Giải VBT Toán 7 Cánh diều Bài tập cuối chương 4 có đáp án

48 người thi tuần này 4.6 1.3 K lượt thi 20 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Cho một ví dụ về hai góc kề nhau, hai góc kề bù, hai góc đối đỉnh.

Lời giải

Cho một ví dụ về hai góc kề nhau, hai góc kề bù, hai góc đối đỉnh (ảnh 1)

Câu 2

Thế nào là tia phân giác của một góc ?

Lời giải

Tia phân giác của một góc là tia nằm trong góc và tạo với hai cạnh của góc đó hai góc bằng nhau.

Câu 3

Cho một ví dụ về hai góc đồng vị, hai góc so le trong.

Lời giải

Ở Hình 39, ta có:
Cho một ví dụ về hai góc đồng vị, hai góc so le trong (ảnh 1)

Hai góc M1N1 là hai góc đồng vị;

- Hai góc M4N2 là hai góc so le trong.

 

Câu 4

Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị có bằng nhau hay không ? Hai góc so le trong có bằng nhau hay không ?

Lời giải

Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:

- Hai góc đồng vị bằng nhau.

- Hai góc so le trong bằng nhau.

Câu 5

Phát biểu tiên đề Euclid về đường thẳng song song.

Lời giải

Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

Câu 6

Hai góc có tổng số đo bằng 180° có phải là hai góc kề bù hay không ?

Lời giải

Hai góc có tổng số đo bằng 180 độ có phải là hai góc kề bù hay không  (ảnh 1)

Ở Hình 40, hai góc nHm và pKq đều là góc vuông, do đó, chúng có tổng số đo bằng 180° nhưng hai góc đó không phải là hai góc kề bù.

Vậy hai góc có tổng số đo bằng 180° chưa chắc đã là hai góc kề bù.

Câu 7

Hai góc bằng nhau và có chung đỉnh có phải là hai góc đối đỉnh hay không?

Lời giải

Ở Hình 41, hai góc xOy và uOv bằng nhau (cùng bằng 90°) và có chung đỉnh nhưng hai góc đó không phải hai góc đối đỉnh.

Vậy hai góc bằng nhau và có chung đỉnh chưa chắc đã là hai góc đối đỉnh.

Câu 8

Tìm cặp đường thẳng song song trong hình 42a và giải thích vì sao.

Tìm cặp đường thẳng song song trong mỗi hình 42a, 42b, 42c, 42d và giải thích  (ảnh 1)

Lời giải

Do ở Hình 42a có cặp góc so le trong là \(\widehat {zAB} = \widehat {ABt'}\) (cùng bằng 124°) nên hai đường thẳng tt’ và zz’ song song với nhau.

Câu 9

Tìm cặp đường thẳng song song trong mỗi hình 42a và giải thích vì sao.

Tìm cặp đường thẳng song song trong mỗi hình 42a và giải thích vì sao.  (ảnh 1)

Lời giải

Do ở Hình 42b có cặp góc đồng vị \(\widehat {kDn'} = \widehat {DCm'}\) (cùng bằng 90°) nên hai đường thẳng mm’ và nn’ song song với nhau.

Câu 10

Tìm cặp đường thẳng song song trong mỗi hình 42c và giải thích vì sao.

Tìm cặp đường thẳng song song trong mỗi hình 42c và giải thích vì sao (ảnh 1)

Lời giải

Ở Hình 42c, ta có xEG và GEx’ là hai góc kề bù nên \(\widehat {GEx'} = 180^\circ - 110^\circ = 70^\circ \). Từ đó \(\widehat {GEx'} = \widehat {EGy}\), mà hai góc này là hai góc so le trong. Suy ra hai đường thẳng uu’ và vv’ song song với nhau.

Câu 11

Tìm cặp đường thẳng song song trong mỗi hình 42d và giải thích vì sao.

Tìm cặp đường thẳng song song trong mỗi hình 42d và giải thích vì sao.  (ảnh 1)

Lời giải

Ở Hình 42d, ta có uMN và Nmu’ là hai góc kề bù nên \(\widehat {uMN} = 180^\circ - 124^\circ = 56^\circ \). Từ đó \(\widehat {uMN} = \widehat {vNt'}\), mà hai góc này là hai góc đồng vị. Suy ra hai đường thẳng uu’ và vv’ song song với nhau.

