Câu hỏi:

22/03/2024 23

Tìm đọc thêm ở nhà:

– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về việc hoà giải, phân xử.

− 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

– Chuyện “Truyện cổ tích Cậu bé thông minh”

– Chuyện “Truyện cổ tích Phân xử tài tình”

– 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên

* Truyện Cậu bé thông minh

Một ông vua muốn tìm người tài giúp nước nên sai viên quan đi dò la khắp nơi. Đi đến vùng nào, viên quan cũng ra những câu đố oái oăm nhưng vẫn chưa tìm được người tài. Một hôm, viên quan đến một làng kia, thấy hai cha con đang cày ruộng. Viên quan lại gần rồi hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con liền hỏi lại rằng nếu cho biết ngựa của ông một ngày đi được mấy bước thì sẽ trả lời một ngày cày được bao nhiêu đường. Quan nghe vậy mừng rỡ, bẩm báo với nhà vua. Nghe xong, vua thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé. Vua truyền ban cho dân làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực và phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Khi đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua rằng trâu đực không thể đẻ con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Bấy giờ, nước láng giềng lăm le xâm lược nước ta. Để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Sau đó, cậu bé được phong làm trạng nguyên. Vua còn cho xây một dinh thự ở cạnh hoàng cung cho em bé ở, tiện hỏi han.

*Truyện Phân xử tài tình

Chuyện kể về một ông vị quan rất tài, vụ án nào ông cũng tìm ra manh mối và phân xử rất tài tình, công bằng, ông thường đưa ra những tình huống và quan sát biểu hiện của những người trong vụ kiện đó để đưa ra lý lẽ công bằng và phán xử

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với nội dung câu chuyện:

Xem đáp án » 22/03/2024 71

Câu 2:

* Nội dung bài Người chăn dê và hàng xóm: Câu chuyện kể về 2 người hàng xóm sống gần nhau. Một người nuôi rất nhiều dê và một nguồi lại nuôi chó săn, những con chó săn luôn làm hại đến đàn dê nên người chăn dê đã kiện ra toà. Ở toà người chăn dê đã nghe được lời khuyên của thẩm phán và có cách xử lí rất thông minh

Người chăn dê và hàng xóm

Có một người nuôi rất nhiều dê. Hàng xóm của ông ta lại nuôi chó dữ. Mấy con chó thường nhảy qua hàng rào, tấn công những con dê đáng thương. Mấy lần, người chăn dê bảo người hàng xóm trông coi đàn chó của mình, nhưng người hàng xóm cứ mặc kệ, chỉ nhận lời miệng. Vài ngày sau, chó của ông ta lại nhảy qua hàng rào, cắn bị thương mấy con dê. Người chăn dê không thể chịu đựng hơn nữa, liền kiện lên quan toà.

Nghe lời buộc tội của người chăn dê, vị quan toà anh minh nói:

– Ta có thể trừng phạt người nuôi chó, cũng có thể ra lệnh nhốt chó của anh ta lại. Nhưng làm như vậy, anh sẽ mất một người bạn và có thêm một kẻ thù. Anh muốn hàng xóm của mình là kẻ thù hay muốn họ là bạn mình?

– Đương nhiên tôi muốn hàng xóm là bạn rồi.

– Vậy anh hãy nghĩ xem, lãm thế nào để có một người hàng xóm tốt và đàn dê của anh được an toàn?

Người chăn dê suy nghĩ hồi lâu, rồi vui vẻ ra về. Hôm sau, người chăn dê chọn ba con dê con đem tặng cho ba cậu con trai người hàng xóm. Nhìn thấy những con dê xinh xắn, hiền lãnh, ba cậu con trai vui sướng như bắt được vãng, hằng ngày tan học về đều ra sân chơi với ba con dê. Vì sợ ba con dê của con bị tấn công, người nuôi chỗ làm một chiếc lồng sắt to, nhốt lũ chó vào trong. Từ đó về sau, đàn dẽ của người chăn dê không bị tấn công nữa. Để cảm tạ ý tốt của người chăn dê, mỗi khi có món ăn ngon, người hàng xóm thường đem biểu ông. Dẫn dẫn, hai nhà trở thành hàng xóm tốt của nhau.

