Danh sách câu hỏi
Có 3,312 câu hỏi trên 67 trang
So sánh nội dung đoạn trích của văn bản Trao duyên trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 15), từ câu 735 đến câu 748 với đoạn trích sau trong Kim Văn Kiểu truyện và thực hiện các yêu cầu:
Thuý Kiều nói:
– Chàng Kim vừa đi Liêu Dương, việc cứu cha, cứu em, chị lại không thể chần chừ giây lát. Công việc khó liệu, nên không thể không nhờ đến em! Chị với chàng Kim có một tờ minh ước, một đôi vòng bạc, xin đưa cả cho em, mong em khéo giữ gìn, để làm mối ăn ở lâu dài về sau. Chị sợ người tài tình như chàng Kim, khó lòng mà gặp, chị cùng chàng thề thốt biết bao nhiêu, tất cả phải nhờ em giữ cho trọn vẹn. Sau này chồng quý vợ vinh, đừng có quên chị! Có lẽ bà mối sắp đến, e không kịp nói nữa, vậy chị viết mấy chữ gửi em trao lại chàng Kim.
(Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện, Nguyễn Đức Vân – Nguyễn Khắc Hạnh dịch, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và hiệu đính, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2008, tr. 51)
Nêu các chi tiết, sự việc tương đồng được miêu tả trong hai đoạn trích.
Phương án nào dưới đây nêu đúng nhất đặc điểm của nhân vật trong truyện thơ dân gian?
a. Thường là những con người có số phận ngang trái, bất hạnh trong cuộc sống, tình yêu.
b. Thường chia thành hai tuyến rõ ràng: nhân vật chính diện (đại diện cho cái tốt, cái đẹp, cái tiến bộ) và nhân vật phản diện (đại diện cho cái xấu, cái ác, cái bảo thủ).
c. Thường được xây dựng theo khuôn mẫu tài tử – giai nhân: chàng trai tài giỏi, chung tình, hiếu học, trải qua nhiều khó khăn về sau thành đạt; cô gái xinh đẹp, nết na, đảm đang, hiếu thảo, luôn sắt son, chung thuỷ.
d. Tất cả các phương án trên.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
LÒNG TỐT - MÓN QUÀ VÔ GIÁ
Pi-e-rô Phe-ru-chi (Piero Ferrucci)
Bà lão chẳng màng ăn uống gì. Đơn độc trong thế giới này, bà cảm thấy mình như đang bị lãng quên bởi hết thảy mọi người. Phiền muộn chất chứa trong lòng bà tới mức bà không sao nuốt được gì. Mi-li-na (Milina) nhận thấy điều này, dì nói chuyện với bà và bà cũng đáp lời chút ít. Bằng giọng nói yếu ớt, bà lão kể Mi-li-na nghe về những đứa con trai và con gái của bà - những người bận bịu tới mức không săn sóc bà được, cũng chẳng đứa nào màng tới thăm bà. Bà không có bệnh, bà chỉ kiệt sức vì không ăn được gì.
“Cô có muốn ăn một chút kem không?” - Mi-li-na hỏi. Thật là một ý tưởng kì lạ, mời một người sắp lìa đời ăn kem. Vậy nó có tác dụng. Một cách chậm rãi, từng thìa kem một, bà lão trông tươi tắn đôi phần.
Thật đơn giản mà hết sức tài tình: mời ai đó - người không muốn ăn gì - một thứ ngon lành và dễ tiêu hóa, và rồi họ sẽ lấy lại tinh thần. Với cây kem, bà lão đã cảm nhận được sự nồng ấm của tình thân, thứ đã mang sắc hồng hào về lại trên gương mặt bà. Đó không chỉ là đồ ăn, mà quan trọng hơn, là một hành động đơn giản của lòng tốt.
Thế giới ta đang sống tràn đầy bạo lực, chiến tranh, khủng bố và diệt vong. Nhưng rồi cuộc sống vẫn tiếp diễn vì chúng ta đối xử tử tế với nhau. Không tờ báo nào đăng tin về một người mẹ đọc truyện cho con nghe trước khi ngủ, về một người cha chuẩn bị điểm tâm cho con, về một người lắng nghe người khác bằng cả trái tim, về một người bạn làm ta vui. Nhiều người giàu lòng nhân ái nhưng lại không được ai biết đến, bởi lẽ làm những việc ấy chỉ đơn giản đó là việc nên làm.
Nhận được lòng tốt từ người khác là một trải nghiệm tuyệt vời. Hãy thử nghĩ tới lần mà ai đó đối xử tốt với bạn, chẳng hạn một người qua đường chỉ bạn đường tới bến tàu, hay một người lạ lao mình xuống sông để cứu bạn khỏi chết đuối. Những việc ấy tác động thế nào tới bạn? Chắc hẳn là một tác động tích cực, bởi khi ai đó chìa tay giúp đỡ khi ta cần, ta sẽ thấy nhẹ nhõm. Bất cứ ai cũng muốn được lắng nghe, được đối xử bằng tình bằng hữu và một tấm lòng ấm áp, được thấu hiểu, được nâng niu.
Điều tương tự cũng xảy đến với vế còn lại của phương trình này: cho đi lòng tốt cũng tác động tích cực với ta hệt như khi nhận được lòng tốt vậy. Những người giàu lòng nhân ái thường khỏe mạnh và sống lâu hơn; được nhiều người biết tới, làm việc hiệu quả hơn, thành công và hạnh phúc hơn những người khác (đây là điều đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh. Nói cách khác, họ hướng tới cuộc sống thú vị và sung túc hơn những người không có phẩm chất này. Họ được trang bị tốt hơn, sẵn sàng đối mặt với tất cả sự bất định đến đáng sợ của cuộc sống.
Những nghiên cứu về lòng tốt giúp ta hiểu được bản thân mình. Nếu như ta sống khỏe hơn khi ta biết quan tâm, cảm thông và cởi mở vì mọi người, thì hẳn ta phải được sinh ra để đối tốt với người khác. Nếu như ta cứ cố chấp tiến lên trong cuộc sống, tích tụ những suy nghĩ thù địch, hay mang sự hằn học trong mình tới hết đời, ta sẽ không ở trong phong độ tốt nhất. Và nếu ta bỏ lơ hay kìm nén những phẩm chất tích cực, ta có thể làm hại chính bản thân và những người xung quanh. Như lời của nhà tâm thần học An-bớt-tô An-bơ-ti (Alberto Alberti), tình yêu không được biểu lộ sẽ trở thành thù ghét, niềm vui không được biểu lộ sẽ trở thành phiền muộn. Vâng, chúng ta được định sẵn để trở thành người có lòng tốt.
(Trích trong Giá trị của sự tử tế, Phạm Quốc Anh dịch, NXB. Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr.25 - 29)
Câu hỏi trong khi đọc:
Câu chuyện được kể trong đoạn này có ý nghĩa gì?