Danh sách câu hỏi
Có 310,225 câu hỏi trên 6,205 trang
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
NIỀM VUI TIẾT KIỆM TIỀN
Có lần, Pla-tông (Platon) hỏi thầy Xô-crất (Socrates)":
– Thầy có nhiều học trò, khoản học phí thu được không nhỏ, tại sao thầy luôn tiết kiệm mà không dùng tiền để hưởng thụ?
Xô-crất hỏi lại:
– Pla-tông này, tại sao trò cho rằng thấy không hưởng thụ?
Pla-tông nói:
– Bởi vì tất cả tiền kiếm được thầy đều cất đi mà không tiêu dùng, vợ thầy cũng chỉ nấu những món ăn đơn giản như chảo lúa mạch, có bữa thì ăn quả sung, nho và uống toàn nước lã đun sôi để nguội. Đã vậy, quần áo của thầy không những cũ kĩ mà còn làm từ vải thô.
Xô-crất cười nói:
– Vì sử dụng tiền hợp lí đem lại cho thầy niềm vui.
Pla-tông hỏi tiếp thầy:
– Niềm vui đó là gì ạ?
Xô-crát bình thản nói:
– Bởi vì thầy sẽ dùng tiền tiết kiệm được để thực hiện lí tưởng lớn,
đó là xây một ngôi trường. Ngôi trường đó sẽ mang lại sự hiểu biết cho
rất nhiều người.
Pla-tông chợt bừng tỉnh:“Ra vậy! Thầy không dùng tiền chi cho hưởng thụ, là vì muốn hoàn thành mục tiêu. Tiết kiệm tiền để thực hiện giấc mơ của mình và giúp đỡ người khác, vì sự tiến bộ của xã hội".
(Theo Gieo hạt cùng vĩ nhân, Tập 9, NXB Thông tin và Truyền thông, 2020)
– Em nhận xét như thế nào về cách chi tiêu của Xô-crát?
– Xô-crất tiết kiệm tiền nhằm mục đích gì?
– Theo em, vì sao chúng ta phải sử dụng tiền hợp lí?
Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu
Thông tin 1
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục; không bị bóc lột sức lao động; không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt và được bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
(Theo Điều 21, 25, 26, 27, 28, Chương II, Luật Trẻ em năm 2016)
Thông tin 2
Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến xâm hại trẻ em gồm:
2) Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em;
3) Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em;
7) Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền;
11) Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em.
(Theo Điều 6, Chương I, Luật Trẻ em năm 2016)
Thông tin 3
Tuỳ theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, người thực hiện hành vi xâm hại trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lí hình sự. Trong đó, người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể chịu mức án cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.
(Theo Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30 /12/2021 của Chính phủ và Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
Thông tin 4
Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em. Cơ quan lao động – thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tổ giác đó. Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em,
(Theo Điều 51, Chương IV, Luật Trẻ em năm 2016)
Nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.
Xử lí tình huống
• Tình huống 1:
Na luôn xây dựng kế hoạch cá nhân hằng tuần chi tiết và nghiêm túc thực hiện. Khi kiểm tra và phát hiện mình chưa thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra, Na tìm cách điều chỉnh sao cho hợp lí. Thế nhưng, em gái Na luôn làm việc không theo kế hoạch. Na góp ý thì em Na nói: “Việc khó mới cần kế hoạch, còn việc hằng ngày không cần”.
Nếu là Na, em sẽ giải thích như thế nào để em gái thấy được lợi ích của việc lập và thực hiện kế hoạch cá nhân?
• Tình huống 2:
Cốm, Na, Bin và Tin cùng nhau lập kế hoạch tập luyện tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Ban đầu, cả nhóm tập rất chăm chỉ nhưng sau một tuần, Bin tỏ ra chán nản, thường xuyên đi muộn trong các buổi tập khiến kế hoạch của nhóm có nguy cơ không thực hiện được.
Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ làm gì?
• Tình huống 3:
Chiều thứ Bảy được nghỉ học, Bin sang nhà Tin để rủ Tin đi đá bóng. Sang đến nơi, thấy Tin đang đọc sách, Bin trệu: “Cậu muốn trở thành mọt sách à? Học cả tuần rồi, thứ Bảy phải nghỉ ngơi, thư giãn chứ?”. Tin ôn tồn bảo: “Trong kế hoạch của mình, chiều nay là giờ tự học, học xong mình mới đi chơi”. Bin cố gắng thuyết phục bạn đi đá bóng nhưng Tin vẫn kiên quyết từ chối. Cuối cùng, Bin giận dỗi bỏ về.
Nếu là Bin, em sẽ làm gì?