Danh sách câu hỏi

Có 946 câu hỏi trên 19 trang
Sau khi trở thành thành viên của WTO, hàng hoá giày da và dệt may của nước ngoài tràn ngập thị trường nước D. Trước tình hình ấy, một số người lo ngại chi rằng, nước mình là thành viên mới nên chưa thể mở cửa thị trường một cách tự do mà cần có quy định giới hạn hạn ngạch và tăng thuế nhập khẩu đối với hai hàng hoá này. Nhưng những người có trách nhiệm xây dựng chính sách, pháp luật th cho rằng, cần phải nghiêm túc thực hiện đầy đủ ngay các cam kết của WTO, không được đặt ra bất kì hạn chế nào về thuế quan, phi thuế quan làm cản trở nhập khẩu hàng giày da và dệt may của các nước thành viên vào nước mình. a) Việc nước D nghiêm túc thực hiện đầy đủ ngay các cam kết của WTO không đặt ra bất kì hạn chế nào về thuế quan và phi thuế quan làm cản trị nhập khẩu hàng giày da và dệt may của các nước thành viên vào nước mình là nhằm thực hiện mục đích gì trong quan hệ thương mại quốc tế. b) Em hãy cho biết trong thông tin trên nước D đã thực hiện đúng nguyên tắc nào của WTO. Nội dung nguyên tắc đỏ như thế nào?
Nhằm mục đích hỗ trợ cho ngành sản xuất vỏ xe non trẻ của mình, nước Á đánh thuế một khoản phụ thu nhập khẩu bên cạnh thuế quan là 10 USD cho mỗi vỏ xe nhập khẩu từ các thành viên của WTO. Đồng thời, vỏ xe làm từ cao su nhân tạo phải chịu một khoản thuế giá trị gia tăng là 25%, trong khi vỏ xe làm từ cao su thiên nhiên chỉ chịu thuế giá trị gia tăng 15% tại thị trường nước A. Hai khoản thuế với vỏ xe cao su trong nước. Đồng thời, bằng các biện pháp hải quan, nước Á cũng quy định tất cả vỏ xe phải được nhập khẩu thông qua hai cửa khẩu chỉ định duy nhất với thời gian kéo dài hơn trước cho mỗi lần làm thủ tục. Các biện pháp hạn ngạch cũng được áp dụng với một số nước thành viên. a) Theo em, việc nước A ban hành các quy định về thuế đối với vỏ xe cao su của nước ngoài có vi phạm các nguyên tắc của WTO hay không? Nếu có thì vi phạm nguyên tắc nào? Vì sao? b) Nước A đã vi phạm nguyên tắc nào của WTO khi quy định tất cả vỏ xe phả được nhập khẩu thông qua hai cửa khẩu chỉ định duy nhất, đồng thời áp dụn hạn ngạch đối với vỏ xe của một số nước thành viên? Giải thích vì sao?
Việt Nam và nước H là hai nước láng giềng ven biên. Từ lâu, giữa hai nước có quan hệ láng giềng tốt đẹp, thân thiện tử Nhà nước đến nhân dân, trong đó có nhân dân ở vùng biển bên cạnh nhau. Nhưng từ hơn một năm nay, ngư dân nước H thỉnh thoảng lại kéo sang đánh bắt hải sản trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại đến nguồn hải sản của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam đã tích cực kiểm tra, bắt giữ và xử lí ngư dân nước H đánh bắt hải sản trái phép, quản lí và bảo tồn được nguồn tài nguyên biển của mình. a) Hành vi đánh bắt hải sản của tàu thuyền nước H trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong trường hợp trên có phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982 và pháp luật Việt Nam hay không? Vì sao? b) Em hãy cho biết việc các lực lượng chức năng của Việt Nam bắt giữ và xử lí ngư dân nước H đánh bắt hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là đúng hay sai. Vì sao?
Nước D nằm bên bờ Biển Đông. Là quốc gia ven biển, các vùng biển của nước D không nằm đối diện và không kề cận với quốc gia khác trong phạm vi của Công ước Luật Biển năm 1982, rộng mênh mông từ bờ ra biển quốc tế. Trước quy định đây, khi chưa có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển, nước D tự xác định nội thuỷ, lãnh hải của mình theo tập quán quốc tế và tuyên bố đơn phương trong quan hệ với các nước trên thế giới. Từ năm 1996 khi Công ước về Luật Biển có hiệu lực, nước D tự xác định nội thuỷ và lãnh hải của mình phù hợp với quy định của Công ước, đồng thời ban hành Luật Biển của quốc gia, trong đó xác định các vùng biển của nước mình. a) Em hãy cho biết trong trường hợp trên, nước D căn cứ vào văn bản pháp lí nào để tự xác định nội thuỷ, lãnh hải và các vùng biển khác của nước mình. Vì sao? b) Trong trường hợp này, khi xác định các vùng biển của mình, nước D có cần tham khảo ý kiến và cần có sự đồng ý của các nước láng giềng không? Vì sao?
