Danh sách câu hỏi
Có 3,492 câu hỏi trên 70 trang
Các phát biểu sau đây về chèo cổ là đúng hay sai? Hãy đánh dấu V vào ô phù hợp.
Nội dung phát biểu
Đúng
Sai
(1) Chèo cổ thuộc thể loại sân khấu dân gian, ra đời từ xa xưa, phát triển mạnh mẽ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
(2) Các vở chèo cổ đặc sắc gồm: Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình-Dương Lễ, Kim Nham, Tam nữ đồ vương, Đào Tam Xuân.
(3) Kịch bản chèo (tích chèo) là phần nội dung chính của vở diễn, thường lấy từ các truyện cổ tích, truyện Nôm, truyện cười.
(4) Nội dung của chèo cổ phản ánh đời sống vật chất, tâm hồn, tình cảm của con người trong xã hội phong kiến, phê phán các thói hư tật xấu, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người, thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn.
Sắp xếp lại các nội dung sau đây theo trình tự bố cục ba phần: (1) Phần mở đầu, (2) Phần nội dung, (3) Phần kết luận của báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề:
a. Khái quát ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đã được trình bày. Nêu các đề xuất, khuyến nghị của người nghiên cứu (nếu có):
b. Nêu vấn đề (đề tài) được lựa chọn để nghiên cứu. Lí do, mục đích và phương pháp nghiên cứu.
c. Có thể trích dẫn ý kiến người khác, chú thích và sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp (bảng biểu, sơ đồ, thống kê về đối tượng nghiên cứu,...) để báo cáo được sinh động hơn.
d. Lần lượt trình bày các kết quả nghiên cứu về đề tài đã chọn. Triển khai các lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chứng minh cho các luận điểm được nêu ra.
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tự tình (bài 3)
(HỒ XUÂN HƯƠNG)
Chiếc bách(1) buồn vì phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Dong lèo(2) thây kẻ rắp xuôi ghènh.
Ấy ai thăm ván(3) cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.”.
(Thơ Hô Xuân Hương, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)
(1) Chiếc bách: chiếc thuyên, mảnh thuyền:?
(2) Lèo: dây buộc từ cánh buôm đến chỗ lái để điều khiển cho buồm hứng gió.
(1) Thăm ván: xuất phát từ thành ngữ thăm ván bán thuyền, chỉ người thay lòng đổi dạ một cách nhanh chóng, vừa quen người mới đã phụ bạc người cũ, giống như người vừa biết có ván (gỗ đóng thuyền) tốt đã tính bán chiếc thuyền đang dùng.
a) Xác định thể loại và bố cục của bài thơ.
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Cảm xúc mùa thu
(Thu hứng, bài 4)
(Đỗ Phủ)
Phiên âm:
Văn đạo Trường An tự dịch kì,
Bách niên thế sự bất thăng bị!
Vương hầu đệ trạch giai tân chủ,
Văn vũ y quan dị tích thì.
Trực bắc quan san kim cổ chân,
Chinh tây xa mã vũ thư trì!
Ngư long tịch mịch thu giang lãnh,
Có quốc bình cư hữu sở tư.
Dịch nghĩa:
Nghe nói đất Trường An(1) như bàn cờ,
Chuyện đời trăm năm buồn thương khôn xiết.
Nhà cửa của công hầu đều có chủ mới,
Áo mũ các quan văn võ đã khác ngày xưa.
Biên cương phía bắc vang tiếng trống đồng,
Xe ngựa miền tây(2) dong ruồi thư lông(3)
Cá rồng vắng vẻ trên sông thu lạnh lùng,
Có lúc chợt nhớ cảnh đất nước yên lành ngày trước.
(1) Trường An: kinh đô nhà Đường (Trung Quốc).
(2) Miền bắc đang có loạn, miễn tây có giặc Thổ Phồn, quân đội nhà Đường phải đi đánh dẹp vất vả.
(2) Thư lông: tờ thư, hịch có cài lông chim
Dịch thơ:
Nghe nói Trường An rối cuộc cờ,
Trăm năm sự thế đã buồn chưa.
Vương hầu dinh thự thay ngôi chủ,
Văn vũ cân đai khác bấy giờ.
Bắc ngóng ải đèo inh trống trận,
Tây dong xe ngựa rộn đường thư.
Cá rồng vắng vẻ sông thu lạnh,
Nước cũ ngày nao cứ tưởng mơ.”.
(KHƯƠNG HỮU DỤNG dịch, Thơ Đỗ Phủ, NXB Văn học, Hà Nội, 1962)
a) Xác định thể loại và bố cục của bài thơ.