Danh sách câu hỏi

Có 290,429 câu hỏi trên 5,809 trang
Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi. Cái Ngọc - em họ của tôi - là cô bé hiền dịu, dễ mến. Ai gặp Ngọc lần đầu cũng có ấn tượng đặc biệt với đôi mắt to, tròn, đen láy, luôn ánh lên vẻ tươi vui, thân thiện. Mọi người bảo Ngọc có đôi mắt "biết nói". Không biết có phải vì thế mà nó ít nói hơn các bạn cùng trang lứa, dù giọng nói của nó thỏ thẻ, nhẹ nhàng, dễ nghe. Các bạn nữ thường xuýt xoa khen mái tóc của Ngọc dày và mượt, được tết thành hai cái đuôi sam gọn gàng, xinh xắn. Ngọc học dưới tôi một lớp. Thỉnh thoảng, nó nhờ tôi giải cho bài toán. Mỗi lần hỏi bài, nó chăm chú nghe giảng: vầng trán cau lại, ánh mắt không rời ngòi bút của tôi lia nhoay nhoáy trên tờ giấy nháp. Có lúc gặp bài toán khó, giảng một lúc mà nó chưa hiểu, tôi ra chiều bực dọc không giảng nữa. Nó im lặng, đôi mắt đỏ hoe như khóc, nhưng không rơi giọt nước mắt nào. Nó lẳng lặng tự làm bài cho đến khi đúng đáp số mới thôi. Lúc đưa bài cho tôi kiểm tra, ánh mắt nó đầy tự tin và gương mặt nó lại tươi rói như đoá hoa trong ánh bình minh. Có cô em họ dịu hiền, đáng yêu như vậy, thật là vui. (Hoài Anh) a. Bài văn trên tả ai? b. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên và nêu nội dung chính của mỗi phần. Mở bài Từ đầu đến ………………. Nội dung chính: ………………. Thân bài Tiếp theo đến ………………. Nội dung chính: ………………. Kết bài Phần còn lại. Nội dung chính: ………………. c. Tìm các chi tiết miêu tả đặc điểm của người được tả trong bài văn. - Chi tiết tả ngoại hình: - Chi tiết tả hoạt động:
Đọc.   NGỌC HOÀNG VÀ CHÀNG TRAI NGHÈO Xưa, có một anh chàng sinh ra trong gia đình ba đời nghèo khổ. Nghe nói Ngọc hoàng đang ngự ở một hòn đảo, chàng quyết tìm gặp để hỏi về số phận của mình. Đi được ít lâu thì hết nhẵn lương thực. Chàng ghé vào nhà một người khá giả xin giúp đỡ. Biết mục đích chuyến đi, chủ nhà nói: - Tôi sẽ giúp anh, chỉ mong anh hỏi Ngọc hoàng vì sao con gái tôi lại bị câm từ lúc mới sinh. Chàng đồng ý và lên đường. Ròng rã nhiều ngày, chưa thấy đảo mà tiền sắp cạn, chàng đến một nhà gần đó nhờ giúp. Chủ nhà cũng nhờ anh hỏi Ngọc hoàng vì sao vườn cây của mình mấy chục năm nay chưa đậu quả. Khi tới bờ biển, trong lúc loay hoay tìm cách ra đảo thì một con rùa ngoi lên hỏi sự tình. Nghe chàng kế, rùa nói: - Tôi sẽ đưa anh ra đảo. Nhờ anh hỏi giúp vì sao tôi đã chịu hình phạt một nghìn năm rồi mà chưa được trở lại làm người. Tới đảo, gặp Ngọc hoàng, chàng hỏi rùa trước tiên. Ngọc hoàng nói: - Con rùa này có một hòn đá quý, chưa trao cho người khác, sẽ chưa được làm người. Chàng