Danh sách câu hỏi
Có 946 câu hỏi trên 19 trang
Công ty A có trụ sở tại Malaysia ki kết hợp đồng mua bán thép với công ty B có trụ sở tại Indonesia. Cả hai công ty này đều có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật mỗi nước. Theo quy định của pháp luật thương mại Indonesia và pháp luật Malaysia, loại hợp đồng này phải được lập thành văn bản, nhưng theo Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế, hợp đồng này không nhất thiết phải được kí kết bằng văn bản. Hai nước đã thoả thuận lập hợp đồng bằng văn bản theo quy định của pháp luật hai nước, với các nội dung về tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, điều khoản giao hàng, phương thức thanh toán, giải quyết tranh chấp,...
a) Hợp đồng trong trường hợp trên có phải là hợp đồng thương mại quốc tế. không? Là loại hợp đồng gì? Vì sao?
b) Hai công ty trên có quyền lập hợp đồng bằng văn bản không? Vì sao?
Từ khi trở thành thành viên của WTO, nước C luôn nghiêm túc tuân thủ cá nguyên tắc của WTO. Trong điều kiện hàng hoá và các ngành dịch vụ của các nước thành viên WTO ồ ạt vào thị trường nước mình, tạo ra cạnh tranh mới, có lúc, c mặt hàng và dịch vụ gây khó cho hàng hoá và dịch vụ trong nước, nhưng nước C vẫn thực hiện các cam kết với WTO, đảm bảo cho hàng hoá, dịch vụ các nước thành viên được hưởng ưu đãi thuận lợi như hàng hoá, dịch vụ trong nước mình Chính sách của nước C luôn mở cửa cho hàng hoá của các nước thành viên, tại điều kiện cho họ được tự do cạnh tranh với hàng hoá nước mình.
Trong trường hợp này, nước C đã thực hiện nguyên tắc nào của WTO? Vì sao?
Nước D nằm bên bờ Biển Đông. Là quốc gia ven biển, các vùng biển của nước D không nằm đối diện và không kề cận với quốc gia khác trong phạm vi của Công ước Luật Biển năm 1982, rộng mênh mông từ bờ ra biển quốc tế. Trước quy định đây, khi chưa có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển, nước D tự xác định nội thuỷ, lãnh hải của mình theo tập quán quốc tế và tuyên bố đơn phương trong quan hệ với các nước trên thế giới. Từ năm 1996 khi Công ước về Luật Biển có hiệu lực, nước D tự xác định nội thuỷ và lãnh hải của mình phù hợp với quy định của Công ước, đồng thời ban hành Luật Biển của quốc gia, trong đó xác định các vùng biển của nước mình.
a) Em hãy cho biết trong trường hợp trên, nước D căn cứ vào văn bản pháp lí nào để tự xác định nội thuỷ, lãnh hải và các vùng biển khác của nước mình. Vì sao?
b) Trong trường hợp này, khi xác định các vùng biển của mình, nước D có cần tham khảo ý kiến và cần có sự đồng ý của các nước láng giềng không? Vì sao?
Đọc trường hợp
Trường hợp 1. Chị Hà và chị Hoa mang quốc tịch Việt Nam. Khi còn nhỏ, hai chị có đầy đủ các quyền của trẻ em được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Khi lớn - lên, trưởng thành, hai chị tiếp tục được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ của công dân Việt Nam, như quyền và nghĩa vụ học tập, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền được pháp luật bảo vệ về danh dự và nhân phẩm, quyền bầu cử và ứng cử, quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình,...
Trường hợp 2. Chị Jangmi và chị Minjun mang quốc tịch Hàn Quốc, thường trú ở Việt Nam từ nhiều năm nay và hoạt động quản lí kinh doanh trong khu công nghiệp Hàn Quốc tại tỉnh H. Khi ở Việt Nam, chị Jangmi và chị Minjun có các quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam, như quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, quyền được pháp luật bảo hộ về danh - và nhân phẩm, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; nhưng hai chị lại không có các quyền như quyền bầu cử và ứng cử, quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền biểu tình, quyền được bảo đảm an sinh xã hội,... không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự như công dân Việt Nam.
a) Trong hai trường hợp trên, những người nào thuộc thành phần dân cư Việt Nam? Quyền và nghĩa vụ của họ giống và khác nhau như thế nào?
b) Vì sao chị Hà và chị Hoa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật?
c) Vì sao chị Jangmi và chị Minjun có quyền và nghĩa vụ hạn chế hơn chị Hà và chị Hoa?
Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất, bao gồm
A. vùng núi đồi, rừng rậm, sông biên giới, đồng bằng của một quốc gia.
B. vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất của một quốc gia.
C. biển cả, sông suối, sa mạc của một quốc gia.
D. nông thôn, thành phố, hải đảo của một quốc gia.
Theo Công ước của Liên hợp quốc về các quyền chính trị, dân sự năm 1966, các quốc gia phải đảm bảo cho công dân của mình có quyền được sống, được bảo đảm bất khả xâm phạm về thân thể, không bị bắt bớ tuỳ tiện, bình đẳng trước pháp luật, bầu cử và ứng cử, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo, tự do hội họp, tự do | lập hội.
Là thành viên của Công ước, quốc gia C đã ban hành một đạo luật, trong đó hạn chế một số quyền trên đây của công dân nước mình so với các quyền được quy định trong Công ước mà quốc gia đã phê chuẩn. Quốc gia D đã phê phán quốc gia C trong các diễn đàn quốc tế và cho rằng việc làm của quốc gia C là vi phạm pháp luật quốc tế.
Trước sự phê phán của quốc gia D và áp lực của cộng đồng quốc tế, sau một thời gian quốc gia C đã sửa luật trên, với nội dung các quy định phù hợp với Công ước.
a) Trong tình huống này, quốc gia D đã căn cứ vào cơ sở nào để buộc quốc gia C phải sửa đổi pháp luật của mình nhằm bảo vệ quyền con người?
b) Em có thể nói gì về mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia qua tình huống này?
Quốc gia H là thành viên Liên hợp quốc và thành viên của nhiều tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực. Khi là thành viên của các tổ chức quốc tế, quốc gia H đã tham gia ki kết rất nhiều điều ước quốc tế như hiệp ước, hiệp định, công ước với các nước khác để hợp tác với nhau trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế – thương mại, giáo dục, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường... Sau khi ki kết mỗi điều ước quốc tế đa phương hay song phương, quốc gia H đã sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật nước mình cho phù hợp với điều ước quốc tế mà mình đã kí kết.
a) Vì sao nước H sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật nước mình sau khi kế kết các điều ước quốc tế.
b) Thông tin trên nói về mối quan hệ nào giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia? Nội dung mối quan hệ đó như thế nào?
Hai quốc gia X và V kí kết với nhau hiệp định đầu tư, theo đó nhà đầu tư của nước X và nước V được hưởng những quyền lợi, ưu đãi và thực hiện những nghĩa vụ trên lãnh thổ của nhau như các nhà đầu tư trong nước, không có sự phân biệt đối xử. Tuy nhiên, khi nhà đầu tư nước X hoạt động đầu tư trên lãnh thổ nước V thì có sức cạnh tranh vượt trội trong một số lĩnh vực, làm cho các doanh nghiệp của nước V gặp khó khăn. Trước tình hình này, trong giới lãnh đạo nước V có một số ý kiến muốn đàm phán lại để thay đổi nội dung hiệp định hoặc sẽ thực hiện khác so với hiệp định đã được kí kết. Cuối cùng, mặc dù gặp khó khăn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nước V vẫn thực hiện đúng các quy định tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, vì nước V đã thoả thuận, cam kết với nước X, được quy định trong hiệp định đầu tư, thực hiện đúng nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.
a) Vì sao, mặc dù gặp bất lợi từ sự cạnh tranh vượt trội của các nhà đầu tư nước X nhưng nước V vẫn thực hiện đúng quy định cho nhà đầu tư nước X được hưởng những quyền lợi, ưu đãi khi đầu tư ở nước V?
b) Trong thông tin trên, nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật quốc tế đã được nước V thực hiện? Em hiểu về nguyên tắc đó như thế nào?
Nước A ở châu u và nước B ở châu Á có quan hệ với nhau từ hơn 20 năm nay, Trước đây, hai nước chỉ có quan hệ chính trị với nhau, nhưng ngày nay do nhu cầu phát triển kinh tế của mỗi nước, hai bên đã trao đổi, đàm phán và đạt được thoả thuận xây dựng và kí kết với nhau một số hiệp định về hợp tác kinh tế – thương mại, như trao đổi hàng hoá, hợp tác đầu tư,... Các hiệp định này là cơ sở để hai nước xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.
a) Em hãy cho biết nước Á và nước B xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhau trên cơ sở văn bản pháp luật nào.
b) Vai trò nào của pháp luật quốc tế được thể hiện trong trường hợp trên? Thế hiện như thế nào?