Danh sách câu hỏi

Có 291,291 câu hỏi trên 5,826 trang
Đọc một số chi tiết dưới đây về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng và trả lời các câu hỏi bên dưới: (1) “Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy...” (2) “Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.” (3) “Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?” (4) “Một đám đông xúm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”.” (5) “Cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được.”  (6) “Chợt ông lão lặng hẳn đi, tay chân nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được... [...] Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài...” (7) “Ông Hai ngồi lặng trên một góc giường. Bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn nối tiếp bời bời trong đầu óc ông lão. Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ?...” (8) “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu.” (9) “Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”  (10) “Tây nó đốt nhà tôi rồi, bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.” (11) “Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. [...] Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi.” (12) “Chúng nó có bao nhiêu thằng, bao nhiêu Tây, bao nhiêu Việt gian, đi những đường nào, đốt phá những đâu đâu, và dân quân, tự vệ làng ông bố trí, cầm cự ra sao, rành rọt, tỉ mỉ như chính ông lão vừa mới dự trận đánh giặc ấy xong thật...” a) Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng của ông Hai ngay khi nghe tin làng Chợ Dầu “Việt gian theo Tây”? b) Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng của ông Hai khi về đến nhà? c) Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng ông Hai trong suốt mấy ngày sau khi biết tin làng mình đã theo giặc? d) Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng của ông Hai khi đã tìm hiểu được chính xác thông tin về làng Chợ Dầu?
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG Hội nghị lần thứ 27 của Uỷ ban Di sản thế giới họp tại Pa-ri (Paris) – Pháp ngày 03 tháng 7 năm 2003 đã công nhận Phong Nha – Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới về địa chất, là một tập hợp bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất. Vùng Phong Nha – Kẻ Bàng và phụ cận bao gồm lãnh thổ một phần các huyện Bố Trạch, Tuyên Hoá và Quảng Ninh, trải rộng từ biển tới biên giới Việt – Lào. Diện tích vùng di sản là 85 754 héc-ta. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có hai kiểu địa hình chính: kiểu địa hình các-xtơ (karst) và kiểu địa hình phi các-xtơ. Phần lớn diện tích vùng lõi của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là núi đá vôi (địa hình các-xtơ, chiếm 2/3 diện tích) và được liên kết với vùng núi đá vôi thuộc Khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Hin Nậm-nô (Hin Namno) của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào tạo thành vùng đá vôi liên tục lớn nhất Đông Nam Á. Với địa hình các-xtơ chia cắt mãnh liệt và thảm thực vật nhiệt đới thường xanh trên núi đá vôi đã tạo cho Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng sự đa dạng về sinh học và độc đáo về địa chất, địa mạo. Về địa chất: Khu hệ núi đá vôi của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có tuổi địa chất trên 400 triệu năm, được hình thành từ kỉ Đê-vôn (Devon) và trải qua bốn chu kì kiến tạo: Đê-vôn, Đê-vôn muộn – Các-bon (Carbon) sớm, Các-bon – Pơ-mi (Permi) và Mê-xô-doi (Mesozoi). Quá trình kiến tạo địa chất đã tạo nên hệ thống hang động và các suối ngầm rất đặc trưng với trên 300 hang động lớn nhỏ, trong đó, 17 hang động đã được khảo sát và 2 hang động đã đưa vào khai thác phục vụ du lịch là hang Tiên Sơn và hang Phong Nha. Về đa dạng sinh học Về thực vật: Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có 8 kiểu thảm thực vật chính, đó là: – Rừng thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa – Rừng thứ sinh sau khai thác trên núi đá – Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đá – Rừng thường xanh chủ yếu cây lá rộng – Rừng thứ sinh sau khai thác − Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác – Rừng hành lang ngập nước định kì – Rừng lá kim trên núi đá vôi Các cuộc điều tra khảo sát ban đầu đã ghi nhận được khoảng 2 500 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 208 loài lan và nhiều loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới. Về động vật: Khu động Phong Nha bao gồm những sinh cảnh cực kì quan trọng cho các loài linh trưởng có nguy cơ bị tiêu diệt và những loài thú lớn đã được liệt kê trong sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) 1996. Sơ bộ đã ghi nhận được 1 074 loài động vật có xương sống, bao gồm: – Lớp thú: 140 loài thuộc 64 giống, 31 họ, 10 bộ – Lớp chim: 356 loài thuộc 137 giống, 52 họ, 18 bộ – Lớp cá: 162 loài thuộc 85 giống, 31 họ, 11 bộ – Lớp bò sát: 99 loài thuộc 43 giống, 14 họ, 3 bộ – Lớp ếch nhái: 47 loài thuộc 9 giống, 6 họ, 1 bộ Ngoài ra, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng cũng đang chứa đựng nhiều di tích lịch sử và văn hoá quan trọng như đường mòn Hồ Chí Minh với bến phà Xuân Sơn, phà Nguyễn Văn Trỗi, đường 20 Quyết Thắng với hang Tám Cô, cua chữ A và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp mắt như hồ Bồng Lai, suối nước Mọc, thung lũng Sinh Tồn, thác Gió, núi U Bò, giếng Voọc,... và những nét văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số như lễ hội đập trống của người Măng Coong (Ma Coong) ở Thượng Trạch; lễ hội “Xin nước tiên” của nhân dân lưu vực sông Son và hát tuồng của cư dân làng Khương Hà, xã Hưng Trạch,... Đặc biệt, trong hệ thống các giá trị của khu vực các-xtơ này, hệ thống động Phong Nha đã được Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với bốn điểm nhất: có các sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, có những bờ cát rộng và đẹp nhất, có những thạch nhũ đẹp nhất. (Theo dsvh.gov.vn) a) Nhan đề văn bản được đặt theo cách nào? Văn bản trên gồm những thông tin chính nào? b) Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thông tin giới thiệu một danh lam thắng cảnh? c) Hai đoạn văn mở đầu văn bản nêu lên nội dung gì? Nội dung thông tin ấy có nhiệm vụ như thế nào? d) Nội dung văn bản Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có điểm gì khác với văn bản Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông?
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: THÁM HIỂM THÁC NƯỚC CAO NHẤT THẾ GIỚI Nằm sâu trong rừng rậm nhiệt đới rất khó tiếp cận, đến năm 1990, thác Ên-giô (Angel) – cao 979 mét mới mở cửa cho du khách tham quan. Nếu Vich-to-ri-a (Victoria) ở châu Phi là thác nước rộng nhất thì Ên-giô ở Vê-nê-du-ê-la (Venezuela) là thác nước cao nhất thế giới. Thác Ên-giô nằm trong Vườn quốc gia Ca-na-i-ma (Canaima) – Di sản thiên nhiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận năm 1994. Năm 2009, Tổng thống Vê-nê-du-ê-la U-gô Cha-vết (Hugo Chavez) tuyên bố, thác này nên được biết nhiều hơn với tên bản địa là Ke-re-pa-ku-pai Me-ru (Kerepakupai Merú).  Kích cỡ dòng thác sẽ thay đổi theo mùa tuỳ vào lượng mưa. Khi nước lớn và dòng chảy xiết, thác nước đổ xuống thường tạo nên lớp sương mờ có thể trải rộng tới 1 ki-lô-mét quanh thác Ên-giô. Thác Ên-giô có chiều cao 979 mét nằm ở ngọn núi Au-y-an-te-pui (Auyantepui). Dòng nước đổ từ trên cao xuống, sau đó thêm 400 mét gập ghềnh bên dưới và khoảng 30 mét cuối cùng thì chảy mạnh thành dòng suối lớn xuôi về hạ lưu. Thác được khám phá ra bởi một nhà thám hiểm Mỹ tên Giêm Ên-giô (James Angel) năm 1937, khi ông đang lái máy bay và phải hạ cánh khẩn cấp ở một vị trí rất gần thác. Thác Ên-giô hầu như không được biết tới rộng rãi cho đến giữa thập niên 1950 và mãi tới năm 1990, nơi này mới cho phép du khách tới tham quan. Người dân bộ tộc bản địa như Ka-ma-ra-kô-tốt (Kamarakotos) sống ở thung lũng gần nhất cũng cách khá xa thác nước. Họ tin rằng những ngọn thác ở nơi hẻo lánh là chỗ trú ẩn của các linh hồn xấu và tốt hơn hết là tránh đi. Thác nằm sâu trong những cánh rừng mưa nhiệt đới rậm rạp của Vườn quốc gia Ca-na-i-ma, thuộc vùng cao nguyên Gui-a-na (Guiana), bang Bô-li-va (Bolivar) nên rất khó để tiếp cận cũng như quan sát. Để ngắm toàn cảnh thác cần phải lên cao và phóng tầm mắt từ trên những chuyến bay. Ngày nay, Ên-giô là một trong những điểm tham quan tự nhiên thu hút đông khách du lịch nhất. Tuy nhiên, việc di chuyển ở đây vẫn rất phức tạp. Du khách phải đi máy bay nhỏ từ thủ đô Ca-ra-cát (Caracas) hoặc từ Siu-đa Bô-li-va (Ciudad Bolivar) đến khu trại Ca-na-i-ma gần thác, sau đó có hướng dẫn người Pê-mon (Pemón) đi kèm trekking và thêm nhiều giờ đi thuyền trên sông mới tới chân thác. Pê-mon là một bộ tộc bản địa, thường sinh sống ở những nơi hẻo lánh ở Vê-nê-du-ê-la cũng như các khu vực liền kề ở Guy-a-na (Guyana) và Bra-xin (Brazil). Ngoài Pê-mon, những nơi xa xôi này còn có nhiều bộ tộc khác. Du khách đến Ên-giô ngày nay có thể chọn các tour trọn gói từ 3 đến 9 ngày để được thám hiểm thác cao nhất thế giới và các điểm đến khác ở khu vực xung quanh, thậm chí kết hợp tham quan Rô-ra-i-ma (Roraima), Bra-xin. Nếu không muốn tốn thời gian đi thuyền trên sông nhiều giờ liền, du khách có thể lựa chọn đặt máy bay ngắm cảnh thác trên cao. Thời gian thác đông khách nhất là các tháng 1, 7, 8, 11 và 12, giá cả thời điểm này sẽ tăng nhưng chắc chắn khách sẽ chụp được thác Ên-giô đẹp nhất. Nếu đi máy bay ngắm cảnh, du khách có thể đi quanh năm, còn chọn mức độ khó và đường đi gập ghềnh hơn thì phải đúng mùa mưa tháng 6 đến tháng 11. Do mùa mưa nhiều nước, vườn quốc gia cần đảm bảo nước sông đủ cao để đưa khách đi thuyền tới thác. (Theo Khánh Trần tổng hợp, vnexpress.net, 29-8-2021) a) Văn bản trên nêu lên nội dung gì? Nhan đề văn bản được đặt theo cách nào?  b) Văn bản trên có được coi là văn bản thông tin giới thiệu một danh lam thắng cảnh không? Vì sao? c) Theo văn bản, đặc điểm nổi bật nhất của thác nước này là gì? d) Văn bản trên có điểm gì giống với văn bản Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du?
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: SƠN ĐOÒNG LÀ HANG ĐỘNG TỰ NHIÊN KÌ VĨ NHẤT THẾ GIỚI Trang du lịch Uôn-đơ-lít (Wonderslist) vừa công bố mười hang động tự nhiên kì vĩ nhất thế giới, trong đó, hang Sơn Đoòng đứng đầu danh sách này. Mới đây, ông Nguyễn Châu Á, Tổng Giám đốc Công ti Ô-xa-lít (Oxalis), đơn vị khai thác tour du lịch hang Sơn Đoòng cho biết, trang du lịch Uôn-đơ-lít vừa công bố mười hang động tự nhiên kì vĩ nhất thế giới, trong đó, hang Sơn Đoòng (Quảng Bình, Việt Nam) đứng đầu danh sách này. Trên trang du lịch Uôn-đơ-lít, hang Sơn Đoòng của Việt Nam được giới thiệu là hang động lớn nhất thế giới, hình thành trên một đoạn đứt gãy của dãy Trường Sơn và bị dòng nước ngầm ăn mòn qua hàng triệu năm, tạo thành đường hầm khổng lồ bên dưới lớp núi đá vôi. Hang Sơn Đoòng được nhóm thám hiểm của Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh (BCRA) do ông Hô-uốt Lim-bớt (Howard Limbert) dẫn đầu khảo sát vào năm 2009. Với phương pháp đo đạc và thông số đo đã được các nhà địa chất cao cấp của thế giới công nhận, trong đó có tiến sĩ Tô-ny Oát-ham (Tony Watham), hang Sơn Đoòng có thể tích là 38,5 triệu mét khối, là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Ngày 30-4-2013, tổ chức Kỉ lục Ghi-nét (Guinness) thế giới đã công nhận hang Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới. Từ dấu mốc này, hang Sơn Đoòng đã trở thành biểu tượng, thương hiệu của du lịch Việt Nam. Nhiều chương trình truyền hình, âm nhạc lớn của thế giới được thực hiện tại đây. Hang Sơn Đoòng đã được các tạp chí du lịch uy tín quốc tế bình chọn và vinh danh như: Top 11 địa điểm du lịch tuyệt vời nhất trên thế giới năm 2019 (theo tạp chí Te-li-gráp – Telegraph), Một trong năm điểm đến đáng mơ ước nhất thế giới năm 2019 (theo tạp chí Lôn-li Plen-nit – Lonely Planet), Một trong những điểm đáng đến của năm 2022 (theo tạp chí AFAR),... Du lịch hang Sơn Đoòng, du khách có dịp trải nghiệm tại hồ nước khổng lồ với hệ thống sông ngầm chằng chịt, tận hưởng một thời tiết riêng biệt trong khu rừng rậm độc đáo. Du khách thích thú khi chiêm ngưỡng những măng đá và thạch nhũ khổng lồ được hình thành từ hàng triệu năm hay khám phá hệ sinh thái vô cùng phong phú tại đây. Bên cạnh đó, “Bức tường Việt Nam” – bức tường đá có chiều cao khoảng 90 mét sẽ là một thử thách vừa khó khăn nhưng rất thú vị trong chuyến thám hiểm hang Sơn Đoòng. Ông Nguyễn Châu Á, Tổng Giám đốc Công ti Ô-xa-lít cho biết, năm 2023, tour du lịch khám phá hang Sơn Đoòng đã có hơn 700 khách đăng kí. Hiện tại, Ô-xa-lít đang mở bán tour du lịch năm 2024. Vì lí do thời tiết nên Sơn Đoòng chỉ khai thác từ tháng 1 đến tháng 8 hằng năm. Và để bảo tồn, gìn giữ hang động lớn nhất thế giới, mỗi năm chỉ có 1000 khách du lịch được khám phá Sơn Đoòng. Ông Nguyễn Châu Á chia sẻ thêm rằng từ những lí do trên đã tạo nên sự khan hiếm và khao khát của nhiều du khách muốn được chinh phục Sơn Đoòng một lần trong đời. Những điều này đã làm cho Sơn Đoòng trở thành điểm đến quan trọng và làm nền tảng quảng bá, lôi cuốn khách du lịch đến với Phong Nha, Quảng Bình trong những năm qua. Cũng nhờ một phần sức hút của Sơn Đoòng mà hiện nay có hơn 20 sản phẩm du lịch thám hiểm hang động của nhiều công ti đang khai thác rất hiệu quả tại Quảng Bình. (Theo Minh Châu, kenh14.vn, 29-09-2022) a) Thông tin chính của văn bản trên là gì? Thông tin chính ấy được nêu ở phần nào của văn bản? b) Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thông tin giới thiệu một danh lam thắng cảnh? c) Đoạn văn in đậm mở đầu văn bản được gọi là gì? Phần ấy có nhiệm vụ như thế nào? d) Văn bản giúp em có thêm được những hiểu biết gì về danh lam thắng cảnh ở Việt Nam?
Tìm các điển cố, điển tích (in đậm) được dùng trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) nêu ở bên A ứng với nguồn gốc và nghĩa ở bên B. A. Điển cố, điển tích   B. Nguồn gốc, nghĩa a) Sông Tương một dải nông sờ, / Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia.   1) Điển cố, bắt nguồn từ một câu trong sách cổ bên Trung Quốc: Thương cung chi điểu kiến khúc mộc nhi cao phi... (Chim đã bị thương vì cung bắn, thấy cây cong cũng sợ phải bay cao). Câu thơ của Nguyễn Du có điển cố này biểu thị sự cảnh giác, nỗi lo lắng của nàng Kiều sau những hoạn nạn đã trải qua.  b) Dâng thư đã thẹn nàng Oanh, / Lại thua ả Lý bán mình hay sao?   2) Điển tích, lấy ý từ một chuyện xưa bên Trung Quốc: Đời nhà Chu có ông Lão Lai đã 70 tuổi, hãy còn cha mẹ. Một hôm, ông mặc áo ngũ sắc ra sân múa, rồi giả ngã, khóc như trẻ con để làm vui cho cha mẹ. Câu thơ có điển tích này nói về nỗi nhớ thương của Thuý Kiều đối với cha mẹ. c) Sân Lai cách mấy nắng mưa, / Có khi gốc tử đã vừa người ôm?   3) Điển cố, dẫn theo sách Tình sứ (Trung Quốc): Quân tại Tương giang đầu / Thiếp tại bát Tương giang vĩ / Tương tư bất tương kiến / Đồng ẩm Tương giang thuỷ. (Chàng ở đầu sông Tương / Thiếp ở cuối sông Tương / Nhớ nhau không thấy mặt / Cùng uống nước sông Tương.). Câu thơ của Nguyễn Du có điển cố này miêu tả nỗi niềm tương tư của Kim Trọng sau khi gặp nàng Kiều. d) Thiếp như con én lạc đàn, / Phải cung, rày đã sợ làn cây cong!   4) Điển tích, dẫn theo một chuyện trong Hán thư: Cha nàng Đề Oanh phạm tội nặng, nàng dâng thư lên vua xin chuộc tội cho cha. Vua cảm lòng hiếu thảo của nàng mà tha tội cho người cha. Câu thơ có điển tích này thể hiện sự hiếu nghĩa của Thuý Kiều khi quyết bán mình chuộc cha. Mẫu: a) - 3).