Danh sách câu hỏi
Có 2,172 câu hỏi trên 44 trang
Đọc đoạn thông tin dưới đây và thực hiện các yêu cầu.
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế – chính trị, văn hoá – xã hội và an ninh quốc phòng của cả nước. Vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, khoáng sản, thuỷ điện, du lịch, kinh tế biển mậu; là “phên dậu” của Tổ quốc; có vai trò đặc biệt quan trọng đối với môi trường sinh thái.
Theo định hướng của Chính phủ, phấn đấu đến năm 2045, Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện, là hình mẫu phát triển xanh của cả nước, trong đó có khoảng 50% số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá; bản sắc văn hoá các dân tộc được bảo tồn và phát huy đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; an ninh quốc phòng được bảo đảm vững chắc; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường. Các tỉnh trong vùng đẩy mạnh phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật; ứng phó với biến đổi khí hậu; ưu tiên đầu tư xây dựng, hoàn thành các tuyến cao tốc liên kết vùng, kết nối cảng biển, cảng hàng không, các cửa khẩu quốc tế chính; hình thành một số cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng;...
(Nguồn: dangcongsan.vn, 2022)
1. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Kể tên một số thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
3. Cho biết định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2045.
Đọc đoạn thông tin về định hướng phát triển nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, giai đoạn 2021 – 2025, hãy thực hiện các yêu cầu.
Trong giai đoạn 2021 – 2025, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hướng đến xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá theo hướng hiện đại, sản xuất an toàn, hữu cơ, hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị bền vững. Trong đó, vùng chú trọng phát triển các cây trồng có lợi thế, tổ chức sản xuất hàng hoá gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ nhằm tạo ra sản phẩm có thương hiệu, giá trị và sức cạnh tranh cao trên thị trường. Đặc biệt, vùng tiếp tục tập trung phát triển các cây ăn quả chủ lực, cây công nghiệp có lợi thế, cây dược liệu, lúa bản địa có giá trị kinh tế cao, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật mới, lựa chọn các giống chất lượng, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP,..
Để mang lại giá trị cao cho các sản phẩm, vùng cần tập trung sản xuất theo hình thức hợp tác liên kết với quy mô lớn theo chuỗi giá trị giữa nông dân, doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác; tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại đối với sản phẩm chủ lực, sản phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng mang thương hiệu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến các nhà phân phối lớn, hệ thống siêu thị, người tiêu dùng; chú trọng đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, phát triển các thị trường tiềm năng, đặc biệt cần quan tâm đến các thị trường trọng điểm như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,... Ngoài ra, Trung du và miền núi Bắc Bộ cần ưu tiên đầu tư các dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học – công nghệ cho các sản phẩm chủ lực; hỗ trợ cho việc xây dựng thương hiệu, đăng kí chỉ dẫn địa lí, tem nhãn nhận diện và truy xuất nguồn gốc sản phẩm,... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới.
(Nguồn: dangcongsan.vn, 2020)
1. Nêu định hướng chung trong phát triển nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, giai đoạn 2021 – 2025.
2. Trình bày các định hướng cụ thể của vùng về sản phẩm, khâu sản xuất, thị trường và ứng dụng khoa học – công nghệ để đạt được định hướng chung đã đặt ra.
- Sản phẩm
- Khâu sản xuất
- Thị trường
- Ứng dụng khoa học – công nghệ
Dựa vào kiến thức đã học, viết vào chỗ trống (......) trên Bản đồ Kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ, năm 2021 tên của:
1. Các con sông thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ: sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Gâm.
2. Các nhà máy thuỷ điện thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ: Thác Bà, Sơn La, Hoà Bình, Huội Quảng, Tuyên Quang, Lai Châu.
3. Các thế mạnh kinh tế nổi bật của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. thuỷ điện và điện gió, khai thác dầu khí, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia cầm.
B. khai thác khoáng sản, cây lương thực và cây ăn quả, chăn nuôi lợn và gia cầm, nuôi trồng hải sản.
C. khai thác khoáng sản, thuỷ điện, cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới, chăn nuôi gia súc lớn.
D. cây công nghiệp và cây lương thực, chăn nuôi gia súc và gia cầm, nhiệt điện, thuỷ điện.
Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với
A. Trung Quốc, Lào, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.
B. Trung Quốc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Biển Đông.
C. Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Biển Đông.
D. Trung Quốc, Lào, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Hồng.
Đọc đoạn thông tin dưới đây và thực hiện các yêu cầu.
Đặc sắc chợ phiên Lào Cai
Lào Cai là một trong những địa phương có nhiều chợ phiên độc đáo, góp phần thu hút khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm. Có thể kể đến một số chợ phiên như Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng), Mường Hum, Y Tý (huyện Bát Xát), Cốc Ly, Bắc Hà, Lùng Phình (huyện Bắc Hà), Cán Cấu (huyện Si Ma Cai), Mường Khương, Cao Sơn, Chợ Chậu, Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương),...
