Danh sách câu hỏi

Có 2,172 câu hỏi trên 44 trang
Đọc đoạn thông tin dưới đây, tìm hiểu thêm nguồn tài liệu tham khảo và thực hiện các yêu cầu.     Trong nhiều năm qua, các cấp chính quyền các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam Bộ đã chủ trương thu hút đầu tư có chọn lọc. Nhà đầu tư phải mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường. Các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam Bộ phải chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính và có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lí, hiệu quả, bền vững. Ngoài ra, vùng tập trung kiểm soát mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.  (Nguồn: Isvn.vn, 2017) 1. Cho biết các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam Bộ đã có chính sách như thế nào để vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường. 2. Tìm hiểu và nêu những ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư gắn với bảo vệ môi trường ở một tỉnh, thành phố của vùng Đông Nam Bộ. 3. Tìm hiểu và trình bày một số yêu cầu về bảo vệ môi trường khi thu hút nhà đầu tư ở một tỉnh, thành phố của vùng Đông Nam Bộ.
Đọc đoạn thông tin dưới đây và thực hiện các yêu cầu.     Vùng Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng và đối ngoại của cả nước. Phát triển kinh tế – xã hội Tây Nguyên là cơ sở để giữ vững an ninh quốc phòng khu vực biên giới; ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tạo điều kiện bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng, nhất là rừng đầu nguồn và đa dạng sinh học, đảm bảo an ninh môi trường; an ninh nguồn nước. Phát triển kinh tế – xã hội ở Tây Nguyên vững mạnh góp phần giữ gìn hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước láng giềng, tăng cường kết nối với các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mê Công, nhất là trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng, khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia và các nước ASEAN.     Phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và là nhiệm vụ quan trọng của cả nước, trước hết là của các địa phương trong vùng. Xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên phải kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với văn hoá, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an ninh quốc phòng và tăng cường công tác đối ngoại; lấy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội làm nền tảng cho việc giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định chính trị – xã hội. (Nguồn: tulieuvankien.dangcongsan.vn, 2022) 1. Từ đoạn thông tin trên và hiểu biết của bản thân, chứng minh Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng và đối ngoại của cả nước. 2. Cho biết việc phát triển kinh tế – xã hội có ý nghĩa như thế nào đối với an ninh quốc phòng ở Tây Nguyên.
Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp cho sẵn vào chỗ trống (......) để hoàn thành đoạn thông tin về du lịch ở Tây Nguyên.     cao nguyên      mùa khô        giá trị văn hoá             du lịch sinh thái     nghèo nàn       chưa đồng bộ              du lịch văn hoá            di sản     Vi trí                thành phần dân tộc                 đa dạng           mùa mưa       Tây Nguyên có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch. ................. đặc biệt của Tây Nguyên tạo điều kiện thuận lợi để kết nối du lịch với nhiều vùng trong nước và quốc tế. Tài nguyên du lịch của Tây Nguyên ................ . Khí hậu mát mẻ, cảnh quan đẹp trên các .................., nhiều suối, hồ, ghềnh thác, vườn quốc gia,... tạo nét hấp dẫn du lịch, thuận lợi cho vùng phát triển .............. . Tây Nguyên có nhiều di tích lịch sử, nhiều .............. với các ............. đặc sắc, là cơ sở phát triển ................, du lịch cộng đồng trong vùng. Đặc biệt, Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên và Công viên Địa chất Đắk Nông là những ............. đã được UNESCO ghi danh.     Tuy nhiên, ................. kéo dài, mạng lưới giao thông ................ gây khó khăn cho phát triển du lịch của vùng.
Đọc đoạn thông tin dưới đây và thực hiện các yêu cầu.     Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có diện tích khoảng 9,97 km, cách đất liền 15 hải lí. Lý Sơn nằm trên con đường biển từ Bắc vào Nam và ở vị trí cửa ngõ của Khu kinh tế Dung Quất. Đây là huyện đảo tiền tiêu của đất nước, có vai trò bảo đảm an ninh chủ quyền quốc gia trên biển, đồng thời có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên, di tích lịch sử – văn hoá,...     Huyện đảo Lý Sơn tập trung đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử – văn hoá công trình, sản phẩm du lịch như Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, khôi phục và trưng bày bộ xương cá Ông Lăng Tân,... Các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch diễn ra với nhiều sự kiện lớn được tổ chức trên đảo như giải marathon, dù lượn, bóng chuyền trên bãi biển, đua thuyền tứ linh,... thu hút đông đảo khách du lịch.     Ngành du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, là nền tảng đưa huyện đảo Lý Sơn trở thành trung tâm du lịch biển, đảo của nước ta. Sự phát triển nhanh chóng của du lịch biển, đảo giúp tốc độ tăng trưởng du lịch ở huyện Lý Sơn trong giai đoạn 2017 – 2020 đạt 23,31%; tỉ trọng ngành du lịch chiếm gần 50% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện, tác động đáng kể đến sự phát triển kinh tế – xã hội. (Nguồn: nhandan.vn, 2022) 1. Từ đoạn thông tin trên và hiểu biết của bản thân, hãy cho biết những tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch văn hoá của huyện đảo Lý Sơn. 2.Viết một đoạn văn ngắn trình bày ý nghĩa của phát triển du lịch ở huyện đảo Lý Sơn đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở nước ta. 3. Nêu một số hoạt động mà em có thể thực hiện để góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp cho sẵn vào chỗ trống (.....) để hoàn thành đoạn thông tin về ngành thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ.     Nghệ An                        định vị                   ngành thuỷ sản                suy giảm     gió mùa Đông Bắc        mặt biển                Quảng Trị                       biển     đánh bắt xa bờ              ngư trường lớn      đóng mới                         Thanh Hoá     Bắc Trung Bộ có thế mạnh phát triển ............. với trữ lượng thuỷ sản và diện tích nuôi trồng lớn. Các tỉnh của Bắc Trung Bộ đều có .............. với tính đa dạng sinh học cao. Các phương tiện khai thác được ngư dân đầu nâng cấp, tạo thuận lợi cho .............. Bắc Trung Bộ phát triển nuôi thuỷ sản như nuôi trên cát, hồ chứa, đầm, phá,...; nuôi tôm hùm, nhuyễn thể, rong biển; sản xuất giống. Tuy nhiên, Bắc Trung Bộ còn một số hạn chế như nguồn lợi thuỷ sản ven bờ ..............; vùng biển không có nhiều .............; bão và ............ ảnh hưởng đến số ngày ra khơi, gây khó khăn trong đánh bắt xa bờ. ............., ............... là các tỉnh trọng điểm nghề cá của Bắc Trung Bộ.