Danh sách câu hỏi
Có 2,172 câu hỏi trên 44 trang
Lựa chọn một tỉnh, thành phố muốn tìm hiểu và thực hiện các yêu cầu.
Thu thập thông tin về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, sự phân chia hành chính của tỉnh, thành phố và hoàn thành thông tin theo các gợi ý dưới đây:
1. Tên tỉnh, thành phố lựa chọn:
2. Tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế – xã hội:
3. Vị trí tiếp giáp (phía đông, tây, nam, bắc) của tỉnh, thành phố:
4. Các đơn vị hành chính cấp thành phố, quận, huyện trực thuộc:
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng hải sản khai thác của Kiên Giang và Cà Mau, giai đoạn 2005 – 2021
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
2005
2010
2015
2021
Kiên Giang
305,6
341,3
463,4
556,1
Cà Mau
134,2
153,8
184,6
242,3
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2006, 2011, 2016 và 2022)
Dựa vào bảng số liệu, hãy:
1. Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng hải sản khai thác của Kiên Giang và Cà Mau, giai đoạn 2005 – 2021.
2. Rút ra nhận xét.
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng hải sản khai thác của Kiên Giang và Cà Mau, giai đoạn 2005 – 2021
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
2005
2010
2015
2021
Kiên Giang
305,6
341,3
463,4
556,1
Cà Mau
134,2
153,8
184,6
242,3
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2006, 2011, 2016 và 2022)
Dựa vào bảng số liệu, hãy:
1. Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng hải sản khai thác của Kiên Giang và Cà Mau, giai đoạn 2005 – 2021.
2. Rút ra nhận xét.
Xác định thông tin đúng hoặc sai bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng thể hiện nội dung khái quát về Biển Đông và tài nguyên biển, đảo Việt Nam.
Thông tin
Đúng
Sai
1. Biển Đông là vùng biển rộng lớn, thuộc Thái Bình Dương với 8 quốc gia gia ven biển.
2. Biển Đông có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào và phân hoá theo mùa.
3. Tài nguyên khoáng sản của vùng biển nước ta đa dạng, đặc biệt là dầu mỏ, than đá, ti-tan, khí tự nhiên.
4. Môi trường biển nước ta tương đối tốt nhưng đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực.
5. Để giải quyết các tranh chấp vùng biển, đảo, Việt Nam và các nước trong khu vực cần tăng cường đối thoại và hợp tác nhằm duy trì hoà bình, an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.
Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
1. Vùng biển nước ta gồm các bộ phận:
A. nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
B. nội thuỷ, thềm lục địa, sườn lục địa, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
C. nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc khu kinh tế, đảo và quần đảo.
D. nội thuỷ, lãnh hải, sườn lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
Khoanh tròn từ hoặc cụm từ thích hợp ở các cặp từ in đậm để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây.
Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế: địa hình bán bình nguyên/ đồng bằng lớn; là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm/ sản phẩm cây công nghiệp lớn của cả nước, trong đó đóng góp 24% sản lượng lúa, 28,7% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cả nước (năm 2021); là khu vực có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt. Vùng có các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu Ramsar như Vườn quốc gia, Khu dự trữ sinh quyển thế giới mũi Cà Mau, Vườn quốc gia Phú Quốc, Khu Ramsar U Minh Thượng,... Đồng thời, vùng cũng có nhiều tiềm năng về than đá/ dầu khí và năng lượng tái tạo từ gió, Mặt Trời, thuỷ triều.
Đặc biệt, đây là vùng đất giàu truyền thống lịch sử – văn hoá và cách mạng; là địa bàn sinh sống của cộng đồng các dân tộc như Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm,... với nét văn hoá sông nước độc đáo. Các điểm quần cư nông thôn sống chung với bão/ lũ và phương thức khai thác các sản vật mùa khô và mùa nước nổi. Các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo điểm nhấn đặc trưng, mang sắc thái độc đáo như Cần Thơ, An Giang/ Long An, Tiền Giang liên kết phát triển loại hình du lịch sông nước, thương mại, lễ hội. Kiên Giang phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển. Cà Mau phát triển loại hình tham quan điểm cực Nam của Tổ quốc, du lịch sinh thái tại các khu rừng ngập mặn/ rừng tre nứa đồng thời liên kết với Sóc Trăng phát triển du lịch văn hoá, lễ hội của đồng bào Khơ-me/ Hoa. Các tỉnh, thành phố trong vùng phát triển các sản phẩm đặc thù, có chất lượng cao như trái cây, khô mắm, bánh, kẹo, đường thốt nốt, cá đồng, cá biển,... Đồng thời, vùng đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng chất lượng cao tại các khu du lịch ở Cần Thơ, Châu Đốc, Rạch Giá, Phú Quốc; nâng cấp cảng hàng không Phú Quốc, Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau/ Côn Đảo.
(Nguồn: dangcongsan.vn, 2022)
Đọc đoạn thông tin dưới đây và thực hiện các yêu cầu.
Biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn dự báo ở Đồng bằng sông Cửu Long gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân. Theo báo cáo đánh giá của Uỷ ban Quốc gia về biến đổi khí hậu, nguy cơ ngập do nước biển dâng có thể gia tăng bởi tác động của nhiều yếu tố khác như nâng, hạ nền địa chất, thuỷ triều,...
Trong giai đoạn 2010 – 2021, trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố của Đồng bằng sông Cửu Long xảy ra 562 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển, với tổng chiều dài 786 km, đó có 40 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, đe doạ đến tính mạng, tài sản của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn các công trình phòng, chống thiên tai.
Dự báo đến năm 2100, biến đổi khí hậu có thể làm mực nước biển tăng thêm 1m, dẫn đến một số tỉnh, thành phố của Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập sâu như Hậu Giang ngập hơn 60% diện tích, Kiên Giang gần 76%, Cà Mau gần 80%,...
(Nguồn: dangcongsan.vn, 2021)
1. Nêu tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Dựa vào hiểu biết của bản thân và thông tin thu thập, nêu tên một số giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Đọc đoạn thông tin dưới đây và thực hiện các yêu cầu.
Biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn dự báo ở Đồng bằng sông Cửu Long gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân. Theo báo cáo đánh giá của Uỷ ban Quốc gia về biến đổi khí hậu, nguy cơ ngập do nước biển dâng có thể gia tăng bởi tác động của nhiều yếu tố khác như nâng, hạ nền địa chất, thuỷ triều,...
Trong giai đoạn 2010 – 2021, trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố của Đồng bằng sông Cửu Long xảy ra 562 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển, với tổng chiều dài 786 km, đó có 40 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, đe doạ đến tính mạng, tài sản của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn các công trình phòng, chống thiên tai.
Dự báo đến năm 2100, biến đổi khí hậu có thể làm mực nước biển tăng thêm 1m, dẫn đến một số tỉnh, thành phố của Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập sâu như Hậu Giang ngập hơn 60% diện tích, Kiên Giang gần 76%, Cà Mau gần 80%,...
(Nguồn: dangcongsan.vn, 2021)
1. Nêu tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Dựa vào hiểu biết của bản thân và thông tin thu thập, nêu tên một số giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp cho sẵn vào chỗ trống (......) để hoàn thành đoạn thông tin về hướng sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.
kinh tế liên hoàn công nghiệp chế biến sản xuất nông nghiệp mô hình
chịu phèn hệ thống thuỷ lợi bền vững trồng và bảo vệ rừng
Để sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, vùng xây dựng mới và hiện đại hoá ............. nhằm phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của người dân. Các hoạt động khai thác lợi ích kinh tế từ rừng theo hướng ..............., áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ môi trường cần được kết hợp với các .............. nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Đồng thời bảo vệ và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên và các vùng đất ngập nước quan trọng, bảo vệ bờ biển, hạn chế gió, sóng biển. Vùng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân ............... Đối với vùng biển, vùng tập trung phát triển .................. kết hợp giữa biển với đảo, quần đảo và đất liền.
Xác định thông tin đúng hoặc sai bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng thể hiện thế mạnh, hạn chế về tự nhiên đối với phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Thông tin
Đúng
Sai
1. Địa hình thấp và bằng phẳng với độ cao trung bình từ 2 – 4 m so với mực nước biển, tạo thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng cơ sở hạ tầng.
2. Khí hậu có sự phân hoá theo 4 mùa, mùa khô gây thiếu nước ngọt và hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
3. Vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, tạo thuận lợi cho giao thông cũng như cải tạo môi trường.
4. Thực vật chủ yếu là rừng trên núi đá vôi, tạo thuận lợi cho du lịch, có vai trò quan trọng về sinh thái, môi trường.
5. Khoáng sản chủ yếu là đá vôi, than bùn.... tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng.
Xác định thông tin đúng hoặc sai bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng thể hiện thế mạnh, hạn chế về tự nhiên đối với phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Thông tin
Đúng
Sai
1. Địa hình thấp và bằng phẳng với độ cao trung bình từ 2 – 4 m so với mực nước biển, tạo thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng cơ sở hạ tầng.
2. Khí hậu có sự phân hoá theo 4 mùa, mùa khô gây thiếu nước ngọt và hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
3. Vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, tạo thuận lợi cho giao thông cũng như cải tạo môi trường.
4. Thực vật chủ yếu là rừng trên núi đá vôi, tạo thuận lợi cho du lịch, có vai trò quan trọng về sinh thái, môi trường.
5. Khoáng sản chủ yếu là đá vôi, than bùn.... tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng.
Đọc đoạn thông tin dưới đây và thực hiện các yêu cầu.
Để vùng Đông Nam Bộ phát triển đột phá, xứng tầm với tiềm năng, thế mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ các thách thức, cụ thể: cơ chế, chính sách còn hạn hẹp; kết nối hạ tầng chưa đầy đủ, toàn diện; nguồn lực chủ yếu dựa vào nhà nước; khoa học – công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa ngang tầm vai trò, vị trí và lợi thế của vùng;... Trong đó, thách thức lớn nhất của vùng là phát triển chưa bền vững, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, phân hoá giàu nghèo và vấn đề an sinh xã hội.
Vì vậy, quy hoạch vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2021 – 2030 đã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp, dịch vụ hiện đại trở thành các động lực tăng trưởng mới như công nghiệp bán dẫn, sản xuất chíp, dịch vụ tài chính; hình thành và phát triển các mô hình kinh tế mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông và ngập úng.
(Nguồn: baochinhphuvn, 2023)
1. Nêu những vấn đề cần quan tâm giải quyết trong phát triển vùng Đông Nam Bộ.
2. Cho biết mô hình tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Bộ được đề cập trong đoạn thông tin.
3. Chọn một mô hình tăng trưởng, thu thập thông tin và giải thích tại sao mô hình tăng trưởng đó góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở vùng Đông Nam Bộ.