Câu 12

Quan sát Hình 43, trong đó Cx song song với AB, đường thẳng BC cắt đường thẳng DE tại F.

Quan sát Hình 43, Tính số đo góc BCx (ảnh 1)

Tính số đo góc BCx.

Lời giải

Do Cx // AB nên \(\widehat {ABC} = \widehat {BCx}\) (hai góc so le trong).

Theo giả thiết \(\widehat {ABC} = 45^\circ \) nên \(\widehat {BCx} = 45^\circ \).

Câu 13

Quan sát Hình 43, trong đó Cx song song với AB, đường thẳng BC cắt đường thẳng DE tại F.

Quan sát Hình 43, Chứng minh rằng Cx song song với DE.  (ảnh 1)

Chứng minh rằng Cx song song với DE.

Lời giải

Gọi Ay là tia đối của tia AE. Khi đó \(\widehat {BAy}\)\(\widehat {BAE}\)là hai góc kề bù nên:

\(\widehat {BAy} + \widehat {BAE} = 180^\circ \). Mà \(\widehat {BAE} = 90^\circ \) nên \(\widehat {BAy} = 90^\circ \).

Ta có \(\widehat {BAy} = \widehat {DEy}\) (cùng bằng 90°), mà hai góc đó là hai góc đồng vị nên AB // DE. Do đó \(\widehat {ABF} = \widehat {BFD}\) (hai góc so le trong). Suy ra \(\widehat {BFD} = 45^\circ \). Như vậy, \(\widehat {BCx} = \widehat {BFD}\) (cùng bằng 45°), mà hai góc đó là hai góc đồng vị nên Cx // DE.

Câu 14

Quan sát Hình 43, trong đó Cx song song với AB, đường thẳng BC cắt đường thẳng DE tại F.

Quan sát Hình 43, Tính số đo góc BCD. (ảnh 1)

Tính số đo góc BCD.

Lời giải

Từ kết quả câu b ta có Cx // DE, suy ra \(\widehat {CDF} = \widehat {DCx}\) (hai góc so le trong), mà \(\widehat {CDF} = 60^\circ \) nên \(\widehat {DCx} = 60^\circ \). Lại có \(\widehat {BCx}\), \(\widehat {DCx}\) là hai góc kề nhau nên \(\widehat {BCD} = \widehat {BCx} + \widehat {DCx}\) . Tức là: \(\widehat {BCD} = 45^\circ + 60^\circ = 105^\circ \).

Câu 15

Quan sát Hình 44, có mq // xt.

Quan sát Hình 44, có mq // xt. Kể tên các cặp góc đồng vị bằng nhau.  (ảnh 1)

Kể tên các cặp góc đồng vị bằng nhau.

Lời giải

Ở Hình 44, ta có các cặp góc đồng vị bằng nhau là: mBy và xDy, mBp và xDp, qBp và pDt, qBy và tDy; mAn và xEn, mAz và xEz, qAn và tEn, qAz và tEz.

Câu 16

Quan sát Hình 44, có mq // xt.

Quan sát Hình 44, có mq // xt.  Tìm số đo các góc BAC, CDE.  (ảnh 1)

Tìm số đo các góc BAC, CDE.

Lời giải

Do mq // xt nên \(\widehat {BAC} = \widehat {zEt}\) (hai góc đồng vị) và \(\widehat {CDE} = \widehat {ABC}\) (hai góc so le trong). Mà \(\widehat {zEt} = 45^\circ \)\(\widehat {ABC} = 37^\circ \) nên \(\widehat {BAC} = 45^\circ \)\(\widehat {CDE} = 37^\circ \).

Câu 17

Quan sát Hình 44, có mq // xt.

Bạn Nam cho rằng: Nếu quan điểm C ta có thể kẻ được một đường thẳng song song với hai đường thẳng mq và xt thì sẽ tính được \(\widehat {BCE} = 82^\circ \).

Theo em, bạn Nam nói đúng hay sai ? Vì sao ?

