Danh sách câu hỏi

Có 5,287 câu hỏi trên 106 trang
Đọc đoạn văn của bạn Trần Minh Sơn và trả lời câu hỏi: Xa-đa-kô – nhân vật trong bài đọc “Những con hạc giấy" cũng là nhân vật chính trong truyện “Ngàn hạc giấy của Xa-đa-kể” do chính anh trai của cô bé – Xa-xa-ki Ma-xa-hi-rô viết. Cô bé nhiễm chất phóng xạ của bom nguyên tử vào năm lên hai tuổi. Sau mười năm ủ bệnh, bác sĩ kết luận cô bé bị bệnh máu trắng. Gần một năm chữa trị là khoảng thời gian ngập tràn đau đớn và nước mắt của Xa-đa-kô và cả gia đình. Cũng trong thời gian đó, Xa-đa-kô đã bí mật gửi nguyện ước cho mình cùng với bố mẹ vào những cánh hạc giấy do cô bé tự tay gấp. Tuy nhiên, Xa-đa-kô đã ra đi khi ước nguyện còn dang dở. Hình ảnh Xa-đa-kô ngồi gấp hạc giấy là lời lên án mạnh mẽ nhất đối với chiến tranh. Niềm tin vào cuộc sống và sự kiên cường chống chọi với bệnh tật của cô bé đã trở thành biểu tượng cho tinh thần chống chiến tranh và vũ khí hạt nhân ở Nhật Bản cũng như trên toàn thế giới. Trần Minh Sơn a. Đoạn văn viết về điều gì? b. Bạn Minh Sơn giới thiệu những gì ở câu văn mở đầu? c. Ở các câu văn tiếp theo, bạn Minh Sơn giới thiệu những gì về Xa-đa-kô? - Hoàn cảnh - Việc làm - ? d. Bạn Minh Sơn khẳng định điều gì ở câu văn cuối?
Lễ hội đèn lồng nổi Lễ hội đèn lồng nổi tại Ha-oai được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1999. Theo bà Sin-xô l-tô – người khởi xướng lễ hội – ánh sáng từ đèn lồng tượng trưng cho trí tuệ, nước tượng trưng cho tình yêu. Vì vậy, thả đèn lồng lên dòng nước là thể hiện hi vọng một thế giới tươi sáng hơn. Lễ hội được bắt đầu với tiếng thổi pũ (một loại vỏ ốc biển của Ha-oai). Đặc sắc nhất lễ hội là nghi thức thả sáu chiếc đèn lồng chính mang lời cầu nguyện đến những nạn nhân của chiến tranh, những người gặp thiên tai, nạn đói hay bệnh tật. Lời cầu nguyện còn dành cho những loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng. Những chiếc đèn lồng toả sáng trên mặt nước cũng mang theo hi vọng sức khoẻ và bình an cho mọi người. Lễ hội khép lại với hình ảnh hàng nghìn chiếc đèn lồng sáng lung linh, thả trôi trên biển cùng với những lời cầu nguyện, lời chúc. Sau đó, đèn lồng sẽ được thu gom, làm sạch và cất giữ để dùng cho những năm sau. Với thông điệp hướng tới thế giới hoà bình, ấm áp, mỗi năm, lễ hội thu hút hơn 50 000 người tham gia với hơn 6.000 chiếc đèn lồng được thắp sáng. Đây là dịp để người thân, bạn bè và cả những người không quen biết gắn bó với nhau trong sự chia sẻ, cùng mở lòng để đùm bọc và yêu thương. Ngân Hương tổng hợp Đoạn đầu giới thiệu những thông tin gì về lễ hội đèn lồng nổi tại Ha-oai?
Những con hạc giấy Ngày 16 tháng 7 năm 1945, nước Mỹ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản. Hai quả bom lần lượt ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki đã cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người. Tính đến cuối năm 1945, tổng số người chết vì hai quả bom và bị nhiễm phóng xạ nguyên tử đã lên đến nửa triệu. Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-ki Xa-đa-kô mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, từ một cô bé khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, sức khoẻ của em bị giảm sút nhanh chóng, phải nằm viện để chữa trị bệnh máu trắng, Nằm trong bệnh viện nhằm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con hạc bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ nén đau, miệt mài gấp hạc. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật đã tới tắp gửi hàng nghìn con hạc giấy đến cho Xa-đa-kô. Nhưng Xa-đa-kô vẫn không qua khỏi, mặc dù em đã gấp được hơn một nghìn con hạc giấy. Xúc động trước cái chết của Xa-đa-kô, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyền góp tiền xây một đài tưởng niệm những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Năm 1958, Tượng đài Hoà bình cho trẻ em, còn được gọi là tháp Sen-ba-zu-ru (“Ngàn cánh hạc"), được dựng lên ở Công viên Hoà bình của thành phố. Trên đỉnh đài tưởng niệm cao chín mét là tượng một bé gái – mô phỏng hình ảnh Xa-đa-kô – giơ cao hai tay nâng một con hạc lớn đang dang cánh bay. Dưới tượng đài khắc những lời tha thiết: Chúng em kêu gọi Chúng em nguyện cầu: Hoà bình cho thế giới! Theo Những mẫu chuyện lịch sử thế giới • Phóng xạ nguyên tử: loại chất sinh ra khi bom nguyên tử nổ, rất có hại cho sức khoẻ. • Bệnh máu trắng: một dạng bệnh ung thư máu. • Truyền thuyết: loại truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử nhưng mang nhiều yếu tố thần kì. Giới thiệu về cô ba Xa-xa-ki Xa-đa-kô: Trước khi bị nhiễm phóng xạ. Sau 10 năm nhiễm phóng xạ.