Danh sách câu hỏi

Có 5,287 câu hỏi trên 106 trang
Đọc chương trình giao lưu “Sách và ước mơ” và thực hiện yêu cầu: Chương trình giao lưu “Sách và ước mơ” 1. Mục đích – Trao tặng sách để hỗ trợ Trường Tiểu học Ban Mai xây dựng thư viện. – Tổ chức một số hoạt động để giao lưu và khuyến khích học sinh đọc sách. 2. Phân công chuẩn bị – Ban chỉ huy Liên đội: Viết thư mời, mời đại biểu,.... – Câu lạc bộ Truyền thông và Câu lạc bộ Cây cọ nhí: + Viết và trang trí bản tin để đăng, phát thanh,.... + Kêu gọi sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh.... – Câu lạc bộ Nghệ sĩ nhí: Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ và phụ trách dẫn chương trình. – Câu lạc bộ Nhà văn nhí: Thiết kế một số hoạt động đọc sách và giao lưu với nhà thơ, nhà văn. – Câu lạc bộ Tình nguyện xanh: Đóng gói sách và chuẩn bị 10 phần quà để tổ chức các hoạt động giao lưu. 3. Chương trình cụ thể Thời gian Hoạt động 6:15-6:30 Tập trung tại trường 6:30-7:30 Di chuyển đến Trường Tiểu học Ban Mai 7:30-8:00 Ổn định tổ chức 8:00 8:15 Văn nghệ chào mừng 8:15 8:45 Lễ tiếp nhận sách 8:45-9:45 Đọc sách và chia sẻ theo nhóm 9:45 - 10:45 Giao lưu cùng nhà thơ, nhà văn 10:45 – 11:00 Chụp ảnh lưu niệm, chia tay Ban chỉ huy Liên đội a. Bản chương trình giao lưu “Sách và ước mơ” được lập gồm mấy mục? Nội dung của mỗi mục là gì? b. Nhận xét về cách trình bày mỗi mục.
Lớp học trên đường Cụ Vi-ta-li nhặt trên đường một mảnh gỗ mỏng, dính đầy cát bụi. Cắt mảnh gỗ thành nhiều miếng nhỏ, cụ bảo: – Ta sẽ khắc trên mỗi miếng gỗ một chữ cái. Con sẽ học nhận mặt từng chữ, rồi ghép các chữ ấy lại thành tiếng. Từ hôm đó, lúc nào túi tôi cũng đầy những miếng gỗ dẹp. Không bao lâu, tôi đã thuộc tất cả các chữ cái. Nhưng biết đọc là một chuyện khác. Không phải ngày một ngày hai mà đọc được. Khi dạy tôi, thầy Vi-ta-li nghĩ rằng cùng lúc có thể dạy cả chú chó Ca-pi để làm xiếc. Dĩ nhiên, Ca-pi không đọc lên được những chữ nó thấy vì nó không biết nói, nhưng nó biết lấy ra những chữ mà thầy tôi đọc lên. Buổi đầu, tôi học tấn tới hơn Ca-pi nhiều. Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi. Cái gì đã vào đầu nó rồi thì nó không bao giờ quên. Một hôm, tôi đọc sai, thầy tôi nói: – Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi. Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi. Từ đó, tôi không dám sao những một phút nào. Ít lâu sau, tôi đọc được, trong khi con Ca-pi đáng thương chỉ biết “viết" tên nó bằng cách rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái. Cụ Vi-ta-li hỏi tôi: – Bây giờ con có muốn học nhạc không? – Đấy là điều con thích nhất. Nghe thầy hát, có lúc con muốn cười, có lúc lại muốn khóc. Có lúc tự nhiên còn nhớ đến mẹ con và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà. Bằng một giọng cảm động, thầy bảo tôi: – Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn. Theo Héc-to Ma-lô, Hà Mai Anh dịch - Mẫu chuyện trên được trích từ tiểu thuyết "Không gia đình" của nhà văn Pháp Héc-ta Ma-lô viết về cuộc đời lưu lạc của chú bé Rê-mi. Bị bắt cóc và vứt ra lề đường từ lúc mới sinh,Rê-mi được một gia đình nghèo nuôi, rồi được chủ một gánh xiếc rong là cụ Vi-ta-li dìu dắt nên người.Trải bao thăng trầm, cuối cùng cậu đã tìm được gia đình và sống hạnh phúc bên những người ruột thịt. - Đắc chí: tỏ ra thích thú vì đạt được mong muốn. - Sao nhãng: (nghĩa trong bài) không dồn công sức vào công việc chính phải làm, do chủ quan. Rê-mi được thầy Vi-ta-li dạy học trong hoàn cảnh nào?
