Soạn Tiếng Việt 5 Cánh diều Bài 8: Có lý có tình có đáp án

  • 23 lượt xem

  • 46 câu hỏi


Câu 3:

* Nội dung của bài Mồ côi xử kiện: Câu chuyện kể về một chàng Mồ Côi rất nhanh nhẹn công tâm và có tài xử án rất thông minh

Mồ côi xử kiện

Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi rất nhanh nhẹn, công tâm. nên được người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện.

Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường. Chủ quán thưa:

– Bác này vào quán của tôi hát mùi thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền nên tồi kiện bác ấy. Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời:

– Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm chứ tôi không mua gì cả.

Mồ Côi bảo:

– Nhưng bác có hít hương thơm thức ăn trong quán không?

Bác nông dân đáp:

– Thưa có.

Mồ Côi nối.

– Nếu bác đã hít mùi thức ăn thì bác phải bồi thường. Chủ quán muốn bồi thường bao nhiêu?

– Hai mươi đồng.

– Bác đưa hai mươi đồng đây thì tôi phân xử cho! – Mồ Côi bảo.

Bác nông dân giãy nảy

– Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đầu mà phải trả tiền ?

– Bác cứ đưa tiền đây.

Bác nông dân ấm ức

– Nhưng tôi chỉ có hai đồng.

– Cũng được.

Mồ Côi thản nhiên cầm lấy hai đồng bạc bỏ vào một cái bát, rồi úp một cái bát khác lên, đưa cho bác nông dân, nói:

– Bác hãy xóc lên cho đủ mười lần. Còn ông chủ quán, ông hãy nghe nhé! Hai người tuy chưa hiểu gì nhưng cũng cứ làm theo. Khi đồng bạc trong bát úp kêu lạch cạch đến lần thứ mười, Mồ Côi phản:

– Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên hít mùi thịt, một bên nghe tiếng bạc. Thế là công bằng.

Nói xong, Mồ Côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân rồi tuyên bố kết thúc phiên xử. Bác nông dân thở phào nhẹ nhõm, còn ông chủ quán đành lẳng lặng ra về, không dám kêu ca gì.

Truyện dân gian dân tộc Nùng

Vì sao mồ côi được người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện?


Câu 14:

* Nội dung bài Người chăn dê và hàng xóm: Câu chuyện kể về 2 người hàng xóm sống gần nhau. Một người nuôi rất nhiều dê và một nguồi lại nuôi chó săn, những con chó săn luôn làm hại đến đàn dê nên người chăn dê đã kiện ra toà. Ở toà người chăn dê đã nghe được lời khuyên của thẩm phán và có cách xử lí rất thông minh

Người chăn dê và hàng xóm

Có một người nuôi rất nhiều dê. Hàng xóm của ông ta lại nuôi chó dữ. Mấy con chó thường nhảy qua hàng rào, tấn công những con dê đáng thương. Mấy lần, người chăn dê bảo người hàng xóm trông coi đàn chó của mình, nhưng người hàng xóm cứ mặc kệ, chỉ nhận lời miệng. Vài ngày sau, chó của ông ta lại nhảy qua hàng rào, cắn bị thương mấy con dê. Người chăn dê không thể chịu đựng hơn nữa, liền kiện lên quan toà.

Nghe lời buộc tội của người chăn dê, vị quan toà anh minh nói:

– Ta có thể trừng phạt người nuôi chó, cũng có thể ra lệnh nhốt chó của anh ta lại. Nhưng làm như vậy, anh sẽ mất một người bạn và có thêm một kẻ thù. Anh muốn hàng xóm của mình là kẻ thù hay muốn họ là bạn mình?

– Đương nhiên tôi muốn hàng xóm là bạn rồi.

– Vậy anh hãy nghĩ xem, lãm thế nào để có một người hàng xóm tốt và đàn dê của anh được an toàn?

