Danh sách câu hỏi

Có 22,399 câu hỏi trên 448 trang
Đọc các trường hợp sau và cho biết cách thực hiện một số kĩ năng phòng, tránh xâm hại − Trường hợp 1: Về quê, Tin được sắp xếp ngủ cùng phòng với anh họ. Khi ngủ, anh thường ôm Tin khiến Tin khó chịu. Anh cũng hay rủ Tin tắm chung. Anh nói với Tin; "Đây là bí mật của anh và em. Em không được kể với ai!" Tin cảm thấy lo lắng nên đã báo với bố. Bổ dặn Tin:”Có những bí mật tốt và bí mật xấu. Khi có ai đó bắt con giữ bí mật khiến con lo lắng, con hãy kể lại cho bố mẹ hoặc người lớn đáng tin cậy biết ngay nhé!” − Trường hợp 2: Na đang đứng trước cổng trường để đợi bố đến đón. Chợt một người đàn ông lạ mặt đi xe máy đến nói với Na: “Bố cháu bận nên nhờ chú chở cháu về nhà”. Na liền từ chối: “Cảm ơn chú. Nhưng cháu không biết chú nên cháu sẽ nhờ cô giáo gọi cho bố". Nói xong, Na chạy vào trong trường, đến phòng giáo viên kể cho cô giáo chủ nhiệm về sự việc vừa xảy ra. − Trường hợp 3: Cốm về lên giấy hình bàn tay và viết vào 5 ngón tay tên 5 người lớn đáng tin cậy có thể giúp Cốm khi gặp nguy hiểm. Ở giữa bàn tay, Cốm viết số điện thoại của bố, mẹ, thầy chủ nhiệm, địa chỉ nhà Cốm và số đường dây nóng hỗ trợ trẻ em. Cốm tự nhủ sẽ luôn mang theo tờ cẩm nang này để bảo vệ bản thân.
Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu Thông tin 1 Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục; không bị bóc lột sức lao động; không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt và được bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. (Theo Điều 21, 25, 26, 27, 28, Chương II, Luật Trẻ em năm 2016) Thông tin 2 Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến xâm hại trẻ em gồm: 2) Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; 3) Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em; 7) Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền; 11) Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em. (Theo Điều 6, Chương I, Luật Trẻ em năm 2016) Thông tin 3 Tuỳ theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, người thực hiện hành vi xâm hại trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lí hình sự. Trong đó, người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể chịu mức án cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.  (Theo Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30 /12/2021 của Chính phủ và Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 Thông tin 4 Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em. Cơ quan lao động – thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tổ giác đó. Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em, (Theo Điều 51, Chương IV, Luật Trẻ em năm 2016) Nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.
Xử lí tình huống • Tình huống 1: Na luôn xây dựng kế hoạch cá nhân hằng tuần chi tiết và nghiêm túc thực hiện. Khi kiểm tra và phát hiện mình chưa thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra, Na tìm cách điều chỉnh sao cho hợp lí. Thế nhưng, em gái Na luôn làm việc không theo kế hoạch. Na góp ý thì em Na nói: “Việc khó mới cần kế hoạch, còn việc hằng ngày không cần”. Nếu là Na, em sẽ giải thích như thế nào để em gái thấy được lợi ích của việc lập và thực hiện kế hoạch cá nhân? • Tình huống 2: Cốm, Na, Bin và Tin cùng nhau lập kế hoạch tập luyện tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Ban đầu, cả nhóm tập rất chăm chỉ nhưng sau một tuần, Bin tỏ ra chán nản, thường xuyên đi muộn trong các buổi tập khiến kế hoạch của nhóm có nguy cơ không thực hiện được. Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ làm gì? • Tình huống 3: Chiều thứ Bảy được nghỉ học, Bin sang nhà Tin để rủ Tin đi đá bóng. Sang đến nơi, thấy Tin đang đọc sách, Bin trệu: “Cậu muốn trở thành mọt sách à? Học cả tuần rồi, thứ Bảy phải nghỉ ngơi, thư giãn chứ?”. Tin ôn tồn bảo: “Trong kế hoạch của mình, chiều nay là giờ tự học, học xong mình mới đi chơi”. Bin cố gắng thuyết phục bạn đi đá bóng nhưng Tin vẫn kiên quyết từ chối. Cuối cùng, Bin giận dỗi bỏ về. Nếu là Bin, em sẽ làm gì?
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi BÁC TẬP CHO CHÚNG TÔI CÓ KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG Hồi ở Pác Bó, sáng ra Bác Hồ thường bố trí công việc cho chúng tôi làm. Ai không có việc thì được Bác tìm việc cho. Ai đã sắp xếp được công việc trong ngày, Bác thấy vui dù việc làm rất nhỏ. Bác thường hỏi từng người: – Hôm nay chủ định làm gì? – Thưa Bác, và áo ạ! – Được. Còn chú kia? – Thưa Bác, nghiên cứu tài liệu ạ! – Được. Còn chú này chưa có việc gì à? Sách này hay đấy, chú đọc đi! Tôi cũng như các anh em khác thường được Bác chăm lo như vậy. Đặc biệt là khi chúng tôi nghiên cứu tài liệu, Bác thường hướng dẫn rất chu đáo, giúp chúng tôi quen dần vào nền nếp. Đối với anh chị em phục vụ, Bác cũng ân cần chỉ bảo. Tôi nhớ có lần Bác nói với chị Trưng người Cao Bằng: – Nấu cơm rửa bát cũng phải có trật tự, có kế hoạch cụ thể. Trước khi nấu cơm phải kiếm củi rồi mới đổ gạo vào nồi vo, rồi nhóm lửa và chạy đi lấy lá dợi cơm cạn dậy vào. Chứ vo gạo rồi mới chạy đi kiếm củi thì thật là vô lí. Bác thường nhắc cán bộ phải luôn làm việc đúng giờ và không nên lãng phí thời gian. Việc nhắc nhở thường xuyên của Bác rèn luyện cho mọi người thói quen sắp xếp công việc hằng ngày, làm việc có kế hoạch, tránh sự tuỳ tiện và nhất là tránh nhàn rỗi. (Theo 120 câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Thanh niên, 2010) – Trong câu chuyện trên, Bác thường nhắc nhở anh chị phục vụ và cán bộ điều gì? – Lời nhắc nhở thường xuyên của Bác có tác dụng gì? – Theo em, vì sao phải lập và thực hiện kế hoạch cá nhân?