Câu hỏi:
20/10/2022 452- Ở Hình 1, với điểm A bất kì trên tia Oz (A khác…), điểm B bất kì trên tia Ot (B khác …) thì đoạn thẳng AB luôn cắt ……………………… xy. Khi đó, hai tia Oz, Ot gọi là ……………………………………… đường thẳng xy.
- Ở Hình 2, hai góc xOy và zOy có O là ………………, tia Oy là ……………… và hai cạnh Ox, Oz nằm về …………………………………… cạnh chung Oy. Hai góc xOy và zOy như thế gọi là ………………………………………………………………………..
- Cho góc xOz (khác góc bẹt) và tia Oy nằm trong góc đó, tức là mỗi điểm M (M khác ...) của tia … đều là ……………………… của góc xOz. Khi đó, hai góc xOy và yOz là ……………………………………… và …………... = ……………+ ……………
- Nếu góc xOz là góc bẹt thì với mỗi tia Oy (khác hai tia Ox,….) , ta cũng có:
………….. = ………….. + …………….
- Hai góc bù nhau là hai góc …………………………………… 180°.
- Hai góc vừa ……………vừa ……………………………. kề bù (chẳng hạn, hai góc xOt và yOt ở Hình 3 là ……………………).
- Hai góc có một cạnh ……………., hai cạnh còn lại ………………………….. là ………………. kề bù.
- Hai góc đối đỉnh là …………………………………………………. của góc kia (chẳng hạn, hai góc xOy và zOt ở Hình 4 là ……………………………).
- Hai góc đối đỉnh thì ……….. nhau.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Ở Hình 1, với điểm A bất kì trên tia Oz (A khác O), điểm B bất kì trên tia Ot (B khác O) thì đoạn thẳng AB luôn cắt đường thẳng xy. Khi đó, hai tia Oz, Ot gọi là nằm về hai phía của đường thẳng xy.
- Ở Hình 2, hai góc xOy và zOy có O là đỉnh chung, tia Oy là cạnh chung và hai cạnh Ox, Oz nằm về hai phía của cạnh chung Oy. Hai góc xOy và zOy như thế gọi là hai góc kề nhau.
- Cho góc xOz (khác góc bẹt) và tia Oy nằm trong góc đó, tức là mỗi điểm M (M khác O) của tia Oy đều là điểm trong của góc xOz. Khi đó, hai góc xOy và yOz là hai góc kề nhau và .
- Nếu góc xOz là góc bẹt thì với mỗi tia Oy (khác hai tia Ox, Oz) , ta cũng có:
.
- Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180°.
- Hai góc vừa kề nhau vừa bù nhau gọi là hai góc kề bù (chẳng hạn, hai góc xOt và yOt ở Hình 3 là hai góc kề bù).
- Hai góc có một cạnh chung, hai cạnh còn lại là hai tia đối là hai góc kề bù.
- Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia (chẳng hạn, hai góc xOy và zOt ở Hình 4 là hai góc đối đỉnh).
- Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm hai góc đối đỉnh (khác góc bẹt và góc không) trong mỗi hình 7a, 7b, 7c, 7d:
Câu 3:
Tìm hai góc kề nhau, hai góc kề bù, hai góc đối đỉnh (không tính góc không và góc bẹt)
Câu 4:
Bạn Hoa cho rằng: “Nếu hai đường thẳng a và b cắt nhau tại O tạo thành bốn góc , như Hình 10 và trong số bốn góc đó có một góc vuông thì ta sẽ chứng tỏ được ba góc còn lại cũng là góc vuông”. Theo em, bạn Hoa nói đúng hay sai. Vì sao ?
Câu 6:
Hình 11 là một mẫu cửa có vòm tròn của một ngôi nhà. Nếu coi mỗi thanh chắn vòm cửa đó (ba thanh đánh số (1), (2), (3) trên hình) như một cạnh của góc thì các thanh chắn đó tạo ra các góc kề nhau. Theo em, mỗi góc tạo bởi hai thanh chắn vòm cửa đó khoảng bao nhiêu độ ?
về câu hỏi!