Câu hỏi:
13/07/2024 494Em hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để xác định các bước ứng phó với tâm lí căng thẳng.
Ứng phó với tâm lí căng thẳng là ……………….. con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách ……………………
Để ứng phó với tâm lí căng thẳng, chúng ta nên:
- Xác định ………………... gây ra căng thẳng,
- Đề ra các …………………giải quyết;
- Chọn lọc và thực hiện các giải pháp .........................
- ............................. kết quả đạt được.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Ứng phó với tâm lí căng thẳng là cách thức con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách tích cực.
Để ứng phó với tâm lí căng thẳng, chúng ta nên:
- Xác định nguyên nhân gây ra căng thẳng,
- Đề ra các biện pháp giải quyết;
- Chọn lọc và thực hiện các giải pháp khả thi
- Đánh giá kết quả đạt được.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy viết ra những căng thẳng gặp phải trong học tập, cuộc sống và vận dụng những điều đã học để giải quyết.
Câu 2:
Tình huống 3. Khi em bị một nhóm bạn trong lớp thường xuyên trêu chọc về ngoại hình, em cảm thấy rất áp lực. Em sẽ:
A. cố gắng không để tâm đến những lời trêu chọc của các bạn.
B. lôi kéo, rủ rê các bạn khác để tìm cách trả thù nhóm bạn kia.
C. nói chuyện thẳng thắn với nhóm bạn đó, bày tỏ cảm xúc và tìm cách giải quyết.
D. im lặng chịu đựng sự trêu chọc của các bạn và tự ti về bản thân.
Câu 3:
Em hãy trình bày suy nghĩ về câu nói của Mac Anderson: “Thái độ tích cực chính là bí quyết nhỏ làm nên sự khác biệt lớn”.
Câu 4:
Em sẽ xử lí như thế nào nếu ở trong các tình huống sau:
STT |
Tình huống |
Cách xử lí |
1 |
Em bị một nhóm bạn trong lớp tẩy chay. |
|
2 |
Em đã làm một việc sai trái nhưng chưa bị người lớn phát hiện. |
|
3 |
Em chuẩn bị thi cuối kì và có quá nhiều môn học cần ôn tập dẫn đến căng thẳng. |
|
4 |
Em còn rất nhiều việc cần hoàn thành cả trong học tập và sinh hoạt trong một thời gian ngắn. |
|
5 |
Em mong muốn đạt được một kết quả quá cao so với khả năng của bản thân, dẫn đến tâm lí căng thẳng. |
|
6 |
Em bị một nhóm người đe doạ sẽ tung ảnh nhạy cảm nếu không làm theo yêu cầu. |
|
7 |
Có một số bạn trong lớp thường chê bai ngoại hình của em, em đã cố gắng để cải thiện ngoại hình mà chưa được. Điều này khiến em cảm thấy rất căng thẳng. |
|
Câu 5:
Dưới đây là một số tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống và cách suy nghĩ về các tình huống đó, em hãy xác định xem đó là suy nghĩ tích cực hay tiêu cực bằng cách đánh dấu X vào cột tương ứng.
Tình huống - Cách suy nghĩ |
Suy nghĩ tiêu cực |
Suy nghĩ tích cực |
1. Em nghĩ mình thật kém cỏi vì không đạt được kết quả thi cử cao như các bạn trong lớp. |
|
|
2. Khi gặp thất bại trong học tập và cuộc sống hằng ngày, em nghĩ rằng những thất bại đó là sẽ là những bài học kinh nghiệm giúp mình trưởng thành hơn. |
|
|
3. Khi gặp thất bại trong học tập, em thường đổ lỗi cho người khác hoặc cho rằng mình thiếu may mắn. |
|
|
4. Khi gặp chuyện không vui, em nghĩ mình thật đen đủi, xui xẻo. 5. Khi bị các bạn chê bai về ngoại hình, em tự ti và cảm thấy bản thân mình thật tồi tệ và xấu xí. |
|
|
6. Khi bị đem ra so sánh với người khác, em nghĩrằng mỗi người đều có thế mạnh của riêng mình và em sẽ nỗ lực để hoàn thiện bản thân. |
|
|
7. Khi bị bố mẹ la mắng, em buồn chán và nghĩ rằng bố mẹ không thương yêu mình. |
|
|
Câu 6:
Tình huống 2. Khi học lực của em chỉ ở mức vừa phải nhưng bố mẹ lại mong muốn em đạt học sinh giỏi và đứng đầu lớp, em cảm thấy rất áp lực. Em sẽ:
A. Cố gắng học bằng mọi cách để đạt được điều bố mẹ mong muốn, kì vọng ở mình.
B. chán nản vì cho rằng bố mẹ chỉ quan tâm đến thành tích mà không hiểu và quan tâm mình.
C. đặt mục tiêu phù hợp và tìm cơ hội để bày tỏ nguyện vọng của mình với bố mẹ.
D. không để tâm đến mong muốn của bố mẹ và cứ học bình thường.
Câu 7:
Em sẽ chọn cách giải quyết như thế nào trong các tình huống sau:
Tình huống 1. Khi em vi phạm kỉ luật ở trường, cô giáo yêu cầu em đưa giấy mời phụ huynh đến để trao đổi. Em sẽ:
A. giấu giấy mời đi và không nói với bố mẹ.
B. đưa giấy mời cho bố mẹ và chủ động trình bày lỗi của mình với bố mẹ.
C. nhờ anh, chị em hoặc người thân quen đưa giấy mời cho bố mẹ.
D. khóc lóc, lo lắng, không biết làm như thế nào vì sợ nếu biết, bố mẹ sẽ la mắng.
về câu hỏi!