Người chăn dê suy nghĩ hồi lâu, rồi vui vẻ ra về. Hôm sau, người chăn dê chọn ba con dê con đem tặng cho ba cậu con trai người hàng xóm. Nhìn thấy những con dê xinh xắn, hiền lãnh, ba cậu con trai vui sướng như bắt được vãng, hằng ngày tan học về đều ra sân chơi với ba con dê. Vì sợ ba con dê của con bị tấn công, người nuôi chỗ làm một chiếc lồng sắt to, nhốt lũ chó vào trong. Từ đó về sau, đàn dẽ của người chăn dê không bị tấn công nữa. Để cảm tạ ý tốt của người chăn dê, mỗi khi có món ăn ngon, người hàng xóm thường đem biểu ông. Dẫn dẫn, hai nhà trở thành hàng xóm tốt của nhau.


Câu 23:

* Nội dung bài Chuyện nhỏ trong lớp học: Câu chuyện kể về việc bạn San – đrô đã trêu khóc bạn I-li-cô vì bạn I-li-cô mới cắt tóc, và cách xử lý thông minh khéo léo của thầy giáo để giải hoà cho hai bạn  

Chuyện nhỏ trong lớp học

Trước giờ lên lớp, tôi đang ghi bài tập lên bảng thì một nhóm học sinh chạy đến mách: "Thưa thầy, bạn I-li-cô khóc ạ.. Quả thật, tôi nhìn thấy I-li-cô đang đứng cạnh phòng gửi áo, quay mặt vào tưởng.

– Vì sao bạn ấy khóc? – Vì bạn San-đrô trêu ạ

– Bạn I-li-cô mới cắt tóc, thế là San-đrô gắnn tên xấu cho bạn ấy.

Tôi tiếp tục ghi bài tập lên bảng rồi gọi:

 I-li-cô, mang lại đây cho thấy cái thước to!

I-li-cô lau nước mắt, mang thước tới.

San-đrô đúng ở đằng xa. Em biết các bạn đã mách tôi và em quan sát xem

điều gì sẽ xảy ra.

– Thế nào? Em mới cắt tóc à? – Tôi ngạc nhiên, thích thú. . Nào, cho thầy xem người ta cắt thế nào!

I-li-cô chần chừ, rồi nhấc mũ ra.

- Cắt đẹp lắm! Hồi còn bé, thầy cũng thích cắt tóc ngắn như thế này, nhưng người ta cắt không đẹp như bây giờ. Trong em đúng là một chàng trai thực sự Có phải thế không, các em?

Lập tức, các em trai và gái đều ủng hộ tôi: "Em thích bạn I-li-cô như thế này!", “Đẹp lắm!”..

– Các em, hãy xem thầy đã chuẩn bị cho các em những bài tập gì nào! – Tôi cố ý thu hút tất cả các em ra khỏi chuyện I-li-cô cắt tóc.

Trong giờ học, khi đi vòng quanh lớp theo dõi các em làm bài, tôi đến chỗ San-đrõ và nói thầm với em: "Em làm bài đúng rồi, nhưng em cư xử với I-li cô chưa đẹp. Nếu em là một chàng trai chân chính thì đến giờ nghỉ em nên xin lỗi bạn ấy "..

Một lát sau, tôi lại đến chỗ I-li-cô và cũng nói thầm với em. "Nếu San-đrô xin lỗi thì em hãy bỏ qua cho bạn ấy nhé! Hãy nói rằng em đã quên điều đó. Được chứ?.

Các em đã làm như thế.

THEO A-MÔ- NA-SVI-LI (Vũ Nho dịch)

Chuyện gì xảy ra trước giờ lên lớp? (ảnh 1)

Chuyện gì xảy ra trước giờ lên lớp?


Câu 31:

* Nội dung bài Tấm bìa các tông: Câu chuyện kể về sự hiểu lầm giữa hai lớp 5A và 5B khi các lớp này không cho lớp kia cùng xem hoa. Và cách xử lí kheo s léo vô cùng thông minh của Thảo Vy để hai lớp vẫn giữ được tình đoàn kết

Tấm bìa các tông

Dọc hành lang phía trước hai lớp 5A và 5B có một dãy chậu hoa. Sáng nay, chẳng biết ai đó đã cãi vào giữa dãy chậu một miếng bia các lông viết dòng chữ khả to: "Cấm lớp 5A sang xem cây". Thảo Vy đọc dòng chữ trên tấm bia mà giật mình: “Đúng là chữ của Tiến Hưng rồi!". Em liền gọi Tiến Hưng ra, hỏi:

– Có phải cậu viết không?

