Danh sách câu hỏi

Có 290,430 câu hỏi trên 5,809 trang
Đọc. GIẢ TRAI ĐI THI Mới mười tuổi Nguyễn Thị Duệ đã nổi tiếng hay chữ. Để việc học hành, thi cử không bị cản trở, nhân một lần chuyển chỗ ở, Duệ cải trang làm con trai, lấy tên là Nguyễn Ngọc Du. Thời ấy đất nước có nội chiến Nam - Bắc triều, loạn lạc triền miên. Khi nhà Mạc (Bắc triều) thất thế phải rút lên Cao Bằng, Du cũng theo lên. Năm 20 tuổi, "cậu" Du thi đỗ tiến sĩ nhưng bị phát hiện là gái giả trai. Tuy vậy, vua Mạc mến tài nên tha tội, sau đó lấy làm cung phi và bổ dụng chức cung trung giáo tập để dạy các phi tần. Năm 1625, vua Mạc thua trận, bà Duệ bị quân Trịnh bắt. Bà cầm thanh gươm bình thản nói: “Các ngươi bắt được ta thì phải đưa ta đến nộp cho chúa của các ngươi, nếu các ngươi vô lễ thì ta sẽ chết với lưỡi gươm này". Quân lính giải bà về Thăng Long. Chúa Trịnh cảm mến tài năng và khí tiết của bà nên không giết mà còn phong làm lễ nghi học sĩ, chuyên trông coi việc học hành trong phủ chúa. Truyền rằng trong một bài thi, có người chỉ làm được bốn câu trong khi quy định phải là 12 câu, lẽ ra bị loại, nhưng thấy bốn câu hay nên các quan chấm bài trình lên vua. Vua xem cũng phân vân, liền đem hỏi ý kiến bà. Bà nói: “Bài văn chỉ làm được bốn câu nhưng là bốn câu hay, còn hơn làm đủ 12 câu mà không hay". Vua liền y theo. Ngoài dạy học ở Thăng Long, bà Duệ còn soạn ra các bộ đề thi gửi về giúp các địa phương tổ chức thi và bài làm lại gửi lên để bà chấm. Có thể coi bà là người khởi đầu hình thức "giáo dục từ xa" của nước ta. (Đào Tiến Thi tổng hợp) Nguyễn Thị Duệ (1574 0 1654): nữ tiến sĩ thời nhà Mạc, quê làng Kiệt Đặc, nay thuộc xã Văn An, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Hay chữ: đọc rộng biết nhiều, giỏi giang về văn chương, khoa học. Nội chiến Nam – Bắc triều: chiến tranh giữa nhà Mạc với nhà lê – Trịnh hồi thế kỷ XVI – XVII. Cung phi, cung tần: vợ lẽ của vua chúa ngày xưa (cung phỉ là hàng sau hoàng hậu, cung tấn là hàng sau cung phi). Phi tần: chỉ chung cung phi và cung tần.
Đọc: Núi Bạch Mã           Núi Bạch Mã (thuộc địa phận huyện Phú Lộc), cách Huế 60km về phía Nam, cao 1. 444m so với mực nước biển, là nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Việt Nam. Trên đỉnh núi hùng vĩ bốn mùa xanh tươi với thác nước, suối rừng, là cả một vùng khí hậu ôn đới như Sa Pa, Tam Đảo, Đà lạt,… Núi Bạch Mã nổi tiếng bởi có những con suối và nhiều ngọn thác ngoạn mục. Thác Đỗ Quyên cao 400m, rộng 20m, những ngày hè, hai bên bờ thác, hoa đỗ quyên nở rộ như hai thảm lụa hoa khổng lồ.           Núi Bạch Mã Huế nằm trong khu vực Vườn Quốc Gia Bạch Mã, nơi giáp ranh giữa thành phố Huế và Đà Nẵng. Nơi đây có thảm động – thực vật đa dạng với hàng trăm loại sinh vật quý hiếm, trong đó có những loại đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.           Với cảnh quan thiên nhiên cùng khí hậu mát mẻ, núi Bạch Mã Huế là điểm du lịch rất nhiều du khách. Đứng trên đỉnh núi Bạch Mã, du khách có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh lộng lẫy của đèo Hải Vân, núi Túy Vân, đầm Cầu Hai và ánh điện lung linh của thành phố Huế vào ban đêm. (Theo www. thuathienhue. gov. vn)
Đọc từng trích đoạn sau đây và thực hiện yêu cầu. a. Gạch dưới những từ ngữ miêu tả cảnh thiên nhiên thơ mộng, êm đềm. Đêm trăng sáng           Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng ruộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.           Sau tiếng chuông của ngôi chùa độ một giờ, thì thật là sáng trăng hẳn: trời bây giờ trong thăm thẳm và cao; mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều; ánh trăng trong chảy khắp cả trên nhành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa. (Thạch Lam) b. Gạch dưới những từ ngữ miêu tả cảnh thiên nhiên dữ dội, nguy hiểm. Thác nước trên sông Đà           Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Tiếng thác nghe như oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu dã cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. (Theo Nguyễn Tuân)