Cậu bé say mê toán học Ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, có một bạn nhỏ người dân tộc Chăm tên là Đổng Trọng Nghĩa. Ở nhà, mọi người thường gọi Nghĩa là Ja Aok – tên một chàng dũng sĩ trong truyện cổ tích Chăm – với ước mong cậu luôn khoẻ mạnh, thông minh và tốt bụng. Lên bốn tuổi, Nghĩa đã sớm bộc lộ năng khiếu toán học. Em tính nhẩm rất nhanh và đặc biệt thích thú với những trò chơi đố vui về toán. Em luôn tích cực truyền cảm hứng và khơi gợi hứng thú cho các bạn trong giờ học toán. Không những thế, Nghĩa còn học đều tất cả các môn và rất tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp. Nhờ niềm say mê và không ngừng nỗ lực, năm học lớp Năm, em được chọn là một trong sáu thí sinh đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi “Toán trí tuệ Quốc tế” tại Thái Lan. Cậu bé thông minh, lanh lợi ấy đã xuất sắc đoạt giải Nhì. Nghĩa xem những trải nghiệm từ cuộc thi với hơn 1.000 thí sinh đến từ 22 quốc gia là kinh nghiệm quý báu. Em luôn tự nhủ phải khiêm tốn và cố gắng học tập tốt hơn nữa để trở thành một nhà sáng lập, tạo ra những trò chơi về toán học, mang lại niềm vui và phát triển khả năng sáng tạo cho mọi người. Trọng Nhân tổng hợp Bố mẹ gửi gắm điều gì vào tên thường gọi ở nhà của Đổng Trọng Nghĩa?
* Nội dung bài Người chăn dê và hàng xóm: Câu chuyện kể về 2 người hàng xóm sống gần nhau. Một người nuôi rất nhiều dê và một nguồi lại nuôi chó săn, những con chó săn luôn làm hại đến đàn dê nên người chăn dê đã kiện ra toà. Ở toà người chăn dê đã nghe được lời khuyên của thẩm phán và có cách xử lí rất thông minh Người chăn dê và hàng xóm Có một người nuôi rất nhiều dê. Hàng xóm của ông ta lại nuôi chó dữ. Mấy con chó thường nhảy qua hàng rào, tấn công những con dê đáng thương. Mấy lần, người chăn dê bảo người hàng xóm trông coi đàn chó của mình, nhưng người hàng xóm cứ mặc kệ, chỉ nhận lời miệng. Vài ngày sau, chó của ông ta lại nhảy qua hàng rào, cắn bị thương mấy con dê. Người chăn dê không thể chịu đựng hơn nữa, liền kiện lên quan toà. Nghe lời buộc tội của người chăn dê, vị quan toà anh minh nói: – Ta có thể trừng phạt người nuôi chó, cũng có thể ra lệnh nhốt chó của anh ta lại. Nhưng làm như vậy, anh sẽ mất một người bạn và có thêm một kẻ thù. Anh muốn hàng xóm của mình là kẻ thù hay muốn họ là bạn mình? – Đương nhiên tôi muốn hàng xóm là bạn rồi. – Vậy anh hãy nghĩ xem, lãm thế nào để có một người hàng xóm tốt và đàn dê của anh được an toàn? Người chăn dê suy nghĩ hồi lâu, rồi vui vẻ ra về. Hôm sau, người chăn dê chọn ba con dê con đem tặng cho ba cậu con trai người hàng xóm. Nhìn thấy những con dê xinh xắn, hiền lãnh, ba cậu con trai vui sướng như bắt được vãng, hằng ngày tan học về đều ra sân chơi với ba con dê. Vì sợ ba con dê của con bị tấn công, người nuôi chỗ làm một chiếc lồng sắt to, nhốt lũ chó vào trong. Từ đó về sau, đàn dẽ của người chăn dê không bị tấn công nữa. Để cảm tạ ý tốt của người chăn dê, mỗi khi có món ăn ngon, người hàng xóm thường đem biểu ông. Dẫn dẫn, hai nhà trở thành hàng xóm tốt của nhau.
* Nội dung của bài Mồ côi xử kiện: Câu chuyện kể về một chàng Mồ Côi rất nhanh nhẹn công tâm và có tài xử án rất thông minh Mồ côi xử kiện Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi rất nhanh nhẹn, công tâm. nên được người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện. Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường. Chủ quán thưa: – Bác này vào quán của tôi hát mùi thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền nên tồi kiện bác ấy. Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời: – Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm chứ tôi không mua gì cả. Mồ Côi bảo: – Nhưng bác có hít hương thơm thức ăn trong quán không? Bác nông dân đáp: – Thưa có. Mồ Côi nối. – Nếu bác đã hít mùi thức ăn thì bác phải bồi thường. Chủ quán muốn bồi thường bao nhiêu? – Hai mươi đồng. – Bác đưa hai mươi đồng đây thì tôi phân xử cho! – Mồ Côi bảo. Bác nông dân giãy nảy – Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đầu mà phải trả tiền ? – Bác cứ đưa tiền đây. Bác nông dân ấm ức – Nhưng tôi chỉ có hai đồng. – Cũng được. Mồ Côi thản nhiên cầm lấy hai đồng bạc bỏ vào một cái bát, rồi úp một cái bát khác lên, đưa cho bác nông dân, nói: – Bác hãy xóc lên cho đủ mười lần. Còn ông chủ quán, ông hãy nghe nhé! Hai người tuy chưa hiểu gì nhưng cũng cứ làm theo. Khi đồng bạc trong bát úp kêu lạch cạch đến lần thứ mười, Mồ Côi phản: – Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên hít mùi thịt, một bên nghe tiếng bạc. Thế là công bằng. Nói xong, Mồ Côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân rồi tuyên bố kết thúc phiên xử. Bác nông dân thở phào nhẹ nhõm, còn ông chủ quán đành lẳng lặng ra về, không dám kêu ca gì. Truyện dân gian dân tộc Nùng Vì sao mồ côi được người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện?