Danh sách câu hỏi
Có 3,312 câu hỏi trên 67 trang
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lý đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhủ lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoàng đại như một bờ tiền sử. Bà sống hôn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng chi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhưng khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi là lý trôi trên một mũi đò. Hươu vềnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng va nghe thấy một tiếng còi sương?” Đàn cá dầm xanh quảy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cả đập nước sống đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lệnh bênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sống quãng này lũng lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.
(Nguyễn Tuân toàn tập, tập IV, NXB Văn học, Hà Nội, 2000, dẫn theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2019, tr. 191 – 192)
Nêu ý chính của đoạn trích.
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong các đoạn trích sau:
a. Quá trình trưởng thành của nhân vật chính liên quan đến sự trưởng thành của tất cả các nhân vật khác trong phim, và đặc biệt không một trường đoạn nào mà không liên quan đến nước. Với triết lí nhân bản của nó, nước trở thành hình tượng xuyên suốt “Mùa len trâu”, thành một thứ ngôn ngữ phim truyện riêng, thật độc đáo của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh.
(Theo Nguyễn Thị Minh Thái, Ám ảnh nước trong “Mùa len trâu”)
b. Như vậy, hai lực đối kháng và đồng đẳng xung đột quyết liệt trong tác phẩm bi kịch hoàn chỉnh một cách cổ điển của Nguyễn Huy Tưởng: nghệ sĩ và nhân dân. Nghệ sĩ, mượn tay vương quyền khẳng định thiên tài sáng tạo của mình, không đếm xỉa đến mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhân dân. Nhân dân, không chấp nhận sự áp đặt giá trị với những đòi hỏi hi sinh từ phía nghệ sĩ, nổi dậy tiêu diệt nghệ sĩ và công trình kì quan của y.
(Theo Phạm Vĩnh Cư, Bản thêm về bi kịch "Vũ Như Tôn”)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
2015 - 2019: NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH VIỆT NAM
CẢI THIỆN 12 BẬC
- Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam tăng 12 bậc, từ 75/141 nền kinh tế năm 2015 lên 67/136 (năm 2017) và 63/140 (năm 2019).
– Năm 2019, nhóm chỉ số được đánh giá cao nhất là: Sức cạnh tranh về giá (xếp hạng 22/140); Tài nguyên văn hoá (29/140); Tài nguyên tự nhiên (35/140). Trong khu vực Đông Nam Á, tài nguyên văn hoá của Việt Nam xếp thứ 2, sau In-đô-nê-xi-a (Indonesia); tài nguyên tự nhiên xếp thứ 3, sau Thái Lan và In-đô-nê-xi-a, cho thấy lợi thế so sánh lớn về tải nguyên văn hoá và tự nhiên của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
- Chỉ số tiến bộ nhất là Yêu cầu về thị thực, tăng 63 bậc, từ hạng 116/136 (năm 2017) lên hạng 53/140 (2019), được thúc đẩy bởi chính sách cấp thị thực điện tử áp dụng thí điểm từ đầu năm 2017. Bắt đầu từ áp dụng cho 40 nước, qua một số lần bổ sung, đến năm 2019, Việt Nam đã mở rộng chính sách này đối với công dân của 80 nước trên thế giới.
– Một số nhóm chỉ số xếp hạng thấp: Sự bền vững vẽ môi trường (xếp hạng 121/140); Hạ tầng dịch vụ du lịch (106/140); Mức độ ưu tiền cho ngành du lịch (100/140).
(Trích Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Du lịch (2019),
Báo cáo thường niên du lịch Việt nam 2019, tr. 16 - 17)
a. Văn bản sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào?
b. Chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản trên.
c. Viết đoạn văn (5 – 7 câu) trình bày những thông tin mà bạn tiếp nhận từ phương tiện phi ngôn ngữ của văn bản trên.
Xác định kiểu trích dẫn có trong đoạn trích sau:
Những năm trở lại đây, công tác hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông chưa nhận được sự quan tâm thoả đáng (Huỳnh Văn Sơn, 2011). Đối với các bạn ngành trong xã hội, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông thường được thực hiện chủ yếu trước mỗi mùa tuyển sinh, thực hiện như theo phong trào (Giang Thiên Vũ, 2018). Các thông tin về nghề mà học sinh thu nhận được trước khi quyết định chọn nghề phần lớn đến từ các kênh ngoài nhà trường chẳng hạn như: từ Internet 70%; từ cha mẹ hoặc người thân khác 60,5% (Nguyễn Thị Trường Hân, 2011),... Điều đó nói lên hạn chế của các hình thức triển khai hướng nghiệp hiện nay ở các trường phổ thông nói chung và trường phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
(Theo Giang Thiên Vũ, Lê Ngọc Khang. Thực hiện triển khai công tác hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tập 18, số8/2021, tr.1393 - 1401)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.
Sơn Đoòng không chỉ là hang động lớn nhất thế giới, mà còn ẩn chứa rất nhiều điều kì lạ. Muốn đến được Sơn Đoòng phải đi qua Hang Én – “hang động tự nhiên lớn thứ ba thế giới” (chỉ xếp sau Sơn Đoòng và hang Địa (Deer) của Ma-lai-xi-a (Malaysia)). Nguồn gốc của tên Hang Én là vì chim én sống ở đây quanh năm chứ không di cư. Mỗi năm vào khoảng giữa tháng Năm âm lịch, chim én lại ra rằng đồng loạt. Hang dài 1,6 km, trần hang có nơi cao đến 100m. Hang Én cũng là cái túi nước khổng lồ, nơi thu nước từ nhiều chỗ. Mùa mưa, nước dâng lên trong hang rất nhanh. Trong Hang Én có những khối đá vôi bị hoà tan, rửa lũa tạo thành những hình dạng độc đáo.
(Theo Ngọc Thanh, Hồng Minh, Tuyết Loan, Hồ Cúc Phương, Phan Anh, Mạnh Hà, Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một)
a. Xác định thông tin cơ bản và thông tin chi tiết của đoạn văn trên. Mối liên hệ giữa những thông tin chi tiết trong đoạn văn trên là gì? Chúng có vai trò gì trong đoạn văn?
b. Chỉ ra dữ liệu và ý kiến của người viết trong đoạn văn trên.
c. Đoạn văn đã sử dụng (các) yếu tố hình thức nào để hỗ trợ việc biểu đạt nội dung chính?
d. Đoạn văn trên đã chọn cách trình bày thông tin nào? Bạn nhận xét gì về hiệu quả của cách trình bày ấy?