lại hỏi giúp người đàn ông có cô con gái câm. Ngọc hoàng đáp: - Cô gái này sẽ kết hôn với một trạng nguyên. Khi nào gặp vị trạng nguyên ấy, tức khắc sẽ nói được. Khi hỏi về vườn cây không đậu quả, Ngọc hoàng giải thích: - Trong vườn chôn giấu nhiều vàng bạc, phải đào lên, cây mới kết trái. Chàng trai toan hỏi về số phận mình thì Ngọc hoàng nổi giận: - Ta đến đây để nghỉ ngơi, vậy mà ngươi làm phiền ta! Nói rồi Ngọc hoàng bay lên trời. Chàng nghèo đành ra về. Gặp rùa, chàng nói lại lời Ngọc hoàng, rùa bèn nhả hòn đá quý ra tặng chàng. Ngay lập tức, rùa biến thành người. Chàng tới nhà có vườn cây không đậu quả, chủ nhà theo lời chàng cho đào bới đất vườn, quả nhiên thấy một hũ đấy vàng bạc. Ông ta tặng chàng số vàng bạc đó, nhưng chàng chỉ nhận một nửa. Có tiền ăn học, chàng miệt mài đèn sách và thi đỗ trạng nguyên. Trên đường vinh quy bái tổ, chàng ghé vào gia đình có cô con gái câm để nói lời tiên đoán của Ngọc hoàng. Vừa thấy chàng, cô gái lập tức nói được. Cho là duyên trời, người cha bèn gả con gái cho chàng. (Truyện cổ tích Việt Nam)
Chọn một phim hoạt hình mà em thích, ghi vắn tắt các thông tin sau: HÀNH TRÌNH TỚI LỚP Kì nghỉ đã hết. Tôi thao thức nghĩ đến lúc khăn gói trở lại trường nội trú của huyện dưới chân núi. Ai từng đi học xa cũng đều có tâm trạng như thế. Bây giờ có lẽ đã quá nửa đêm. Tôi thấy mẹ đang ở ngoài bếp, chắc mẹ không chợp mắt chút nào. Mẹ đi ra đi vào, chốc chốc lại cúi xuống chõ xôi. Hơi cơm xôi thơm lừng bay khắp nhà. Ông tôi cũng đã dậy. Hôm nay ông sẽ đưa tôi xuống trường. Lũ làng và mấy em nhỏ đã đến tiễn tôi. Mọi người cho măng và nấm để tôi mang đi. Còn sớm lắm. Sao lấp lánh trên bầu trời xanh thẳm. Ngôi sao Mai tròn và xanh biếc như mắt nai. Trời se lạnh. Sương đọng trên các ngọn cây rơi lộp độp xuống mái nhà. Tôi chào lũ làng, chào mẹ để lên đường. Mẹ tôi dặn phải gắng học. Mắt mẹ rưng rưng làm tôi lưu luyến mãi không nỡ rời. Ông tôi cười: - Con đi học phải mừng chứ! - Buổi chia tay nào cũng buồn, nhưng chia tay vào một buổi lạnh trời bao giờ cũng buồn hơn. Ngoài trời thì se lạnh. Trong lòng thì bùi ngùi. Ông cháu tôi lên đường trong tiếng dặn dò tíu tít của lũ làng: - Đi cho bình yên nhé! - Học cho chăm, cho giỏi nhé! Làng bản, rừng cây, bờ tre, dòng suối đều đã khuất trong sương sớm nhưng những lời dặn dò của mẹ và lũ làng như còn vang bên tai tôi. Tôi tự hẹn với mình phải gắng học cho xứng với lòng mong mỏi của những người thân thương. (Theo Vũ Hùng) Trường nội trú: trường cho phép học sinh ở lại trường ăn uống, sinh hoạt. Lũ làng (cách gọi thân mật): dân làng.