Giả sử qua điểm C ta kẻ được đường thẳng uv song song với cả hai đường thẳng mq và  (ảnh 1)

Lời giải

Giả sử qua điểm C ta kẻ được đường thẳng uv song song với cả hai đường thẳng mq và xt (Hình 45).

Giả sử qua điểm C ta kẻ được đường thẳng uv song song với cả hai đường thẳng mq và  (ảnh 2)

Do mq // uv nên \(\widehat {ABC} = \widehat {BCv}\) (hai góc so le trong)

\(\widehat {ABC} = 37^\circ \) nên \(\widehat {BCv} = 37^\circ \).

Do xt // uv nên \(\widehat {vCE} = \widehat {tEz}\) (hai góc đồng vị)

\(\widehat {tEz} = 45^\circ \) nên \(\widehat {vCE} = 45^\circ \)

Do \(\widehat {BCv}\)\(\widehat {vCE}\) là hai góc kề nhau nên \(\widehat {BCE} = \widehat {BCv} + \widehat {vCE}\)

Từ đó \(\widehat {BCE} = 37^\circ + 45^\circ = 82^\circ \). Vậy bạn Nam nói đúng.

Câu 18

Quan sát Hình 46.

Quan sát Hình 46. Hai đường thẳng MN và QR có song song với nhau hay không (ảnh 1)
Hai đường thẳng MN và QR có song song với nhau hay không ? Vì sao ?

Lời giải

Qua điểm P kẻ đường thẳng uv // RQ (Hình 47).
Quan sát Hình 46. Hai đường thẳng MN và QR có song song với nhau hay không (ảnh 2)

Khi đó, \(\widehat {RQP} = \widehat {QPv}\) (hai góc so le trong)

\(\widehat {RQP} = 55^\circ \) suy ra \(\widehat {QPv} = 55^\circ \).

Do \(\widehat {QPN} = \widehat {QPv} + \widehat {NPv}\) (hai góc kề nhau)

Nên \(\widehat {NPv} = \widehat {QPN} - \widehat {QPv} = 115^\circ - 55^\circ = 60^\circ \), suy ra \(\widehat {NPv} = \widehat {PNM}\).

Do uv // RQ nên \(\widehat {NPv} = \widehat {NFQ}\) (hai góc đồng vị)

Do đó \(\widehat {PNM} = \widehat {NFQ}\) (cùng bằng \(\widehat {NPv}\)), mà hai góc này là hai góc so le trong nên suy ra MN // RQ.

 

Câu 19

Quan sát Hình 46.

Quan sát Hình 46. Đường thẳng MN có vuông góc với đường MR hay không (ảnh 1)

Đường thẳng MN có vuông góc với đường MR hay không ? Vì sao ?

Lời giải

Quan sát Hình 46. Đường thẳng MN có vuông góc với đường MR hay không (ảnh 2)

Từ kết quả câu a suy ra \(\widehat {NMx} = \widehat {QRx}\) (hai góc đồng vị). Từ đó, MN MR.

Câu 20

Cho hai đường thẳng song song với nhau là xy và mn. Trên đường thẳng xy lấy điểm A, còn trên đường thẳng mn lấy hai điểm B, C phân biệt (Hình 48). Tổng số đo các góc ABC, BCA, CAB bằng bao nhiêu độ ?

Cho hai đường thẳng song song với nhau là xy và mn. Trên đường thẳng xy lấy điểm A (ảnh 1)

Lời giải

Do xy // mn nên \(\widehat {ABC} = \widehat {BAx}\) (hai góc so le trong) và \(\widehat {BCA} = \widehat {CAy}\) (hai góc so le trong).

Từ đó: \(\widehat {ABC} + \widehat {BCA} + \widehat {CAB} = \widehat {BAx} + \widehat {CAy} + \widehat {CAB} = \widehat {BAx} + \widehat {CAB} + \widehat {CAy}\).

\(\widehat {BAx} + \widehat {CAB} = \widehat {xAC}\) (hai góc kề nhau) và \(\widehat {xAC} + \widehat {CAy} = 180^\circ \) (hai góc kề bù).

Vậy \(\widehat {ABC} + \widehat {BCA} + \widehat {CAB} = 180^\circ \).

4.6

264 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%