Nét đặc sắc ở Lào Cai khác với các tỉnh ở Tây Bắc là ngày nào cũng có chợ phiên. Cụ thể, chợ phiên Bản Phiệt họp ngày thứ Hai; Cốc Ly họp ngày thứ Ba; Cao Sơn họp ngày thứ Tư; Lùng Khấu Nhin họp ngày thứ Năm; Chợ Chậu họp ngày thứ Sáu; Cán Cấu, Pha Long, Y Tý họp ngày thứ Bảy; Bắc Hà, Sa Pa, Mường Khương họp ngày Chủ nhật. Trong đó, chợ phiên Bắc Hà được Tạp chí du lịch Se-ren-đíp (Serendib) bình chọn là 1 trong 10 chợ phiên nổi tiếng nhất Đông Nam Á.
Mỗi chợ phiên có những sản phẩm buôn bán đặc trưng, tạo nên nét đặc sắc riêng. Chợ phiên Cán Cấu được xem là chợ trâu lớn nhất của các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Chợ phiên Bắc Hà là chợ phiên duy nhất cả nước có khu dành riêng mua bán ngựa với hàng trăm con ngựa được mua bán mỗi phiên. Nơi đây còn hấp dẫn du khách bởi đặc sản rượu ngô Bản Phố nổi tiếng chưng cất từ loại men làm bằng lá cây rừng và nấu bằng nước suối được lấy từ độ cao hơn 1 200 m. Tham quan chợ phiên Bắc Hà, khách du lịch còn được thưởng thức món đặc sản thắng cố do người HMông nấu từ thịt và nội tạng của ngựa cùng với thảo quả tạo nên hương vị độc đáo của món ăn. Chợ phiên Sa Pa đặc trưng với các loại dược phẩm, hàng thổ cẩm thủ công truyền thống của các dân tộc vùng cao. Ngoài buôn bán hàng hoá, chợ phiên ở Lào Cai còn l - là nơi gặp gỡ, tâm tình của những người bạn tâm giao, của các chàng trai và cô gái ở các bản làng.
(Nguồn: dttc.sggp.org.vn, 2023)
1. Kể tên các chợ phiên được đề cập trong đoạn thông tin trên.
2. Nêu vai trò của các chợ phiên.
3. Cho biết tình hình hoạt động ở các chợ phiên.
- Thời gian hoạt động
- Những hàng hoá được trao đổi, mua bán
4. Tìm hiểu và viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về đặc sản thắng cố ở chợ phiên Bắc Hà.
Điền vào chỗ trống (.....) các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch ở nước ta tương ứng với nội dung diễn giải.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Diễn giải
1. ...................................
Ở nơi có địa hình cao, khí hậu mát mẻ như Sa Pa, Bà Nà, Đà Lạt,... thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng.
2. ...................................
Những nơi có mạng lưới sông ngòi dày đặc như Đồng bằng sông thông vận tải Cửu Long thuận lợi phát triển giao thông vận tải đường sông. Những nơi gần nguồn nước khoáng như Kim Bôi, Hội Vân, Bình Châu,... phát triển du lịch chăm sóc sức khoẻ.
3. ...................................
Các vườn quốc gia như Cúc Phương, Bạch Mã, Côn Đảo,… có nhiều điều kiện phát triển du lịch sinh thái.
Đánh dấu (X) vào ô tương ứng thể hiện ý kiến của bản thân về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ ở nước ta.
Thông tin
Đồng ý
Phân vân
Không đồng ý
Ghi chú (nếu có)
1. Đặc điểm vị trí địa lí nước ta thuận lợi cho các hoạt động dịch vụ phát triển.
2. Các khu vực hoặc vùng có trình độ phát triển cao, dân cư đông đúc, ngành dịch vụ phát triển mạnh với mạng lưới dày đặc.
3. Sự đa dạng về bản sắc văn hoá của các dân tộc gây khó khăn cho phát triển du lịch.
4. Sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng và mức độ ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ thúc đẩy sự phát triển, phân bố ngành dịch vụ.
5. Chính sách về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ít ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố ngành dịch vụ.
6. Các yếu tố như địa hình, khí hậu, sông ngòi, hệ động – thực vật,... có ý nghĩa quan trọng trong phát triển ngành dịch vụ như giao thông vận tải, du lịch,...
Đọc đoạn thông tin dưới đây và xác định thông tin đúng hoặc sai bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng thể hiện tình hình phát triển công nghiệp Việt Nam.
Năm 2021, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp là 4,82% so với năm 2020, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%. Năm 2022, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp là 7,69% so với năm 2021, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,10%. Hiện nay, công nghiệp chế biến, chế tạo được xác định là động lực tăng trưởng của nền kinh tế nước ta.
(Nguồn: tapchicongsan.org.vn, 2023; gso.gov.vn, 2021)
Thông tin
Đúng
Sai
1. Năm 2022, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cao hơn năm 2021.
2. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng theo hướng tích cực.
3. Năm 2022, giá trị tăng thêm của công nghiệp chế biến, chế tạo giảm so với năm 2021.
4. Công nghiệp chế biến, chế tạo có vai trò không đáng kể trong tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện nay.