Gạch dưới các kết từ trong đoạn trích sau: TỤC KẾT CHẠ VỚI HÁT QUAN HỌ Xứ Bắc có mật độ kết chạ đậm đặc vào bậc nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tục kết chạ giữa các làng xã được xem là nguồn gốc của hát quan họ. Các cụ ở lũng Giang và Tam Sơn kể rằng xưa người Lũng Giang (Lim) mua gỗ từ Thanh Hoá về để làm đình. Bè đi trên sông Tiêu Tương đến địa phận Tam Sơn thì bị mắc cạn, dân Tam Sơn ra rất đông để cứu giúp. Từ đấy hai bên kết chạ với nhau, khi có việc đều báo cho nhau biết và dân làng kia cử đại diện sang viếng hoặc mừng. Những dịp hội hè đình đám, người ta mời nhau đến hò hát cầu vui, trai làng này hát với gái làng kia. Tục này cứ thế mà lưu truyền, rồi bài hát cũng được sáng tác mới cho phù hợp với ý tình đôi bên. Lối hát ấy sau gọi là quan họ. (Theo Lê Danh Khiêm) Xứ Bắc: một trong bốn xứ (Đông, Nam, Đoài, Bắc) thời xưa, ở về phía đông bắc kinh ô Thăng Long, bao gồm chủ yếu hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay.
Đọc: NGƯỜI KÉP ĐÓNG HỔ Anh kép đóng hổ tự dưng bỏ đi. Tích Võ Tòng phải ngừng diễn. Vai hổ không phải vai chính, vậy mà khó, chẳng tìm ra người thay. Ông bầu cho vài người diễn thử nhưng không ra làm sao cả, hồ không ra hồ, chó không ra chó, cứ ục ịch, lóng ngóng, hoặc lại chồm chồm nhảy nhót, rõ ra hổ giả, mặc dù bộ da hồ là thật, ông bầu đã phải mua lại của một người Nùng ở Lạng Sơn. Tích Võ Tòng phải ngừng, thế mà hôm nào khán giả cũng hỏi: - Hôm nay có diễn Võ Tòng không? Nhưng nếu diễn với vai hổ mới thay thì cứ đến đoạn hổ ra, vừa múa được vài đường là họ lại la ó lên: - Hồ làm sao thế? Hồ cũ đâu rồi? Nhiều người bỏ về, có ông còn đòi lấy lại tiền! Bỗng một hôm có một người đàn ông đến gặp ông bầu. Người ấy gầy gò, xanh xao nhưng rắn rỏi, thái dương anh có một vết sẹo lớn: - Có phải rạp đang cần một người đóng hổ? - Đúng thế. - Tôi đóng được. - Anh là kép hát? - Không. Nhưng tôi đóng được vai hổ. Tôi đã từng bị hồ vố. Ông cứ nhìn những vết sẹo trên trán tôi đây. - Anh làm sao mà thoát được? - Tôi đánh nó bị thương rồi leo lên một cái cây. Con hổ ngồi dưới đợi suốt ba ngày đêm, gầm gừ gào thét. Sau cùng đói quá nó phải bỏ đi. - Nhưng anh có biết rằng đóng vai hồ trên sân khấu không phải là bắt chước y như con hổ thật. Phải múa theo nhạc, giống thật mà lại phải hay, phải đẹp. - Tôi hiểu. - Mai anh diễn thử. Nếu được, tôi sẽ nhận anh. Suốt ngày hôm sau, người khách lạ tập với anh kép đóng Võ Tòng. Ông bầu từ kinh ngạc chuyển sang mừng rỡ. Ông vội cho người dán quảng cáo diễn tích Võ Tòng đả hổ. (Theo Lưu Quang Vũ) Kép: nghệ sĩ nam đóng vai trong các vở kịch hát hoặc người đệm đàn cho ca nữ hát thời xưa. Bầu: người làm chủ hoặc người đỡ đầu một gánh hát, một đội thể thao, một ca sỹ. Tích: câu chuyện đời xưa mà vở diễn dựa vào, tên câu chuyện thường cũng là tên vở diễn. Tích Võ Tòng: nói tắt của tích Võ Tòng đả hổ, cũng là tên vở diễn.