Câu hỏi:
13/07/2024 2,328Cho trước dãy số. Yêu cầu cần tìm ra một dãy con liên tục có độ dài lớn nhất bao gồm các số bằng nhau. Ví dụ với dãy: 1, 1, 2, 3, 0, 0, 0, 7, 10, 10, 5, 1, 1, 6 thì cần đưa ra thông báo:
Dãy con bằng nhau có độ dài lớn nhất là 0, 0, 0 bắt đầu từ chỉ số 4. Dãy số gốc gồm các số nguyên được nhập trên một dòng từ bàn phím, chương trình cần đưa ra thông báo như trên.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chương trình có thể viết như sau:
A = [1, 1, 2, 3, 0, 0, 0, 7, 10, 10, 5, 1, 1, 6]
Indx = 0
lenMax = 1
for i in range(len(A)):
j = i
while j < len(A) and A[j] == A[i]:
if j-i+1 > lenMax:
Indx = i
lenMax = j-i+1
j = j + 1
print("Dãy con bằng nhau lớn nhất bắt đầu từ chỉ số:", Indx, "độ dài" ,lenMax)
print(A[Indx: Indx+lenMax])
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết chương trình nhập số n, sau đó nhập danh sách học sinh trong lớp với đầy đủ họ, đệm, tên. Sau đó cần sắp xếp học sinh trong lớp theo thứ tự từ điển (tức là thứ tự của bảng chữ cái trong bảng mã Unicode). Đưa kết quả ra màn hình.
Câu 2:
Em hãy viết chương trình nhập một họ tên đầy đủ từ bàn phím, ví dụ "Nguyễn Thị Mai Hương", sau đó tách riêng phần tên, họ, đệm và thông báo ra màn hình.
Câu 3:
Bài toán đếm số lần lặp của một mẫu xâu trong xâu gốc như sau: Cho trước xâu gốc S và một xâu mẫu str. Yêu cầu cần tìm số lần lặp của xâu mẫu str trong xâu gốc S. Có hai kiểu tìm số lần lặp:
1 – Tìm số lần lặp xâu con có thể chồng lấn lên nhau.
2 – Tìm số lần lặp không chồng lấn của xâu con.
Ví dụ nếu xâu gốc là "12121341212100", xâu con mẫu là "121" thì:
- Số lần lặp có chồng lấn của str trong S là 4 lần.
- Số lần lặp không chồng lấn của str trong S là 2 lần.
Bài toán như sau: Cho trước các xâu kí tự S và str, hãy tìm số lần lặp không chồng lấn của xâu str trong xâu S.
Câu 4:
Nếu n là hợp số thì dễ thấy n phải có ước số nguyên tố nhỏ hơn hoặc bằng . Viết chương trình tối ưu hoá hơn nhiệm vụ 1, bài 31, theo cách sau: để tìm ước số nguyên tố nhỏ nhất chỉ cần tìm trong các số 2, 3,... Nếu trong dãy trên không tìm thấy ước của n thì kết luận ngay n là số nguyên tố.
Câu 5:
Trong các phần mềm bảng tính điện tử, dữ liệu ngày tháng được coi là số ngày tính từ ngày 1-1-1990. Nhập thời gian theo khuôn dạng ngày - tháng 4 năm (ví dụ 8-10-2021), tính giá trị của ngày này theo cách lưu trữ của phần mềm bảng tính điện tử.
Câu 6:
Mở rộng bài tập trên như sau:
- Việc sắp xếp thứ tự phải ưu tiên tính theo tên trước, rồi đến họ, rồi đến đệm.
- Sắp xếp theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Việt.
Lưu ý: Bảng chữ cái tiếng Việt (bao gồm cả dấu thanh) được sắp xếp theo thứ tự sau:
AÀÁẢÃẠĂẰẮẲẴẶÂẤẨẪẬBCDĐEÈÉẺẼẸÊỀẾỂỄỆGHIÌÍỈĨỊJKLMNOÒÓỎÕỌƠỚỞỠỢÔỒỐỔỖỘPQRSTUÙÚỦŨỤƯỪỨỬỮỰVXXYỲÝỶỸỴaàáảãạăằắẳẵặâấẩẫậbcdđeèéẻẽẹêềếểễệghiìíỉĩịjklmnoòóỏõọơớởỡợôồốổỗộpqrstuùúủũụưừứửữựvxxyỳýỷỹỵ.
về câu hỏi!