Danh sách câu hỏi

Có 946 câu hỏi trên 19 trang
Đọc các trường hợp Trường hợp 1. Khi biết tin chị K và anh T yêu nhau, bố mẹ anh T tìm mọi cách ngăn cản. Một mặt, họ thuyết phục anh T bằng cách đưa những thông tin sai lệch, không đúng sự thật về chị K. Mặt khác, họ sử dụng ảnh hưởng của họ hàng, bạn bè, cơ quan,... nhằm tạo áp lực xã hội đến chị K. Trường hợp 2. Anh K (21 tuổi) và chị M (20 tuổi) muốn đăng kí kết hôn nhưng gia đình hai bên không đồng ý. Hai anh chị đã ra Uỷ ban nhân dân xã H để xin giấy chứng nhận về tình trạng hôn nhân nhưng không được, vì người nhà của hai bên gia đình làm tại Uỷ ban nhân dân nơi đăng kí hộ khẩu thường trú đã cản trở. Anh K và chị M đã sử dụng bản sao sổ hộ khẩu và căn cước công dân gốc đến nơi anh chị đang tạm trú để xin đăng kí kết hôn nhưng vẫn không được giải quyết vì không có giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của hai người do Uỷ ban nhân dân xã nơi hai người cư trú cấp. Trường hợp 3. Anh Q và chị H đã kết hôn hơn 15 năm và có một con trai 13 tuổi. Anh Q làm việc ở một công ty tư nhân thu nhập khá cao, mọi chi phí trong gia đình đều do anh lo liệu, chu cấp. Chị H ở nhà chăm sóc gia đình và nuôi dạy con cái. Một ngày, anh ( quyết định bỏ việc, bỏ gia đình ra đi mà không thông báo cho bất kì ai. Chị H mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để tìm anh Q mà không thấy. Một mình chị H phải đối mặt với bao khó khăn trong việc nuôi dạy chăm sóc con trai và các khoản chi trả cho các nhu cầu của gia đình. Cậu về tài chính, về chống con khiến chị chị H luôn căng thẳng và mất cân bằng tâm li bị bạn bè chê cười vì việc bố bỏ nhà ra đi đã trở nên ít nói, học hành sa sút. Áp lực về tài chính, về chồng con khiến chị H luôn căng thẳng và mất cân bằng tâm lí. a) Hãy phân tích các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân tron hôn nhân và gia đình ở từng trường hợp. b) Nêu tác hại mà những hành vi đó gây ra cho cá nhân, gia đình, xã hội. Hải quả mà những hành vi vi phạm đó có thể phải gánh chịu là gì?
Đọc câu chuyện Chồng chị N mất vì tai nạn giao thông, ba mẹ con chị nương tựa vào nhau. Với các con, chị N vừa làm mẹ, vừa làm cha. Công việc của chị N thu nhập không cao nên cuộc sống của mẹ con chị khá vất vả. Bù lại, hai con của chị N ngoan và hiếu thuận. Con trai chị N lo đảm đương việc nhà và chăm sóc em gái, ngoài giờ học, con trai chị N thưởng sang xưởng sản xuất đồ mĩ nghệ trong làng để phụ giúp việc đóng gói hàng để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Gần đây, chị N rất buồn vì cậu con trai sắp tốt nghiệp lớp 12 đòi nghỉ học để đi làm. Thấy con kiên quyết, chị N liền cầu cứu bố mẹ chống ở quê. Nhận được tin, hai ông bà thu xếp công việc để lên với các cháu. Khi ông nội hỏi lí do nghỉ học, cậu bé tâm sự: “Cháu thích ngành kiến trúc, mà mẹ cứ bắt cháu thi ngành kinh tê, mẹ còn tự ý điền vào phiếu đăng kí dự thi mà không quan tâm đến ý kiến của cháu”. Chị N nói: “Con muốn cháu học kinh tế sau này mới có thể khấm khá, chứ học vẽ vời vừa khó xin việc, khó kiếm tiền”. Sau khi nghe ý kiến của cả hai, ông nội đã nói với cháu: “Lẽ ra cháu gắng phân tích, thuyết phục mẹ, nếu khó khăn thì nhờ ông bà giúp, phản đổi mẹ bằng cách đòi bỏ học là cháu không đúng”. Ông nói với chị N: “Con nó có quyền được bày tỏ ý kiên, nguyện vọng của mình, là cha mẹ phải lắng nghe, tiếp thu, nếu là nguyện vọng chính đáng thì nên tạo điều kiện cho con, không nên áp đặt theo ý mình". a) Em hãy sử dụng các quy định của pháp luật Việt Nam để phân tích và làm rõ quyền và nghĩa vụ của công dân được nói đến trong câu chuyện. b) Những quy định về quyền và nghĩa vụ đó có được các thành viên trong gia đình chị N thực hiện không? Vì sao?
Đọc thông tin Vợ, chồng bình đẳng trong tạo lập, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Pháp luật không phân biệt chức năng kinh tế do chồng hay vợ thực hiện mà đó là trách nhiệm chung của hai vợ chồng. Trong trường hợp vì lí do giới tính, sức khoẻ, nghề nghiệp, mức thu nhập mà công sức đóng góp ít hơn thì cũng không làm giảm hoặc mất quyền sở hữu của họ đối với tài sản chung; lao động trong gia đình được tỉnh ngang với lao động tạo ra của cải, vật chất. Trong các giao dịch có đối lượng là tài sản chung thì vợ, chống bình đẳng với nhau khi tham gia giao dịch, đối với giao dịch có giá trị tài sản chung lớn, tài sản chung đưa vào kinh doanh, tài sản là nguồn sống duy nhất của gia đình thì phải có sự thoả thuận bằng văn bản của hai vợ chồng. Pháp luật thừa nhận quyền đại diện của vợ, chồng cho nhau trong xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch. Trong trường hợp có lí do chính đáng, pháp luật cho phép vợ, chồng thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Để tôn trọng quyền tự do cá nhân và sự độc lập nhất định của vợ, chồng, pháp luật thừa nhận vợ, chồng có quyền sở hữu tài sản riêng đối với những tài sản riêng mà họ có trước khi kết hôn, tài sản họ được thừa kế riêng, được tặng cho riêng đồ dùng, tư trang cá nhân, tài sản khác theo quy định pháp luật,... Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng mà không phụ thuộc vào ý chi của chồng, vợ mình. Tuy nhiên, quyền của vợ, chồng có tài sản riêng có thể bị hạn chế vì lợi ích chung của gia đình. Vợ, chồng bình đẳng trong thừa kế và thừa kế di sản của nhau. Vợ, chồng có quyền để lại di sản và tự quyết định theo ý chí của mình về định đoạt di sản. Vợ chồng cũng có quyền hưởng thừa kế di sản của nhau theo pháp luật hoặc theo di chúc. Nếu hưởng thừa kế theo pháp luật họ thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau. Nếu người vợ hoặc chồng lập di chúc không cho chồng hoặc vợ mình được hưởng thừa kế thì người bị truất quyền thừa kế vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, trừ khi họ thuộc diện pháp luật tước quyền thừa kế hoặc chính họ từ chối nhận di sản. a) Hãy sử dụng các quy định của pháp luật Việt Nam để phân tích và làm rõ các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng được nói đến trong thông tin. b) Vì sao quyền của vợ, chồng có tài sản riêng có thể bị hạn chế vì lợi ích chung của gia đình? Lấy ví dụ để minh hoạ.
Đọc trường hợp /thông tin và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d. Giải thích vì sao. Trường hợp: Anh S và chị Q học cùng nhau ở trường trung học phổ thông. Sau đó anh S theo bố mẹ sang định cư ở nước ngoài. Khi về thăm quê, anh S có gặp lại chị Q, từ đó hai người trao đổi, liên hệ với nhau qua điện thoại, mạng xã hội, chị Q tỏ ý muốn sang định cư ở nước ngoài và nhờ anh S giúp bằng cách đồng ý kết hôn giả với chị Q. Hai bên sẽ li hôn sau khi chị Q được nhập quốc tịnh ở nước ngoài. a. Đề nghị của chị Q vi phạm quy định của pháp luật về cưỡng ép kết hôn. b. Đề nghị của chị Q dựa trên cơ sở tự nguyện và không trái pháp luật. c. Anh S nên đồng ý giúp chị Q vì hai người là bạn học cùng trường. d. Anh S nên từ chối giúp chị Q vì nó là hành vi kết hôn, li hôn giả tạo. Thông tinBảng 1. Tổng hợp số lượng lựa chọn người yêu/kết hôn theo tiêu chí Tiêu chí Số lượt lựa chọn tiêu chí người yêu Số lượt lựa chọn tiêu chí Tình yêu Tư cách đạo đức Lòng chung thủy Biết cách ứng xử Khỏe mạnh Hình thức Thu nhập Công việc Học vấn Gia đình tương đồng Sự chấp thuận của bố mẹ Cùng địa phương Cùng dân tộc Cùng tôn giáo Khác 221 212 209 210 151 91 129 158 139 61 97 40 36 36 8 221 217 218 194 159 74 166 185 165 71 136 46 38 38 5 N = 279       (Theo Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Đinh Thị Nguyệt (2021), Giá trị hôn nhân, gia đình – Góc nhìn của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, Quyển 31, số 2, trang 102-113) a. Công dân lựa chọn kết hôn dựa trên tình yêu, thu nhập, học vấn, công việc là phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền tự do kết hôn. b. Các tiêu chí như gia đình tương đồng, sự chấp thuận của bố mẹ, cùng dân tộc, cùng tôn giáo không phải là rào cản của hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. c. Pháp luật quy định về kết hôn dựa trên tiêu chí hình thức có ý nghĩa tác động quan trọng, vì sẽ quyết định thay đổi hành vi kết hôn của công dân. d. Các tiêu chí tư cách đạo đức, lòng chung thuỷ, khoẻ mạnh, biết cách ứng xử chỉ được pháp luật quy định trong quan hệ gia đình, không quy định trong quan hệ hôn nhân.
Gia đình ông S và gia đình ông P là hàng xóm củng có chung một hàng rào thấp ngăn chia hai nhà. Gia đình ông S sinh sống trên khu đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2005; năm 2010 gia đình ông S đã trồng nhiều cây bưởi ở hàng rào giáp ranh với khu đất của gia đình ông P. Khu đất của nhà ông P là khu đất của Nhà nước được gia đình ông thuê lại để trồng cây, đến năm 2020 gia định được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để ở. Năm 2022, nhân lúc gia đình ông 5 không có nhà, ông P đã chặt cảnh của 3 cây bưởi của nhà ông S cạnh hàng rào chung. Sự việc này dẫn đến hai gia đình cãi nhau to. Ông P cho rằng, vì các cành bưởi này vươn sang đất nhà ông nên ông có quyền chặt đi. a) Hành vi của ông P đã xâm phạm đến quyền và nghĩa vụ nào của công dân? b) Hậu quả nào có thể xảy ra với ông P từ hành vi vi phạm của mình?