Đọc trường hợp Trường hợp 1. Chị Hà và chị Hoa mang quốc tịch Việt Nam. Khi còn nhỏ, hai chị có đầy đủ các quyền của trẻ em được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Khi lớn - lên, trưởng thành, hai chị tiếp tục được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ của công dân Việt Nam, như quyền và nghĩa vụ học tập, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền được pháp luật bảo vệ về danh dự và nhân phẩm, quyền bầu cử và ứng cử, quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình,... Trường hợp 2. Chị Jangmi và chị Minjun mang quốc tịch Hàn Quốc, thường trú ở Việt Nam từ nhiều năm nay và hoạt động quản lí kinh doanh trong khu công nghiệp Hàn Quốc tại tỉnh H. Khi ở Việt Nam, chị Jangmi và chị Minjun có các quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam, như quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, quyền được pháp luật bảo hộ về danh - và nhân phẩm, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; nhưng hai chị lại không có các quyền như quyền bầu cử và ứng cử, quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền biểu tình, quyền được bảo đảm an sinh xã hội,... không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự như công dân Việt Nam. a) Trong hai trường hợp trên, những người nào thuộc thành phần dân cư Việt Nam? Quyền và nghĩa vụ của họ giống và khác nhau như thế nào? b) Vì sao chị Hà và chị Hoa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật? c) Vì sao chị Jangmi và chị Minjun có quyền và nghĩa vụ hạn chế hơn chị Hà và chị Hoa?
Theo Công ước của Liên hợp quốc về các quyền chính trị, dân sự năm 1966, các quốc gia phải đảm bảo cho công dân của mình có quyền được sống, được bảo đảm bất khả xâm phạm về thân thể, không bị bắt bớ tuỳ tiện, bình đẳng trước pháp luật, bầu cử và ứng cử, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo, tự do hội họp, tự do | lập hội. Là thành viên của Công ước, quốc gia C đã ban hành một đạo luật, trong đó hạn chế một số quyền trên đây của công dân nước mình so với các quyền được quy định trong Công ước mà quốc gia đã phê chuẩn. Quốc gia D đã phê phán quốc gia C trong các diễn đàn quốc tế và cho rằng việc làm của quốc gia C là vi phạm pháp luật quốc tế. Trước sự phê phán của quốc gia D và áp lực của cộng đồng quốc tế, sau một thời gian quốc gia C đã sửa luật trên, với nội dung các quy định phù hợp với Công ước. a) Trong tình huống này, quốc gia D đã căn cứ vào cơ sở nào để buộc quốc gia C phải sửa đổi pháp luật của mình nhằm bảo vệ quyền con người? b) Em có thể nói gì về mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia qua tình huống này?
Hai quốc gia C và D kí kết với nhau Hiệp định biên giới trên bộ và Hiệp định biên giới trên biển điều chỉnh các vấn đề về biên giới trên bộ và trên biển giữa hai nước. Sau khi hai hiệp định này được kí kết, quốc gia C đã ban hành Luật Biên giới quốc gia và Luật Biển của quốc gia, nhằm cụ thể hoá các điều khoản trong các hiệp định vào quy định trong pháp luật nước mình; quốc gia D thì sửa đổi, bổ sung các luật mà nước mình đã ban hành về lãnh thổ và biên giới quốc gia cho phù hợp với các quy định của hai hiệp định mà mình đã kí kết. a) Vì sao các nước C và D sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật nước mình sau khi ki kết với nhau các Hiệp định về biên giới trên bộ và Hiệp định biên giỏi trên biển? b) Việc các nước C và D ban hành văn bản pháp luật quốc gia sau khi kí kết với nhau các hiệp định là thể hiện mối quan nào giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?
Hai quốc gia X và V kí kết với nhau hiệp định đầu tư, theo đó nhà đầu tư của nước X và nước V được hưởng những quyền lợi, ưu đãi và thực hiện những nghĩa vụ trên lãnh thổ của nhau như các nhà đầu tư trong nước, không có sự phân biệt đối xử. Tuy nhiên, khi nhà đầu tư nước X hoạt động đầu tư trên lãnh thổ nước V thì có sức cạnh tranh vượt trội trong một số lĩnh vực, làm cho các doanh nghiệp của nước V gặp khó khăn. Trước tình hình này, trong giới lãnh đạo nước V có một số ý kiến muốn đàm phán lại để thay đổi nội dung hiệp định hoặc sẽ thực hiện khác so với hiệp định đã được kí kết. Cuối cùng, mặc dù gặp khó khăn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nước V vẫn thực hiện đúng các quy định tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, vì nước V đã thoả thuận, cam kết với nước X, được quy định trong hiệp định đầu tư, thực hiện đúng nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. a) Vì sao, mặc dù gặp bất lợi từ sự cạnh tranh vượt trội của các nhà đầu tư nước X nhưng nước V vẫn thực hiện đúng quy định cho nhà đầu tư nước X được hưởng những quyền lợi, ưu đãi khi đầu tư ở nước V? b) Trong thông tin trên, nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật quốc tế đã được nước V thực hiện? Em hiểu về nguyên tắc đó như thế nào?