Danh sách câu hỏi

Có 648 câu hỏi trên 13 trang
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi. Thông tin 1 Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến xâm hại trẻ em gồm: – Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; – Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em; – Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền; – Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em. (Theo Điều 6, Chương I, Luật Trẻ em năm 2016) Thông tin 2 Tuỳ theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, người thực hiện hành vi xâm hại trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lí hình sự. Trong đó, người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể chịu mức án cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình. (Theo Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30 /12/2021 của Chính phủ và Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017) Thông tin 3 Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em. Cơ quan lao động – thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tố giác đó. Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em. (Theo Điều 51, Chương IV, Luật Trẻ em năm 2016) – Các tội phạm xâm hại trẻ em được pháp luật nước ta xử lí như thế nào? – Ai có trách nhiệm tố giác hành vi xâm hại trẻ em? – Pháp luật quy định những điều gì để phòng, tránh xâm hại trẻ em?
Xử lí tình huống • Tình huống 1: Na luôn xây dựng kế hoạch cá nhân hằng tuần chi tiết và nghiêm túc thực hiện. Khi kiểm tra và phát hiện mình chưa thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra, Na tìm cách điều chỉnh sao cho hợp lí. Thế nhưng, em gái Na luôn làm việc không theo kế hoạch. Na góp ý thì em Na nói: “Việc khó mới cần kế hoạch, còn việc hằng ngày không cần”. Nếu là Na, em sẽ giải thích như thế nào để em gái thấy được lợi ích của việc lập và thực hiện kế hoạch cá nhân? • Tình huống 2: Cốm, Na, Bin và Tin cùng nhau lập kế hoạch tập luyện tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Ban đầu, cả nhóm tập rất chăm chỉ nhưng sau một tuần, Bin tỏ ra chán nản, thường xuyên đi muộn trong các buổi tập khiến kế hoạch của nhóm có nguy cơ không thực hiện được. Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ làm gì? • Tình huống 3: Chiều thứ Bảy được nghỉ học, Bin sang nhà Tin để rủ Tin đi đá bóng. Sang đến nơi, thấy Tin đang đọc sách, Bin trêu: “Cậu muốn trở thành mọt sách à? Học cả tuần rồi, thứ Bảy phải nghỉ ngơi, thư giãn chứ?”. Tin ôn tồn bảo: “Trong kế hoạch của mình, chiều nay là giờ tự học, học xong mình mới đi chơi”. Bin cố gắng thuyết phục bạn đi đá đóng nhưng Tin vẫn kiên quyết từ chối. Cuối cùng, Bin giận dỗi bỏ về. Nếu là Bin, em sẽ làm gì?
Đọc lá thư sau và trả lời câu hỏi: Mến gửi Trái Đất! Cậu Trái Đất ơi! Chúng tớ nhận thấy khói bụi trên các tuyến đường, việc xả rác bừa bãi tại các nơi công cộng và nước thải từ các nhà máy,... đã khiến cho cậu bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Chúng tớ cảm thấy mình phải có trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ và giữ gìn màu xanh của cậu – màu của sự sống trên quả địa cầu này. Cậu biết không, Cậu biết không, khu phố của chúng tớ đã phát động chiến dịch bảo vệ môi trường sống. Bên cạnh việc tham gia tuyên truyền về vai trò và trách nhiệm bảo vệ môi trường đến mọi người, chúng tớ còn giúp bác tổ trưởng dân phố và một số bác trong đội bảo vệ môi trường treo biển cấm xả rác, khẩu hiệu bảo vệ môi trường tại những nơi đông người qua lại. Mọi người trong khu dân cư của chúng tớ đều tích cực tham gia và có những hành động thiết thực bảo vệ môi trường như: vệ sinh sạch sẽ nhà ở, phân loại và để rác đúng nơi quy định. Thứ Bảy hằng tuần, mọi người trong khu dân cư đều cùng nhau dọn dẹp đường phố, vỉa hè. Từ ngày phát động phong trào bảo vệ môi trường, các tuyến đường trong khu dân cư đều sạch sẽ, không có rác thải. Thật tuyệt, đúng không nào? Chúng tớ hi vọng rằng ở bất cứ đâu, mọi người cũng có ý thức bảo vệ môi trường để luôn gìn giữ màu xanh của cậu.  Những người bạn luôn bảo vệ cậu. Tin, Cốm, Bin và Na - Các nhân vật trong bức thư trên đã làm gì để bảo vệ môi trường sống? - Là học sinh lớp 5, em có thể làm gì để bảo vệ môi trường sống?
Đọc lá thư sau và trả lời câu hỏi: Mến gửi Trái Đất! Cậu Trái Đất ơi! Chúng tớ nhận thấy khói bụi trên các tuyến đường, việc xả rác bừa bãi tại các nơi công cộng và nước thải từ các nhà máy,... đã khiến cho cậu bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Chúng tớ cảm thấy mình phải có trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ và giữ gìn màu xanh của cậu – màu của sự sống trên quả địa cầu này. Cậu biết không, Cậu biết không, khu phố của chúng tớ đã phát động chiến dịch bảo vệ môi trường sống. Bên cạnh việc tham gia tuyên truyền về vai trò và trách nhiệm bảo vệ môi trường đến mọi người, chúng tớ còn giúp bác tổ trưởng dân phố và một số bác trong đội bảo vệ môi trường treo biển cấm xả rác, khẩu hiệu bảo vệ môi trường tại những nơi đông người qua lại. Mọi người trong khu dân cư của chúng tớ đều tích cực tham gia và có những hành động thiết thực bảo vệ môi trường như: vệ sinh sạch sẽ nhà ở, phân loại và để rác đúng nơi quy định. Thứ Bảy hằng tuần, mọi người trong khu dân cư đều cùng nhau dọn dẹp đường phố, vỉa hè. Từ ngày phát động phong trào bảo vệ môi trường, các tuyến đường trong khu dân cư đều sạch sẽ, không có rác thải. Thật tuyệt, đúng không nào? Chúng tớ hi vọng rằng ở bất cứ đâu, mọi người cũng có ý thức bảo vệ môi trường để luôn gìn giữ màu xanh của cậu.  Những người bạn luôn bảo vệ cậu. Tin, Cốm, Bin và Na - Các nhân vật trong bức thư trên đã làm gì để bảo vệ môi trường sống? - Là học sinh lớp 5, em có thể làm gì để bảo vệ môi trường sống?