Câu hỏi:
13/07/2024 238Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về cách ứng xử của Cô-rét-ti và En-ri-cô . Gạch chân các kết từ trong đoạn văn của em.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Cô-rét-ti và En-ri-cô là hai người bạn thân nhưng tính cách của họ lại trái ngược nhau. En-ri-cô thì nóng tính còn Cô-rét-ti thì điềm đạm. Qua sự việc xảy ra tại lớp học mặc dù Cô-rét-ti không cố ý chạm vào tay của En-ri-cô nhưng En-ri-cô lại cho đó là một hành động cố tình vì vừa được khen thưởng nên Cô-rét-ti mới làm thế, sau đó En-ri-cô đã cố tình đẩy lại Cô-rét-ti và khi ra về còn cầm thước doạ bạn. Ngược lại Cô-rét-ti mặc dù bị bạn cố tình đẩy tay nhưng chỉ tức giận một chút sau đó khi ra về đã chủ động làm hoà với bạn. Em thấy rằng En-ri-cô cần phải bình tĩnh hơn trong mọi việc và không nên nhất quyết cho rằng bạn cố tình như vậy với mình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết 3 câu kể về những người bạn của em, trong câu có sử dụng đại từ (hoặc danh từ dùng để xưng hô). Chỉ ra từ ngữ được thay thế bởi đại từ (hoặc danh từ dùng để xưng hô) đó.
Câu 2:
Tìm các đại từ thay thế chỉ sự vật, số lượng, địa điểm trong những câu sau:
a) Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
Ca dao
b) Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người, sống để yêu nhau.
TỐ HỮU
c) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.
NGUYỄN PHAN HÁCH
Câu 3:
Mở đoạn: Theo bạn, học sinh đến trường có nên mặc đồng phục không?
Thân đoạn:…….
Kết đoạn: Với những lí do nêu trên, các bạn đã thấy việc mặc đồng phục có rất nhiều ý nghĩa. Các bạn hãy trân trọng bộ đồng phục của mình nhé
Đoạn văn 2 trang 111 SGK Tiếng Việt 5 tập 1
Mở đoạn: Có bạn cho rằng học sinh không nên tổ chức sinh nhật tại lớp vì không cần thiết. Tổ chức sinh nhật ở nhà là đủ rồi.
Thân đoạn:…….
Kết đoạn: Như vậy, lớp có thể tổ chức sinh nhật chung cho các bạn sinh cùng tháng vào buổi sinh hoạt cuối tuần, vừa vui vừa không ảnh hưởng đến giờ học. Các bạn có đồng ý không
Câu 5:
Các từ in đậm dưới đây được dùng để nối những từ ngữ hoặc những câu nào với nhau?
a) Tối ấy, cụ Tạo rất ngạc nhiên vì trăng sáng mà lũ trẻ không nô đùa như mọi khi, chỉ túm tụm thầm thì.
Theo PHẠM THỊ BÍCH HƯỜNG
b) Hai lớp chúng mình đã mang đến rất nhiều hoa đẹp. Nhưng các bạn xem có nên sắp xếp lại để phối hợp màu sắc cho đẹp hơn không?
Theo ĐÀO QUỐC VỊNH
Câu 6:
Các từ in đậm dưới đây có tác dụng gì? Xếp chúng vào nhóm phù hợp:
Cái gì quý nhất?
Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất. Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”. Quý thì bảo quý nhất là vàng. Còn Nam cho rằng thì giờ mới là thứ quý nhất. Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai.
Hôm sau, ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải. Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói:
– Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ? Đó chính là người lao động, các em ạ.
Theo TRỊNH MẠNH
a) Dùng để hỏi (đại từ nghi vấn)
b) Dùng để chỉ một người bất kì (đại từ thay thế)
Câu 7:
Viết một đoạn văn ngắn nêu nhận xét của em về cách ứng xử của bạn Thảo Vy trong câu chuyện Tấm bìa các tông, trong đó có sử dụng một số kết từ. Chỉ ra kết từ trong đoạn văn của em.
về câu hỏi!