Danh sách câu hỏi

Có 3,312 câu hỏi trên 67 trang
Xác định cách tổ chức ý trong đoạn văn sau: (1) Vĩ Dạ trong bài thơ của Hàn Mặc Tử là tín hiệu về cuộc đời trần thế ấm nóng tình người. (2) Và nếu để ý sẽ thấy, vẻ đẹp của bức tranh phong cảnh được gợi tả ở đây chính là vẻ đẹp trần thế trong cảm hứng lãng mạn. (3) Này nhé, câu thơ thứ hai có từ “nắng”, chữ sau (“nắng mới lên”) bổ sung và giải thích ý nghĩa cho chữ trước (“nắng hàng cau”). (4) Thì ra, Vĩ Dạ đẹp không phải vì nơi đây có cau, có nắng, mà vì cái mới mẻ tinh khôi gần như trinh nguyên của nó. (5) Chữ “mướt” ở câu thứ ba có nghĩa là mượt mà, lại có nghĩa là non tơ, óng chuốt, gây ấn tượng về một vùng cây lá còn lóng lánh sương mai. (6) So sánh màu xanh của vườn tược với “ngọc” là lối nói ước lệ. (7) Nhưng đó cũng là cách nói lí tưởng hoá đối tượng. (8) Thành thử, tuy tả màu xanh, nhưng câu thơ lại thể hiện cảm hứng về một vẻ đẹp trong sáng. (9) Chất thơ của nét vẽ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” được toát lên từ mối quan hệ giữa người và cảnh. Người thấp thoáng, ẩn hiện phía sau cảnh, cảnh gợi ra một vẻ đẹp e lệ, kín đáo. (10) Kín đáo - e ấp, trong sáng – non tơ, tinh khôi – mới mẻ đều là biểu hiện của vẻ đẹp trinh nguyên rất trần thế mà cảm hứng lãng mạn thường gửi gắm qua những bức tranh quê”. (Theo Lã Nguyên, in trong sách Hàn Mặc Tử – Về tác gia và tác phẩm, Phan Cự Đệ – Nguyễn Toàn Thắng sưu tầm và biên soạn, NXB Giáo dục, 2003)
Đoạn trích dưới đây nhấn mạnh các yếu tố hình thức nào của truyện Tầng hai? “Phan vẫn có thói quen nằm yên lặng trong bóng đêm, lắng nghe những âm thanh từ tầng hai vọng xuống, tưởng tượng ra những gương mặt. Những lúc ấy, cô lại chợt nhớ nhà đến cồn cào... Nhưng có thể bởi đã lâu, cô không thường mường tượng lại gương mặt của những người thân yêu nên những nét buồn vui trên từng gương mặt ấy đã phần nào phai nhạt trong tâm trí cô. Và cô thì cứ mải mốt kiếm tìm những điều tận đẩu tận đâu...”. Đây là một đoạn trích trong truyện ngắn mang tên Tầng hai của nhà văn Phong Điệp. Nó phần nào hé lộ một bút pháp, một giọng điệu trẻ trung, hiện đại, phóng khoáng nhưng không kém phần ưu tư, giàu chất ngẫm ngợi... Tầng hai – cái tiêu đề thật tiết giảm nhưng đầy sức khơi gợi những tầng cảm xúc, suy tư về những vi diệu đang diễn ra xung quanh, thường ngày tưởng như quá đỗi bình thường, thậm chí có vẻ tẻ nhạt, nơi cuộc sống đô thị chật chội... “Tất cả chỉ có chừng ây. Vậy mà nó có thể tạo nên những âm thanh mới sống động làm sao. Phan thực sự ngạc nhiên. Hoá ra hạnh phúc giản dị hơn những gì cô tâm niệm”... Vâng, có lẽ không chỉ với Phan – nhân vật trong truyện ngăn này, mà mỗi chúng ta, cũng thấy bóng mình phần nào trong đó khi soi vào tác phẩm dễ thương này. Là một nhà văn trẻ, bút lực dồi dào, tính đến nay, Phong Điệp đã xuất bản 20 đầu sách gồm 10 tập truyện ngắn, 4 tiểu thuyết, 3 tập truyện dài cho thiếu nhi, 2 tập đối thoại văn chương và 1 tập tản văn. Nhiều tác phẩm của chị đã được dịch và xuất bản ở nước ngoài. Truyện của Phong Điệp được nhiều giới bạn đọc quan tâm, đón nhận, đặc biệt những tác phẩm như: Bloger, Ga kí ức, Biên bản bão,.... Với chị: “Viết để sống, để yêu và trân trọng cuộc đời này”. Hành trình sáng tạo của chị suốt chặng đường qua đã thấm đẫm tâm niệm đó... (Theo thoibaonganhang.vn)