Xem đáp án » 22/03/2024 49

Câu 3:

Dựa vào dàn ý mà em đã lập ở Bài 7 (trang 95 – 96), hãy viết đoạn văn nêu ý kiến của em về một hiện tượng xã hội theo đề bài mà em đã chọn.

Gợi ý

– Em viết theo các ý đã nêu ở bài học trước nhưng có thể thay đổi, bổ sung một số ý nhỏ hoặc thay đổi cách sắp xếp ý cho phù hợp hơn.

– Cần nêu rõ lí do tán thành hoặc không tán thành.

– Nội dung phần thân đoạn cần có sự liên kết với câu mở đoạn và câu kết đoạn.

– Viết xong, đọc lại, sửa các lỗi về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...

Xem đáp án » 23/03/2024 44

Câu 4:

Hãy thay mỗi kí hiệu… dưới đây bằng một kết từ phù hợp trong các thẻ từ màu vàng:

a) Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi… rải vội lên đồng lúa.

Theo HOÀNG HỮU BỘI

b) Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ … từ hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi… mến yêu Thanh.

Theo THẠCH LAM

c) Tôi không trả lời mẹ …tôi muốn khóc quá.

Theo TẠ DUY ANH

rồi

để

 

Xem đáp án » 23/03/2024 39

Câu 5:

Trình bày ý kiến về một số vấn đề có tranh luận trong cuộc sống.

Gợi ý về nội dung trao đổi

Giới thiệu một số vấn đề có tranh luận trong cuộc sống

(M)

– Một số bạn cho rằng, các trò chơi dân gian truyền thống không còn phù hợp với học sinh ngày nay nữa. Một số bạn khác không đồng ý.

– Một số bạn cho rằng đã có cô bác lao công quét dọn trường lớp, học sinh không cần phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Một số bạn khác không đồng ý.

Cách trinh bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.

Xem đáp án » 22/03/2024 38

Câu 6:

Câu chuyện nói lên điều gì?

Xem đáp án » 23/03/2024 38

Câu 7:

* Nội dung của bài Mồ côi xử kiện: Câu chuyện kể về một chàng Mồ Côi rất nhanh nhẹn công tâm và có tài xử án rất thông minh

Mồ côi xử kiện

Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi rất nhanh nhẹn, công tâm. nên được người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện.

Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường. Chủ quán thưa:

– Bác này vào quán của tôi hát mùi thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền nên tồi kiện bác ấy. Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời:

– Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm chứ tôi không mua gì cả.

Mồ Côi bảo:

– Nhưng bác có hít hương thơm thức ăn trong quán không?

Bác nông dân đáp:

– Thưa có.

Mồ Côi nối.

– Nếu bác đã hít mùi thức ăn thì bác phải bồi thường. Chủ quán muốn bồi thường bao nhiêu?

– Hai mươi đồng.

– Bác đưa hai mươi đồng đây thì tôi phân xử cho! – Mồ Côi bảo.

Bác nông dân giãy nảy

– Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đầu mà phải trả tiền ?

– Bác cứ đưa tiền đây.

Bác nông dân ấm ức

– Nhưng tôi chỉ có hai đồng.

– Cũng được.

Mồ Côi thản nhiên cầm lấy hai đồng bạc bỏ vào một cái bát, rồi úp một cái bát khác lên, đưa cho bác nông dân, nói:

– Bác hãy xóc lên cho đủ mười lần. Còn ông chủ quán, ông hãy nghe nhé! Hai người tuy chưa hiểu gì nhưng cũng cứ làm theo. Khi đồng bạc trong bát úp kêu lạch cạch đến lần thứ mười, Mồ Côi phản:

– Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên hít mùi thịt, một bên nghe tiếng bạc. Thế là công bằng.

Nói xong, Mồ Côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân rồi tuyên bố kết thúc phiên xử. Bác nông dân thở phào nhẹ nhõm, còn ông chủ quán đành lẳng lặng ra về, không dám kêu ca gì.

Truyện dân gian dân tộc Nùng

Vì sao mồ côi được người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện?

Xem đáp án » 22/03/2024 37

Bình luận


Bình luận