Danh sách câu hỏi
Có 946 câu hỏi trên 19 trang
Sau một số năm làm ăn, tiết kiệm cộng với vay mượn thêm, ông Minh dành dụm được tiền đủ mua một chiếc xe ô tô tải nhỏ. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, ông Minh dùng xe tải của mình để chở hàng thuê cho những người có nhu cầu. Ông nhận vận chuyển thuê đủ thứ hàng hoá, tử hàng tiêu dùng, hàng sản xuất cho đến hàng nội thất cho các gia đình. Sau 2 năm có xe chở hàng thuế, có nguồn thu nhập cao hơn hẳn trước đây, ông Minh quyết định bán chiếc xe tải này, mua một chiếc xe tải lớn hơn để chở được nhiều hàng hơn.
a) Trong trường hợp trên, ông Minh đã thực hiện quyền của chủ sở hữu tài sản như thế nào?
b) Theo quy định của pháp luật, ông Minh có những quyền nào của chủ sở hữu tài sản?
Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Tuấn đăng kí thành lập doanh nghiệp tư nhân chuyên sản xuất hàng may mặc. Khi đăng kí thành lập, doanh nghiệp của anh kê khai trung thực, chính xác nội dung hồ sơ đăng kí doanh nghiệp. Sau 5 năm hoạt động, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao nộp thuế vào ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động ở đị phương. Trong suốt 5 năm qua, vốn và tài sản của doanh nghiệp được sử dụng và hoạt động sản xuất kinh doanh luôn được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Từ quy định của Luật Doanh nghiệp, theo em trong trường hợp trên, doan nghiệp của anh Tuấn đã thực hiện nghĩa vụ của người kinh doanh như thế nào?
Sau khi kết hôn, vợ chồng anh P sinh được 2 người con, các khoản chi tiêu ngày càng nhiều hơn nên vợ chồng anh thường xuyên bàn bạc, tính toán thu, chỉ hằng tháng sao cho hợp lí. Đầu tiên là xác định các mục tiêu tài chính của gia đình, căn cứ vào thu nhập, vợ chồng anh đặt ra mục tiêu ngắn hạn là mỗi tháng tiết kiệm được 5 triệu đồng; mục tiêu dài hạn trong 3 năm tới là có một khoản tiền để sửa nhà. Để đạt được mục tiêu đó, vợ chồng anh đã theo dõi và kiểm soát thu, chỉ hẳn tháng nhằm biết rõ số tiền được chỉ là bao nhiêu và sẽ chỉ cho những khoản Bảng dưới đây cho thấy các khoản thu, chỉ mỗi tháng của gia đình anh P:
- Thu nhập/tháng (lương, thưởng, làm thêm): 22 triệu đồng.
- Chi tiêu thiết yếu:
+ Tiền ăn uống: 8 triệu đồng.
+ Điện, nước, điện thoại: 1 triệu đồng.
+ Đi lại: 1 triệu đồng.
+ Tiền học: 4 triệu đồng.
+ Tiêu vặt: 1 triệu đồng.
– Chi phát sinh: 2 triệu đồng.
– Tiết kiệm: 5 triệu đồng.
Sau khi tính toán các khoản thu, chỉ, gia đình anh thiết lập nguyên tắc thu, chi sao cho chỉ không lớn hơn thu, phân bố theo tỉ lệ khoảng 68% cho chi tiêu thị yếu; 9% cho các khoản phát sinh và khoảng 23% cho tiết kiệm. Và cuối cùng, cả phải tuân thủ kế hoạch thu, chỉ đã được đề ra, trong trường hợp phát sinh nhữn khoản chi ngoài kế hoạch, gia đình anh sẽ cắt giảm các khoản chỉ không cần thi và điều chỉnh lại kế hoạch quản lí thu, chỉ cho phù hợp hơn.
a) Em nhận xét như thế nào về các mục tiêu tài chính của gia đình anh P trong trường hợp trên?
b) Căn cứ vào nội dung thông tin trong trường hợp đó, em hãy vẽ sơ đồ các bước lập kế hoạch quản lý thu, chi của gia đình anh P.
Đọc các trường hợp dưới đây:
Trường hợp 1. Trước đây, gia đình chị D thường chỉ tiêu không kiểm soát, không có mục tiêu tài chính rõ ràng, thu nhập bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu. Những mâu thuẫn về tài chính trong gia đình cũng bắt đầu nảy sinh. Khi được chuyên gia tư vấn, vợ chồng chị D nhận ra những sai lầm trong thói quen chi tiêu của mình và bắt đầu học cách quản lí thu, chỉ trong gia đình. Sau một thời gian thực hiện, cuộc sống của gia đình chị đã ổn định hơn và từ đó các mục tiêu tài chính của gia đình cũng dần được thực hiện.
Trường hợp 2. Gia đình anh T có thu nhập cao nhưng ít quan tâm đến việc quản lí thu, chỉ trong gia đình. Trong khi gia đình anh H luôn xác định đúng mức nhu cầu chỉ tiêu của các thành viên, tính toán, cân đối các chi phí cố định và các khoản phát sinh đột ngột, thì gia đình anh T chi tiêu lãng phí, không kiểm soát. Thấy gia đình anh H luôn chủ động trong kế hoạch chi tiêu, đạt được các mục tiêu tải chính, lại còn có tiền tiết kiệm và đầu tư cho con cái học hành, gia đình anh T rất nể phục và đã thay đổi thói quen chi tiêu cũng như cách quản lí thu, chi trong gia đình mình.
a) Em hãy đánh giá thói quen chi tiêu của gia đình chị D trong trường hợp 1.
b) Em hãy chứng minh rằng việc quản lí thu, chi trong gia đình sẽ giúp các gia đình điều chỉnh được thói quen chi tiêu và đạt được các mục tiêu tài chính.
c) Em hãy nhận xét việc quản lí thu, chi của các gia đình trong trường hợp 2.
d) Theo em, quản lí thu, chi hợp lí sẽ mang lại lợi ích gì cho các hộ gia đình?