa, Lý Sơn, Phú Quý.
C. Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quý, Phú Quốc.
D. Lý Sơn, Cồn Cỏ, Trường Sa, Côn Đảo.