Danh sách câu hỏi

Có 290,537 câu hỏi trên 5,811 trang
Đọc.   DÒNG SÔNG QUÊ HƯƠNG           Mỗi khi đi đâu xa, hình ảnh đầu tiên mà tôi nhớ đến là con sông quê hương. Con sông đã gắn bó với bao kỉ niệm thời thơ ấu.           Tôi không biết con sông quê tôi bắt nguồn từ nơi nào. Tôi cũng không biết ai đặt tên nó sông Thương, chỉ biết rằng chảy qua quê tôi, con sông thật hiền hòa. Nước sông trong xanh soi tóc những hàng tre bên bờ. Hai bên bờ sông có những thảm cỏ trải dài trông giống như tấm đệm khổng lồ. Những buổi chiều râm mát, tôi cùng các bạn trong xóm thường rủ nhau ra đây nô đùa, có lúc chúng tôi nằm trên tấm đệm ấy mà ngắm bầu trời trong xanh, cao vút. Hàng ngày, tôi đến trường trên con đê ngoằn ngoèo bên bờ sông. Kia là bến nước nơi các mẹ, các chị thường xuyên ra đây để giặt giũ. Chỗ nào bên dòng sông cũng thân thương!           Dòng sông Thương chảy qua làng tôi nên quanh năm dân làng không phải lo hạn hán như nhiều nơi khác. Dân làng tôi đào mương từ bờ sông đi đến các cánh đồng. Nước sông được bơm vào ruộng, tưới mát cho cả cánh đồng rộng lớn. Nhờ thế cánh đồng quê tôi năm nào cũng hai ba vụ lúa, ngô tươi tốt. Dù thời gian có trôi đi nhưng hình ảnh con sông Thương quê hương mãi nguyên vẹn trong tâm trí tôi. Con sông không bao giờ cạn như tình yêu của tôi với con sông cũng không bao giờ với cạn. (Theo Nguyễn Thị Như Quỳnh)
Đóng vai trưởng nhóm “Vui học Tiếng Việt” của lớp 5B, hoàn chỉnh báo cáo hoạt động tháng 9 của nhóm. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tây Hồ, ngày 01 tháng 10 năm 2024 BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG 9 CỦA NHÓM “VUI HỌC TIẾNG VIỆT” LỚP 5B Kính gửi: ………………………………………………………………………………… Em xin báo cáo các hoạt động của nhóm “Vui học Tiếng Việt” trong tháng 9 vừa qua như sau: 1. Về hoạt động truyền cảm hứng đọc sách: - Tất cả các thành viên trong nhóm đều tích cực …………………………………………... …………………………………………………………………………………………….. - Một số cuốn sách hay nhóm đã chia sẻ trước lớp đó là: STT Tên sách Tác giả Người đọc và chia sẻ về sách                         2. Về hoạt động chuẩn bị cho cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” cấp trường: Nhóm đã phân công 02 bạn sau tham gia cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” cấp trường: +…………………………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………………………… - Cả nhóm đã hỗ trợ các bạn tham gia cuộc thi chuẩn bị bài thuyết trình và quay video về sản phẩm dự thi. 3. Về các hoạt động khác của nhóm: …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. NHÓM TRƯỞNG ………………….
Gạch dưới các từ ngữ lặp lại trong mỗi đoạn sau. Dùng từ thay thế cho các từ ngữ đó để viết lại câu. a. Tôi rất thích học môn Tiếng Việt. Nhưng cũng thích học môn Tiếng Việt. …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. b. Khách đến du lịch Quảng Bình ngày càng đông. Việc khách đến du lịch Quảng Bình ngày càng đông giúp kinh tế Quảng Bình phát triển hơn trước. …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. c. Mình đã đọc say sưa cuốn “Dế Mèn phiêu lưu kí”. Cuốn “Dế Mèn phiêu lưu kí” là một trong những cuốn sách hay nhất mà mình từng đọc. …………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………..
Đọc. THẾ NÀO LÀ MỘT NGÀY CÓ Ý NGHĨA           Bà mẹ đi làm lúc trời còn chưa sáng. Bà đánh thức cậu con trai Pê-chi-a chín tuổi dậy và dặn:           - Con đã bắt đầu nghỉ hè. Mẹ giao cho con việc làm ngày hôm nay. Con hãy trồng một cây bên cạnh nhà và đọc cuốn sách “ Những dãy núi xa xanh” này nhé!           Pê-chi-a nghĩ: “Mình ngủ thêm một chút nữa đã”. Em nằm xuống, ngủ thiếp đi. Khi Pê-chi-a tỉnh dậy, mặt trời đã lên cao. Em muốn bắt tay vào việc ngay nhưng lại nghĩ: “Chắc vẫn còn kịp chán”. Ngồi dưới gốc cây lê rậm rạp, Pê-chi-a tự nhủ: “Mình chỉ ngồi một chút nữa thôi, rồi sẽ bắt tay vào việc”.           Nửa giờ sau, Pê-chi-a đi ra vườn, hái quả ăn, rồi mê mải đuổi bắt con sâu bướm. Sau một hồi chạy nhảy, mệt quá, Pê-chi-a lại ngồi dưới gốc lê, quên khuấy lời mẹ dặn.           Buổi chiều, bà mẹ về và hỏi:           - Nào con, hãy kể cho mẹ nghe xem con đã làm được những gì?           Nhưng Pê-chi-a đã không làm gì cả. Em thấy xấu hổ khi nhìn vào mắt mẹ.           - Con hãy đi theo mẹ. Mẹ sẽ chỉ cho con xem mọi người đã làm được những gì trong một ngày con đã để phí hoài.           Bà mẹ cầm tay Pê-chi-a dắt đi. Bà đưa con đến cánh đồng đã cày xong và nói: - Hôm qua ở đây là cánh đồng rạ, còn hôm nay nó đã được cày xới. Người công nhân lái máy cày đã làm việc suốt ngày. Còn con thì ngồi không.           Bà dẫn con đến bên một đống thóc, nhẹ nhàng bảo:           - Buổi sáng, những hạt thóc này còn nằm trên những bông lúa ngoài ruộng. Người công nhân lái máy gặt đập đã làm xong công việc và đưa thóc về đây. Còn con thì không…           Cuối cùng, hai mẹ con rẽ vào thư viện. Người giữ sách chỉ lên cái giá lớn có rất nhiều sách:           “Còn mình thì lại ngồi không.” - Pê-chi-a chợt cảm thấy xấu hổ khi nghĩ về điều ấy. Giờ đây, em đã hiểu được thế nào là một ngày trôi qua không uổng phí. (Theo Xu-khôm-lin-xki) Mẹ giao cho Pê-chi-a làm những việc gì sau khi ngủ dậy? A. Giữ sách và thu dọn sách ở thu viện B. Gặt lúa và chuyển lúa từ đồng về nhà C. Hái quả lê và chăm sóc cây lê trong vườn D. Trồng một cái cây cạnh nhà và đọc một cuốn sách
Gạch dưới những từ dùng để xưng hô trong truyện ngụ ngôn dưới đây: Chuột nhà và chuột đồng           Một lần, chuột nhà từ thành phố ra thăm chuột đồng. Chuột đồng sống ở ngoài ruộng, đem hết ngô, lúa, dỗ, lạc,.. ra thết đãi chuột nhà. Chuột nhà bảo:           - Cô ăn uống đạm bạc quá! Hôm nào cô đến chơi xem chúng tôi sống ra sao.           Chuột đồng đến thành phố. Chuột nhà liền dẫn khách từ khe hở vào phòng ăn, leo lên bàn. Chuột đồng chưa bao giờ thấy đầy đủ thức ăn như vậy. Nó bảo:  - Chị nói đúng thật, cuộc sống của chúng tôi quả là tồi. Rồi tôi cũng phải chuyển ra sống ở thành phố thôi.           Thình lình, một người bước vào cửa và bắt đầu bắt chuột. Chủ, khách nhà chuột phải vất vả lắm mới chuồn được qua khe hở. Chuột đồng thở hổn hển, nói:           - Sống ngoài đồng ruộng dù không có món ăn ngon ngọt, nhưng tôi lại không phải sợ hãi đến nhường này! (Ngụ ngôn Ê-dốp)