Tiến Hưng lúng túng:

– Tại lớp 5A cấm lớp mình trước chứ. Chỉ mỗi cậu mới được sang đó xem cây thôi.

– Có chuyện đó sao? – Thảo Vy ngạc nhiên.

– Nhưng dù vậy, cậu cũng không nền làm thế này. Chúng minh mang hoa đến cho đẹp trường, sao lại phân biệt hoa của lớp nọ, lớp kia? Thôi, cậu dỡ tấm bia xuống đi.

Tiến Hưng ngượng nghịu xé mảnh bìa, bỏ vào thùng rác rồi vào lớp.

Suy nghĩ một lát, Thảo Vy bước sang lớp 5A. Em là học sinh lớp 5B, nhưng lại là liên đội trưởng, được các bạn học sinh trong trường yêu mến, nể phục.

 – Các bạn 5A ơi, mình có ý kiến này, mong mọi người ủng hộ....

– Thảo Vy nói đi...

Cả lớp nhao nhao cổ vũ.

– Hai lớp chúng mình đã mang đến rất nhiều hoa đẹp. Nhưng các bạn xem có nên sắp xếp lại để phối hợp màu sắc cho đẹp hơn không? Chúng mình không cần phân biệt hoa của lớp A hay lớp B mà cũng chăm sóc hoa, các bạn đồng ý không?

– Ý kiến hay quá! Nhất trí! – Cả lớp đồng thanh.

Ngay giờ ra chơi, các bạn hai lớp cũng sắp xếp lại vị trí các chậu hoa. Những bông hoa nhiều sắc màu rực rỡ, tràn ngập nắng vàng ấm áp, rung rinh trong gió xuân, trông thật đẹp mắt. Bạn nào cũng vui, không ai còn nhớ đến tấm bia các tông ngăn giữa dãy chậu hoa nữa.

ĐẢO QUỐC VỊNH

Tiến Hưng giải thích vì sao bạn ấy không đồng ý cho lớp 5A sang xem cây của lớp 5B?


Câu 40:

Ai có lỗi?

Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi, làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp: “Mình không cố ý đâu!".

Vì sao En-ri-cô nổi giận với Cô-rét-ti? Tìm ý đúng:  a) Vì En-ri-cô cho rằng Cô-rét-ti vừa được phần thưởng nên kiêu căng. (ảnh 1)

Lẽ ra tôi phải tin cậu, nhưng cái cười của cậu làm tôi bực mình. Tôi nghĩ là cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng.

Lát sau, vì vẫn còn tức, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay doạ tôi, nói: “Cậu cố ý đấy nhé!".

Thấy thầy giáo nhìn, cậu hạ tay xuống, nhưng lại nói thêm: “Lát nữa ta gặp nhau ở cổng.".

Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu thấy hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhớ lại hôm đến nhà cậu, thấy cậu vừa học vừa chăm sóc mẹ ốm. Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên, tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti, nhưng cái câu “Mình xin lỗi cậu!" cứ tắc nghẹn trong cổ.

Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ, cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên.

– Ấy đừng! – Cô-rét-ti cười hiền hậu. – Ta lại thân nhau như trước đi! Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói:

– Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không En-ri-cô?

– Không bao giờ! Không bao giờ! – Tôi trả lời.

Về nhà, tôi kể chuyện cho bố nghe, tưởng bố sẽ vui lòng. Nào ngờ bố mắng: “Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước doạ đánh bạn.”.

(Theo A-mi-xi, Hoàng Thiếu Sơn dịch)

Vì sao En-ri-cô nổi giận với Cô-rét-ti? Tìm ý đúng:  a) Vì En-ri-cô cho rằng Cô-rét-ti vừa được phần thưởng nên kiêu căng. (ảnh 2)

Vì sao En-ri-cô nổi giận với Cô-rét-ti? Tìm ý đúng:

a) Vì En-ri-cô cho rằng Cô-rét-ti vừa được phần thưởng nên kiêu căng.

b) Vì Cô-rét-ti giơ tay dọa En-ri-cô và bảo: "Cậu cố ý đấy nhé!".

c) Vì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào En-ri-cô, làm hỏng bài viết.

d) Vì Cô-rét-ti đã làm hỏng bài viết của En-ri-cô mà vẫn cười.

 


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận