Danh sách câu hỏi

Có 290,429 câu hỏi trên 5,809 trang
Đọc. THỜI GIAN LUÔN LUÔN CÔNG BẰNG Rô-đanh sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã thích vẽ vời khắp nơi, vẽ những thứ ông nhìn thấy và cả những thứ ông tưởng tượng ra. Vào ngày sinh nhật, cha mẹ đã đặc biệt mua tặng Rô-đanh những cây bút chì vẽ. Rô-đanh rất thích món quà này. Có nó, Rô-đanh càng hăng say vẽ hơn. Chị gái Rô-đanh thấy em thích vẽ đã động viên cậu đi học đào tạo chuyên sâu. Thế nhưng nhà không có tiền nộp học phí, phải làm sao bây giờ? Chị gái ông sau khi hỏi thăm ở nhiều nơi, cuối cùng đã tìm được một trường dạy miễn phí. Mặc dù trường này chủ yếu đào tạo nhân tài về thủ công mĩ nghệ và kĩ thuật, nhưng vì được học miễn phí, nên Rô-đanh vẫn rất phấn chấn. Mỗi ngày, trường chỉ tổ chức học một buổi, nên khi tan học, Rô-đanh lại chạy tới Bảo tàng Lu-vrơ để quan sát và vẽ theo những bức tranh nổi tiếng trưng bày ở đây. Khi lần đầu tiên được nhìn thấy những bức tranh này, ông đã vui mừng không nói ra lời mà chỉ thầm nghĩ trong lòng: "Họ vẽ đẹp quá! Trình độ của mình còn kém xa, mình nhất định phải cố gắng!". Mỗi ngày quan sát và mô phỏng tranh ở Bảo tàng Lu-vrơ, Rô-đanh được mở rộng tầm nhìn nghệ thuật và trình độ đánh giá, đồng thời củng cố sự tự tin trong những bức vẽ của ông. Rô-đanh rất tự giác trong học tập. Ngoài việc học trên lớp, ông còn tự tìm thêm bài tập cho mình. Vào thời gian rảnh rỗi, ông thường mang theo sách vở đi vẽ. Đi đến đâu về đến đấy, nhìn thấy cái gì liền vẽ cái đấy. Thấy những bạn học rất ham chơi, trong lòng ông nghĩ: "Lãng phí thời gian quý giá như vậy thì thật đáng tiếc!" Thời gian luôn luôn công bằng, nó không để sự cố gắng của Rô-đanh trở nên hoang phí. Rô-đanh chăm chỉ nỗ lực, không nao núng trước khó khăn, ông đã sáng tác ra một số lượng lớn các tác phẩm điêu khắc để đời và được cả thế giới công nhận và kính phục. (Theo Giả Vân Bằng) Rô-đanh (1840-1917): nhà hoạ sĩ, nhà điêu khắc hàng đầu của Pháp. Lu-vrơ: Viện bảo tàng nghệ thuật và di tích lịch sử nổi tiếng tại thủ đô Pa-ri của nước Pháp. Mô phỏng: bắt chước cả một quá trình, một hệ thống.
Dấu gạch ngang nào dưới đây được dùng để đánh dấu bộ phận chú thích trong câu? Một bữa, Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình (1)- một viên chức tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. Anh rón rén lại gần. Ông bố vẫn mải mê với những con số. Ông đang phải kiểm tra số sách. Pa-xcan nghĩ thầm: (2)– Những dây tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao! Trong óc chàng sinh viên trẻ tuổi chợt loé lên một tia sáng. Anh lặng lẽ rút về phòng mình và vạch một sơ đồ gì đó lên giấy. Mươi hôm sau, ông bố rất ngạc nhiên thấy con ôm một vật gì kì lạ đặt trước bàn mình. (3)– Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính. – Pa-xcan nói. Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại. (Theo Lê Nguyên Long – Phạm Ngọc Toàn) Trong đoạn văn trên, các dấu gạch ngang. chú thích trong câu. được dùng để đánh dấu bộ phận
Nối đoạn văn với ý nêu công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn đó. a. Hà Nội – Huế - Sài Gòn là bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Vân (phổ thơ Lê Nguyên) được rất nhiều người Việt Nam yêu thích.   Đánh dấu tất cả các ý trong đoạn liệt kê b. Nhà văn An-đéc-xen đã cho ra đời một loạt tác phẩm làm xúc động hàng triệu trẻ em trên thế giới: - Cô bé bán diêm - Vịt con xấu xí - Chú lính chì dũng cảm -… (Phan Thế Quân tổng hợp) Nối các từ ngữ trong một liên danh c. Một hôm, cậu mạnh dạn đến hỏi thầy: - Tại sao thầy luôn bắt em vẽ trứng thế ạ? Thầy giáo nói: - Em đừng nghĩ vẽ trứng là đơn giản và dễ dàng. Trong một nghìn quả trứng, không thể tìm ra 2 quả hoàn toàn giống nhau… (Khổ luyện thành tài) Đánh dấu bộ phận chú thích trong câu Nhà bác học I-sác Niu-tơn – người đã có những cống hiện vĩ đại cho nhân loại “người vượt lên trên tất cả mọi thiên tài” – thưở nhỏ lại là một cậu bé tinh nghịch, từng bị mắng và đoán tương lai sẽ chẳng ra gì. Đánh dấu lời nói trực tiếp của các nhân vật
Đọc: TẬP VIẾT VĂN KHÔNG KHÓ Hồi tôi học lớp Bốn, ai cũng khen tôi ngoan và học giỏi. Chỉ tự tôi mới biết mình học văn không tốt lắm vì tôi cực kì ghét làm văn. Những bài văn nộp cho cô và được khen, đều do tôi lựa chép từ các sách tham khảo hay trên mạng. Thế rồi, đến một hôm, trong tiết học văn, cô giáo yêu cầu viết bài tại lớp. Tôi chép để vào vở rồi bắt đầu viết, nhưng loay hoay mãi chẳng nghĩ được câu nào. Nhìn trước, nhìn sau, thấy bạn nào cũng cắm cúi viết, có bạn viết lia lịa. Hết giờ mà trang giấy của tôi chỉ vỏn vẹn hai chữ "Bài làm". Tôi xấu hổ, không dám nộp bài. Cô giáo hỏi lí do vì sao. Tôi ấp úng rồi nói thật với cô. Trong lúc còn đang lo sợ sẽ bị cô trách phạt và các bạn chê cười, thì tôi lại được nghe những lời động viên dịu dàng của cô giáo: - Viết văn không khó như em nghĩ đâu. Chỉ cần em mong muốn và quyết tâm, cô nhất định sẽ giúp em tự mình viết được những bài văn hay đấy! Nghe những lời đó, trong lòng tôi như có một khung trời mới. Hôm đó, sau giờ học, tôi được cô giải thích về cấu trúc một bài văn, về nội dung các phần mở bài, thân bài và kết bài. Cô hướng dẫn tôi cách viết đoạn văn. Tôi hiểu được ý nghĩa câu mở đoạn, câu kết đoạn. Tối hôm đó, cô giao riêng cho tôi một bài tập về nhà "Viết đoạn mở bài cho bài văn tả cây hoa mà em yêu thích. Tôi đã viết theo hai cách: mở bài trực tiếp và mở bài giản tiếp mà cô gợi ý. Tuy câu chữ còn gượng gạo, nhưng tôi vẫn nhận được lời khích lệ từ cô. Cứ như vậy, vâng lời cô, tôi tích cực học tập trong tất cả các giờ học Tiếng Việt. Giờ Luyện từ và câu, giờ Đọc – hiểu,... tôi chú ý lắng nghe và ghi chép để tích lũy và mở rộng kiến thức. Tôi không ngại khi xung phong đặt câu với từ ngữ cho trước, hay khi cô gọi phát biểu cảm nhận của mình trước một nhân vật hay sự việc nào đó. Đấy chính là bước khởi đầu giúp tôi tự tin khi viết những mạch văn đầy cảm xúc. Đến bây giờ, tôi không còn sợ viết văn nữa. Còn bạn thì sao? (Hà Thanh Huyền)
  Đọc: ƯỚC MƠ HỌC GIỎI TOÁN Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thực hiện khát khao đến trường là cả một hành trình đầy gian nan thử thách. Học tập, sinh hoạt đều bằng đôi chân, nhưng Ký không ngừng chinh phục những ước mơ. Ở trường, thấy giáo thường kế cho cả lớp nghe tiếu sử các nhà toán học thế giới. Ký vô cùng ấn tượng về ông Pôn-tơ-ra-i-ghin, dù bị mù hai mắt, chỉ tự học nhưng đã trở thành nhà toán học hiện đại nổi tiếng của nước Nga. Trong lòng Ký bồng bừng sáng ước mơ sẽ học giỏi Toán theo gương ông. Những năm học cấp Một, Kỷ học toán rất dở. Mọi công thức, quy tắc, Ký đều thuộc lòng như cháo nhưng kết quả thì cứ đi đẹt mãi, không thể nào ngoi lên được. Ký nhận ra nguyên nhân chính là do Ký viết các con số không rõ ràng. Số 6 nhìn như số 0, số 5 như số 3. Nên khi làm toán, Ký thường vì thế mà lầm lẫn. Ký để ra một chiến dịch tấn công bắt đầu từ việc tập viết thật rõ ràng những con số từ 0 đến 9. Sau đó, Ký làm nhiều lần các phép tính nhân chia cộng trừ thật lớn, có thử đi thử lại kĩ lưỡng. Sau một thời gian, Ký đã tiến bộ rõ rệt. Lên cấp Hai, hình học là môn đáng ngại nhất vì phải vẽ hình, song vẫn là môn Ký thích nhất. Ban đầu, Ký phải tập giữ thước bằng ngón chân trái. Nhưng không ồn, vì thước hay bị chệch. Về sau, Ký tập giữ thước bằng gót chân thì khó khăn mới lại nảy ra. Vì chiếc thước nhỏ bản, nên gót chân lại che mất hình. Cuối cùng, Ký nghĩ ra cách làm một chiếc thước rộng bản, có chuôi cầm bên trên. Với sáng kiến này, Kỳ đã vẽ được những hình khá chuẩn xác. Cứ thế, môn Toán đã trở thành niềm đam mê của Ký. Ký được dự thi kì thi học sinh giỏi Toán cấp Hai toàn miền Bắc tại thành Nam. Ký được nhận Giấy khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục về thành tích thi học sinh giỏi toán năm học 1962-1963. (Theo tập hồi ki Tôi đi học của Nguyễn Ngọc Ký) Nguyễn Ngọc Ký (1947 – 2022): sinh ra tại huyện Hải Thanh, tỉnh Nam Định, bị liệt hai cánh tay từ khi 4 tuổi, ông đã rèn luyện đôi chân thay cho bàn tay, vươn lên học tập, trở thành Nhà giáo ưu tú, “Nhà văn Việt Nam viết bằng chân”. Thành Nam: danh xưng của tỉnh Nam Định, bắt đầu từ khi nhà Nguyễn cho xây dựng thành Nam Định và cột cờ Nam Định vào khoảng năm 1812.
Đọc đoạn văn giới thiệu nhân vật Rô-bin-xơn Cru-xô và thực hiện các yêu cầu: Rô-bin-xơn Cru-xô – tác phẩm của nhà văn Anh Đa-ni-en Đi-phô (1660-1731) – thuật lại cuộc đời phiêu lưu đầy gian khó, hiểm nguy của Rô-bin-xơn. Cuộc phiêu lưu gồm bốn chặng: (1) Những đợt đi biển đầu tiên bất thành (bảy năm đầu); (2) Chuyến đi xa quy mô nhất và tàu bị bão đánh đắm, Rô-bin-xơn sống sót nhưng phải một mình sống trên đảo hoang; (3) Vào năm thứ mười tám, Rô-bin-xơn chiến đấu chống những thổ dân dã man, cứu được Thứ Sáu, từ đó có thêm bạn; (4) Rô-bin-xơn và Thứ Sáu phá tan một cuộc hành hình tù binh, cứu được cha của Thứ Sáu, và ít lâu sau, lại đánh dẹp một cuộc nổi loạn của thuỷ thủ trên một chiếc tàu Anh, cứu được viên thuyền trưởng và đoạt lại tàu, Rô-bin-xơn (khi ấy đã 55 tuổi) cùng Thứ Sáu và viên thuyền trưởng trở về quê hương. Rô-bin-xơn đã kể lại chặng đường đầy thử thách của mình trong hơn ba thập kỉ sống cô đơn giữa đảo hoang. Trong suốt thời gian đó, anh đã phải đối mặt với cô đơn, thú dữ, bệnh tật và thiếu thốn, nhưng anh không bao giờ từ bỏ hi vọng sống. Qua hành trình phiêu lưu kì thú, Rô-bin-xơn thể hiện là một người ưa hoạt động, ham thích phiêu lưu và đặc biệt vô cùng lạc quan. Với niềm đam mê khám phá, Rô-bin-xơn đã rất dũng cảm bất chấp sóng to gió lớn để được đến những miền đất lạ. Trong hiểm nguy, ý chí và nghị lực phi thường cùng tinh thần không bao giờ bỏ cuộc đã giúp anh vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Không chịu bị khuất phục bởi hoàn cảnh, Rô-bin-xơn đã tận dụng trí tuệ, đôi bàn tay và ý chí để xây dựng cuộc sống nơi đảo hoang. Thành quả vĩ đại của những nỗ lực không ngừng đó là sữa tươi, bánh mì, pho mát, bơ, áo da,... Thật tuyệt vời! a. Đoạn văn giới nhân vật nào, trong tác phẩm gì, tác giả là ai? Tên nhân vật:……………………………………………………………………………… Tên tác phẩm: ……………………………………………………………………………... Tác giả: …………………………………………………………………………………… b. Hãy đặt một vài tên cho đoạn văn. c. Tìm các ý nhỏ trong đoạn văn (giới thiệu chung về nhân vật, hoàn cảnh cụ thể của nhân vật, tính cách của nhân vật).