Danh sách câu hỏi tự luận ( Có 28,949 câu hỏi trên 579 trang )

Hãy chọn cách sửa đúng cho các câu a), b), c) ở Bài tập 3: a) A. Với tất cả niềm tin yêu vô bờ. Tôi đã gửi đến cho thầy giáo chủ nhiệm cuốn lưu bút của cả lớp B. Với tất cả niềm tin yêu vô bờ, đã gửi đến cho thầy giáo chủ nhiệm cuốn lưu bút của cả lớp C. Với tất cả niềm tin yêu vô bờ, chúng tôi đã gửi đến cho thấy giáo chủ nhiệm cuốn lưu bút của cả lớp D. Với tất cả niềm tin yêu vô bờ đã gửi đến cho thầy giáo chủ nhiệm cuốn lưu bút của cả lớp chúng tôi b) A. Với sự đấu tranh kiên trì. Với tấm lòng yêu nước sâu sắc đã góp phần đem lại tự do cho dân tộc B. Với sự đấu tranh kiên trì, với tấm lòng yêu nước sâu sắc, ông đã góp phần đem lại tự do cho dân tộc C. Với sự đấu tranh kiên tri, với tấm lòng yêu nước sâu sắc. Đã góp phần đem lại tự do cho dân tộc D. Với sự đấu tranh kiên trì, với tấm lòng yêu nước sâu sắc góp phần đem lại tự do cho dân tộc c) A. Bạn Lan là cô gái xinh đẹp nhất lớp tôi và cũng là cây văn nghệ có tiếng của trường. B. Bạn Lan, cô gái xinh đẹp nhất lớp tôi. Là cây văn nghệ có tiếng của trường C. Bạn Lan, cô gái xinh đẹp nhất lớp tôi. Cây văn nghệ có tiếng của trường D. Bạn Lan, cô gái xinh đẹp nhất lớp tôi, cây văn nghệ có tiếng của trường

Xem chi tiết 402 lượt xem 1 năm trước

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Ngôn ngữ không tự nhiên sinh ra.”. Mọi sự nảy sinh ngôn từ trong xã hội đều có cái lí của nó. Chuyện giới trẻ (hay một giới nào đó) tạo ra một số từ ngữ, một số cách nói riêng cũng là bình thường. Thế giới cũng thế chứ đâu chỉ ta. Trong thời đại công nghệ số, giới trẻ (đang chiếm ưu thế) đã tự tìm cho mình một cách ứng xử, trước hết được coi như một “trò chơi ngôn ngữ” nhằm giải trí và tạo ra một không khí mới lạ, vui vẻ trong giao tiếp. Nó hoàn toàn không vô bổ, mà có giá trị kích thích sự hưng phấn, giúp giới trẻ có cảm hứng để làm việc và học tập hăng say, hiệu quả hơn. Giáo sư Nguyễn Đức Dân (báo Sài Gòn Tiếp thị, số 38, 11-4-2011) nhận xét: “Có những từ ngữ chat nghiêm chỉnh không chỉ tồn tại trong thế giới online mà đang thâm nhập cả vào đời sống hằng ngày, được nhiều người chấp nhận.”. Từ điển từ mới tiếng Việt (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2002) đã bổ sung nhiều từ mới lạ chính từ nguồn ngôn ngữ lớp trẻ đó. Nhưng vì ngôn từ này đang “kí sinh” vào ngôn ngữ toàn dân, nên nó cũng có những “tác dụng phụ”, tức ảnh hưởng trở lại ngôn ngữ toàn dân. “Teencode” không chỉ giới trẻ dùng, mà còn nhiều tầng lớp xã hội khác cũng dùng. Họ thấy vui nhộn thì họ dùng thôi. Tiếng Việt của giới trẻ đang là một tiếng Việt rất phức tạp, nếu không nói là hỗn tạp. Vì hỗn tạp nên người nói phải có sự chọn lọc. Sẽ có không ít những ngôn từ giới trẻ “phát minh” được cộng đồng chấp nhận và nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Nhưng cũng không ít từ ngữ “teencode” kia chẳng bao lâu sẽ “chết yểu”, không có cơ hội tồn tại. Cũng bởi bản chất của nó chỉ là một trò chơi nhất thời, không hơn không kém. Ở đời, cái gì cũng có ngưỡng của nó. Thái quá bất cập. Điều đáng tiếc là nhiề bạn trẻ bây giờ chỉ mái mê với những “sáng tạo” lạ ki đó mà quên mất việc học tập và trau dồi tiếng mẹ đẻ. Mà ai cũng biết, việc thụ đắc và rèn luyện những kĩ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) luôn là một quá trình dải, liên tục. Học ngôn ngữ cũng như học bất cứ môn gì, cảng trẻ cảng tốt. Trẻ có ưu thế là đang hăng hái, đang mới mẻ, có tiềm năng và sức bật tốt. Không chịu học nghiêm chính khí còn trẻ the sẽ không còn cơ hội nữa”. (Trích Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ) a) Đoạn trích trên gồm bốn đoạn văn, nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì? b) Khi tác giả viết: “Mọi sự nảy sinh ngôn từ trong xã hội đều có cái lí của nó” là muốn khẳng định điều gì? Và sau đó người viết muốn nêu lên nội dung gì? c) Đoạn cuối, tác giả viết: “Ở đời, cái gì cũng có ngưỡng của nó. Thái quá bất cập.”. Em hiểu ý của hai câu này là gì? d) Đoạn trích trên thể hiện rõ thái độ vừa đồng tình, vừa phê phán đối với việc sử dụng tiếng Việt của lớp trẻ bây giờ. Em hãy làm sáng tỏ điều đó bằng cách dẫn ra một số câu văn thể hiện sự đồng tình và câu văn thể hiện sự phê phán.

Xem chi tiết 1 K lượt xem 1 năm trước

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ra trong một gia đình trí thức ở Huế, lớn lên tại Hà Nội Bỏ là ông Đặng Ngọc Khuê (Huế), bác sĩ ngoại khoa; mẹ là bà Doãn Ngọc Trâm (Quảng Nam), giảng viên Trường Đại học Dược Hà Nội. [...] Tuổi thơ của Đặng Thuỳ Trâm trải qua thời kì khốn khó trong những năm kháng chiến. Là người yêu thích văn học. Đặng Thuỳ Trâm đọc nhiều sách, thuộc nhiều thơ, bị ảnh hưởng rất lớn bởi tính cách của các nhân vật lí tưởng trong văn học như Pavel Korchagin (Pa-ven Coóc-sa-ghin) trong Thép đã tôi thế đấy, Ruồi Trê... Đó là những nhân vật mà chất lí tưởng luôn rừng rực trong trái tim tuổi thanh xuân của họ. - Trong thời gian học tập ở trường phổ thông, Đặng Thuỳ Trâm được khen thưởng rất nhiều lần. Cuối niên khoa 1955 – 1956 và niên khoả 1956 – 1957, hai lần, Đặng Thuỳ Trâm được nhà trường tặng giấy khen về công tác văn nghệ. Niên khoá 1958 – 1959, chị được Sở Giáo dục Hà Nội tặng bằng khen về công tác bổ túc văn hoá. Cuối niên khoa 1959 – 1960, Đặng Thuỳ Trâm tiếp tục được tặng giấy khen về thành tích học tập và công tác ... Năm 1961, nối nghiệp gia đình, Đặng Thuỳ Trâm thi đỗ vào Trường Đại học Y khoa Hà Nội. [...] Tháng 6-1966, với những thành tích học tập và hoạt động xuất sắc, Đặng Thuỳ Trầm được Trường Đại học Y khoa Hà Nội cho tốt nghiệp sớm hơn một năm với tắm bằng hạng ưu. Sau khi tốt nghiệp, chị tỉnh nguyện vượt Trường Sơn vào công tác tại chiến trưởng Quảng Ngãi. Lúc này nếu ở Hà Nội, Đặng Thuỳ Trâm có thể tìm được cho mình một công việc tốt theo đúng ngành nghề. Nhưng theo tiếng gọi thiêng liêng của miền Nam ruột thịt, người con gái Hà Nội ấy đã xung phong vào miền Nam, nơi những chiến sĩ đang chiến đấu ác liệt nhất, anh dũng nhất. Tháng 3-1967, vừa vào đến Quảng Ngãi, Đặng Thuỳ Trâm được phân công phụ trách Bệnh xá Đức Phổ, Quảng Ngãi – thực chất đây là một bệnh xá tiền phương Từ tháng 4-1967 đến tháng 5-1970, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm là Bệnh xá trưởng Bệnh xá Đức Phổ. Suốt thời gian ấy, chị cùng với các đồng nghiệp đã cứu chữa cho hàng nghìn thương binh và nhân dân Đức Phổ; đã lăn xả vào cứu chữa thương binh, chăm sóc thương binh, tổ chức cho đơn vị di chuyển thương binh, di chuyển địa điểm để chống càn, đi công tác xuống cơ sở. [...] Ngày 22-6-1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Bệnh xá Đức Phổ bị lính Mỹ tập kích và Đặng Thuỳ Trâm anh dũng hi sinh khi chưa tròn 28 tuổi đời.... [...] Trong nhật kí của mình, Đặng Thuỳ Trâm đã thể hiện một tình yêu rộng lớn, một tình người gắn với lí tưởng sống, lẽ sống của cuộc đời mình, đó là tình cảm với nhân dân, với đồng đội. [...]. Chị đau đáu lo lắng cho anh em, đồng bào, đồng chí trong suốt những đêm thâu; lòng quặn đau khi bom đạn chiến tranh tàn phá huỷ diệt quê hương, giết chóc nhân dân mình. Trong một bài thơ, Đặng Thuỳ Trâm đã từng viết: “Tôi đứng đây giữa núi rừng lộng gió Mưa đan dày trùm cả rừng cây Nghe gió mùa đông bắc thổi về đây Lòng bỗng thấy nhớ thương da diết. Ơi những người thân yêu ở nơi xa có biết Tôi nghĩ gì trong giá lạnh chiều nay Chiều nay... Ai đi giữa hàng cây Trên những con đường thênh thang của trái tim Tổ quốc”, (Theo Thanhuytphcm.vn; https://www.hemepvor.vn/) a) Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Em thấy thông tin nào về Đặng Thuỳ Trâm là đặc sắc nhất? b) Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thông tin tổng hợp? c) Có thể đặt nhan đề văn bản trên như thế nào? d) Văn bản trên và văn bản Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái có điểm chung nào? e) Nếu cần giới thiệu về liệt sĩ Đặng Thuy Trâm (từ 8 – 10 dòng), em sẽ nêu những nội dung gì?

Xem chi tiết 1 K lượt xem 1 năm trước

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới. “Còi to cho vượt” Tôi chỉ là một cậu học sinh phổ thông nhưng cảm thấy xấu hổ về cái “văn hoá” giao thông của nước nhà, của tất cả mọi người chứ không riêng gì tuổi trẻ chúng tôi. Những năm gần đây, số vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam tăng đột biến. Nhiều trường hợp vừa đau xót, vừa xấu hổ như đã xảy ra với Giáo sư Nguyễn Văn Đạo và đặc biệt là với giáo sư nước ngoài đang muốn giúp đỡ Việt Nam về giao thông. Nói về tai nạn giao thông và sự mất mát đau khổ do nó gây ra có lẽ cả ngày cũng không hết. Nếu liệt kê về nguyên nhân khiến tai nạn giao thông ngày càng tăng không biết bao giờ mới hết, nhưng theo tôi, nguyên nhân chính là do cái “văn hoá” giao thông “còi to cho vượt”. “Còi to cho vượt” có lẽ chỉ ở ta mới có. Tuy còn ít tuổi nhưng tôi đã được đi một số nước trên thế giới, nhưng chưa thấy ở đâu có cái “văn hoá” “còi to cho vượt” lâu ngày ngấm vào người ta thành cái bệnh cứ vượt bừa lên, cứ nêm vào, cứ vọt lên cả vỉa hè mà vượt lên trước, cho nên nhiều khi không đáng tắc đường cũng thành ra tắc đường hàng tiếng đồng hồ, Chúng tôi là học sinh nên sợ nhất là đi học muộn. Nếu đi muộn nhiều lần còn bị coi là hạnh kiểm chưa tốt. Tôi dù đã cao to, nặng cân như người lớn, nhưng vì là học sinh phổ thông nên vẫn phải chấp nhận để “mẹ đưa em đến trường”. Nói như vậy để khẳng định rằng, không phải tất cả những người trẻ tuổi chúng tôi đều không có ý thức. Cái bệnh “còi to cho vượt” trong giao thông để lâu biến chứng thành nhiều thói xấu biểu hiện rất rõ nét trong giao thông của người Việt. Ví như việc xin đường. Quả thật, chỉ ở ta mới có cái lệ xin đường bằng cách giơ tay ra xin. Có lẽ do trước đây chỉ có xe đạp nên không có đèn xi-nhan để xin đường, thôi thì dùng mãi đã quen cũng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, xin đường khác với cướp đường. Xin thì phải xin từ từ, xin trước để người ta xem xét một chút cho đường hay không. Nhưng phổ biến là vừa thò tay ra là rẽ luôn, thậm chí có ông cũng chẳng thèm giơ tay ra xin nữa mà rẽ quẹo ngay trước đầu xe ô tô làm cho nhiều lái xe giật mình, phanh gấp, và kéo theo là hàng loạt người đi theo phải xử lí phanh. Người nào không kịp thì đâm vào người kia, lại đẻ ra cái bệnh không muốn xin lỗi nhau mà chỉ sẵn sàng cãi nhau xem ai đúng ai sai. Dần dà thành “kinh nghiệm” chết người là khi không may bị đụng xe thì hãy “mau mềm chửi trước” để tránh lỗi. Nói tóm lại, cái “văn hoá” giao thông của chúng ta còn quá nhiều điều đáng bàn, mong sao văn hoá “còi to cho vượt” được chấn chỉnh để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông và nhiều người không còn phải lo lắng khi lưu thông trên đường. Nếu không thì bao nhiêu “sáng kiến” như “phân luồng”, “lệch giờ học, giờ làm”, “lệch giờ làm giữa cơ quan trung ương và Hà Nội”, nào là “số lẻ, số chẵn”, đăng kí xe ở nội thành, ngoại thành,... và kể cả việc bỏ tiền tỉ làm đường thông hè thoáng chắc cũng không chống nổi cái “văn hoá” giao thông “còi to cho vượt” này. (Dẫn từ sách Người Việt: Phẩm chất và thói hư tật xấu, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2009) a) Văn bản trên nêu lên nội dung gì? Nhan đề văn bản có gì đặc sắc? b) Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thông tin? c) Mục đích của bài viết là gì? Vấn đề tác giả quan tâm có ý nghĩa như thế nào? d) Theo em, thái độ của người viết đối với vấn đề mình nêu lên như thế nào? Dẫn ra một câu văn thể hiện rõ thái độ ấy.

Xem chi tiết 1.1 K lượt xem 1 năm trước