Đọc. Ong bắt dế           Trời nắng gắt. Một con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ, lướt nhanh trên nền đất.           Bụng nó tròn, thon, bóng loáng, mặt trời chiếu vào óng ánh lóe xanh như hạt ngọc. Nó dừng lại, bay lên, đậu xuống, thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn để tìm kiếm. Nó đến trước một tổ dế, đảo quanh một lượt, rồi nhanh nhẹn xông vào cửa tổ, lao nhanh xuống. Có tiếng ong kêu văng vẳng “i… i…” và tiếng đôi càng dế bật “pách… pách…” ở tận sâu, sâu lắm. Đột nhiên con dế cụ húc toang vỏ đất mỏng, từ cái ngách bí mật vọt ra, nhảy rúc vào đám cỏ.           Ong xanh đuổi theo. Nó giương đôi răng rộng riết chặt lấy cái gáy cứng như áo giáp của con dế. Con dế nhe răng, bật càng đá hậu “tách… tách…” Ong dán mình trên lưng dế. Dế cứ thế cõng ong chạy!           Dế đã thấm mệt. Ong cong người rít lên “i… i…” rồi thò cái nọc dài, nhắm trúng cổ họng dế chích một phát. Con dế hung dữ bỗng chốc mềm nhũn ra, đầu gục, râu cụp, đôi càng oải xuống. Bấy giờ ong mới buông dế ra, đứng rũ bụi, vuốt râu và thở.           Ong cất cánh bay là là tìm lại cái lỗ dế ban nãy. Rồi nó ra sức vỗ cánh kéo sền sệt con mồi trên mặt đất. Đến cái tổ cũ, nó kéo dễ xuống. Ong ở dưới đó một lúc lâu, đẻ trứng lên mình dế, tiêm thêm nọc bắt dế “ngủ” cho đến ngày ấu trùng ông nở ra là có thức ăn ngay. Trở lên, ong cào đất lấp lỗ lại, lấy đầu nén đất cửa tổ nhiều lần rồi bay đi.           Nó bay dưới ánh mặt trời xanh loang loáng như một đường đạn lửa. Nó không biết là nó đã góp phần bảo vệ những vườn rau. (Thep Vũ Tú Nam) Dế cụ: dến lớn, cường tráng và khôn ngoan. Ấu trùng: giai đoạn mới nở từ trứng của một số loài (ong bướm, ruồi muỗi, ếch nhái,…) có hình dáng và đời sống khác hẳn lúc trưởng thành.
Đọc: Trên thảo nguyên Mông Cổ           Buổi sáng mùa hè trên thảo nguyên Mông Cổ tươi mát, đầy hơi nước, như đất trời đang vào mùa xuân.           Tôi thả bộ dọc theo sườn đồi, lần theo những bông hoa thấp thoáng và hương cỏ dại ngập tràn.           Khác hẳn cỏ và hoa ở châu Âu hay Úc cao ngang bắp chân và có những bông hoa trên cao, cỏ và hoa ở thảo nguyên Mông Cổ ngắn, rất dày và sát đất.           Nếu nhìn lướt qua và có cái nhìn từ trên cao, bạn sẽ chỉ thấy một đồng cỏ xanh. Nhưng hạ thấp tầm nhìn chút thôi, một thế giới khác đang lung linh đón chào, reo vui cùng bạn – thế giới của các loài hoa dại ngập tràn khắp nơi. Khác với hoa cỏ dại châu Âu, những cánh hoa trên thảo nguyên Mông Cổ nhỏ bé và mong manh. Hoa xen trong cỏ rung rinh một màu xanh liên tục chuyển động.           Dưới sự biến đổi của ánh sáng, vùng cỏ hoa ấy đang giã từ cái dịu dàng của nắng ban mai và bước vào một buổi trưa hè lộng lẫy với những sắc màu bóng lên trong nắng. hoa cúc dại đủ màu trắng, vàng, hồng, tím, cành cứng cành mềm, đong đưa duyên dáng. Hoa bồ công anh như những quả bông trắng và tím, tròn xoe, xoay tròn trong gió. Hoa nhung tuyết trắng ngà một màu xưa cũ, như ngôi sao năm cánh bước ra từ truyện cổ tích. Hoa vi-ô-lét tím đậm, hoa chuông tím nhạt,… Khi đếm được 50 loài hoa thì tôi dừng lại. Có lẽ có tới hàng trăm loài. Hoa nở theo từng bước đi. Hoa dẫn người và người theo hoa trên một con đường bất ổn.           Không còn hiện thực, chỉ còn một thế giới hư ảo, thế giới của cỏ hoa giữa lưng chừng trời đất, ngập tràn hương đồng nội, mùi nắng và mùi gió. (Theo Trần Thùy Linh)
Đọc hai đoạn văn sau và viết câu trả lời cho các câu hỏi bên dưới:           Con suối chảy qua bản tôi bốn mùa nước xanh trong. Những ngày lũ, suối cũng chỉ đục vài ba ngày. Để tiện đi lại, dân bản tôi bắc nhiều cầu qua suối. Khách đến thăm bản thường đứng hai bên thành cầu nhìn xuống nước xem những con cá lườn đỏ, cá lưng xanh… Cá bơi lượn lấp loáng như hàng trăm, hàng nghìn ngôi sao rơi xuống lòng suối.           Đoạn suối chảy qua bản tôi có hai cái thác, nước chảy khá xiết. Nước gặp những tảng đá ngầm chổm lên thành những con sóng bạc đầu. Hết đoạn thác lại đến đoạn vực. Vực khá sâu, nước lững thững như kẻ nhàn rỗi dạo xuôi dòng. (Theo Vi Hồng, Hồ Thủy Giang) a. Hai đoạn văn trên tả cảnh gì? b. Tác giả chọn tả những sự vật nào? Những sự vật ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Sự vật được chọn tả Từ ngữ được dùng để tả sự vật