Danh sách câu hỏi

Có 22,399 câu hỏi trên 448 trang
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi Thông tin 1 Giờ Trái Đất là một sáng kiến do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên khởi xướng nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên toàn thế giới. Việt Nam chính thức tham gia Giờ Trái Đất từ năm 2009 với khẩu hiệu Tắt đèn bật tương lai. Chiến dịch Giờ Trái Đất khuyến khích các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt các thiết bị điện không ảnh hưởng đến sinh hoạt trong 60 phút, từ 20 giờ 30 đến 21 giờ 30 ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng Ba hằng năm. Mỗi năm, Giờ Trái Đất lại đưa ra một thông điệp khác nhau, song cùng chung một ý nghĩa là bảo vệ và gìn giữ Trái Đất xanh hơn. Năm 2023, chiến dịch Giờ Trái Đất tại Việt Nam đánh dấu hành trình 15 năm kết nối và lan tỏa. Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, sau 60 phút tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái Đất, cả nước đã tiết kiệm được sản lượng điện tương đương số tiền khoảng 555,6 triệu đồng. (Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2023) Thông tin 2 Ngày Trái Đất là ngày vận động mọi người nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường sống. Ngày Trái Đất được đề xuất lần đầu ở Mỹ năm 1970, năm 2009 đã được Liên hợp quốc công nhận, tổ chức vào ngày 22 tháng 4 hằng năm, nhằm khuyến khích các phong trào hoạt động bảo vệ môi trường trên toàn thế giới, ngăn chặn các thảm họa đang xảy ra thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu và tàn phá môi trường. Các hoạt động thường được tổ chức trong Ngày Trái Đất như tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường sống, trồng cây xanh, thu gom rác thải,... Hiện nay, Ngày Trái Đất không chỉ là một sự kiện quốc gia mà đã trở thành sự kiện toàn cầu, diễn ra không chỉ trong một ngày, mà cả tuần. (Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường, 2022) – Ý nghĩa của Giờ Trái Đất, Ngày Trái Đất là gì? – Em có thể hưởng ứng Giờ Trái Đất và Ngày Trái Đất bằng những việc làm nào?
Đọc thư và trả lời câu hỏi THƯ GỬI NGƯỜI LÍNH CỨU HOẢ Chủ lính cứu hoả Ô-xtrây-li-a (Australia) kính mến! Hình ảnh chủ tận tình cho gấu Koala uống nước thực sự gây ấn tượng với nhiều người, trong đó có cháu. Là người trực tiếp tham gia chữa cháy, chắc hẳn chủ rõ nhất hậu quả mà trận cháy rừng vừa qua ở Ô-xtrây-li-a gây ra: hàng chục triệu héc ta rừng bị thiêu rụi, hàng nghìn ngôi nhà bị phá huỷ, khoảng một tỉ có thể động vật chết, một vài loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và đau lòng nhất là hơn 30 người thiệt mạng. Thật đáng e ngại khi thời gian gần đây những vụ cháy rừng lớn còn có chiều hướng gia tăng, mà tiêu biểu là thảm họa cháy rừng nhiệt đới A-ma-zôn (Amazon) vào năm 2019. Ở Việt Nam, trong năm qua cũng có những vụ cháy rừng lớn làm tiêu tốn không biết bao nhiêu sức người, sức của. Những mùa nắng nóng kéo dài bất thường, xuất phát từ biến đổi khí hậu do ô nhiễm môi trường là một trong các nguyên nhân lớn dẫn đến cháy rừng. Những thảm họa thiên nhiên vừa qua chính là hồi chuông cảnh tỉnh để mọi người quan tâm hơn đến việc bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của con người và những sinh vật trên Trái Đất, hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Xin chúc những người lính cứu hoả không còn phải đối mặt với những cuộc chiến không cân sức với thần lửa như vừa qua. Cháu chào chú ạ! (Theo bài viết mẫu, Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông) – Nguyên nhân dẫn đến cháy rừng được nhắc đến trong thư là gì? – Cháy rừng dẫn đến những hậu quả gì? – Theo em, vì sao phải bảo vệ môi trường sống?
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH Ngày xưa, ở vương quốc Đa-ghét-xtan (Dagestan) có một ông vua nổi tiếng bạo ngược. Dưới triều đại ông ta, nhân dân hết sức lầm than. Thế rồi khắp nơi nơi bỗng truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. Rồi một ngày, bài hát lọt đến tai vua. Vị vua ra lệnh tìm cho được tác giả bài hát để xử tội. Truy tìm không ra, vị vua ra lệnh tống giam tất cả nhà thơ và nghệ nhân hát rong cả nước. Sau đó, nhà vua ra lệnh họ phải hát cho vua nghe một bài hát do chính mình sáng tác ca ngợi nhà vua. Tất cả đều cố gắng hoàn thành, riêng có ba nhà thơ kiên quyết im lặng không chịu hát. Họ bị tống giam vào ngục. Ba tháng sau, vị vua giải ba người ra và cho thêm cơ hội. Một trong ba nhà thơ đã hát ca ngợi vị vua, thế là được thả ra. Giàn hoả thiêu xuất hiện, một trong hai nhà thơ còn lại cất tiếng hát. Riêng người cuối cùng vẫn im lặng. Vị vua ra lệnh: “Trói hắn và thiêu chết!”. Cuối cùng, nhà thơ cũng cất vang tiếng hát. Đó là lời hát phơi bày sự thật về nỗi thống khổ của người dân, phê phán thói xấu của nhà vua,... Tiếng hát vang lên, cả hoàng cung rung động cùng với ngọn lửa bừng bừng bốc cháy như giận dữ. Nhà vua bất ngờ thét lên:”Dập tắt lửa! Ta không thể mất nhà thơ chân chính độc nhất của đất nước này”. (Theo Tiếng Việt 4, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2020) – Nhà thơ cuối cùng trong câu chuyện đã bảo vệ cái đúng, cái tốt như thế nào? Hành động đó đã mang lại điều gì? – Vì sao chúng ta cần bảo vệ cái đúng, cái tốt?