Câu hỏi:
13/07/2024 285Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
– Mở bài: Nêu thói quen không làm bài tập ở nhà.
– Thân bài:
+ Nêu những nguyên nhân không làm bài tập ở nhà: Do bị ép buộc nên học với tinh thần chống đối; do lười học; dành thời gian cho những việc không cần thiết;…
+ Biểu hiện: Làm bài qua loa; mượn vở của bạn để chép,…
+ Tác hại của thói quen không làm bài tập ở nhà: Kết quả học tập giảm sút; Tâm lí sợ sệt, chán nản với việc học;…
+ Lợi ích của việc từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà: Có thời gian ôn lại kiến thức và tự mở rộng, nâng cao các dạng bài tập;…
+ Giải pháp: Cân bằng giữa thời gian học và chơi; Lập thời gian biểu hợp lí để tự học.
– Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà.
Để viết tốt đề bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà lớp 10 các em cần nắm vững kĩ năng xây dựng luận điểm, dẫn chứng và tìm ý để làm sáng tỏ vấn đề.
Thực tế thấy được rằng có không ít hiện tượng học sinh thiếu động lực học, học nhiều nhưng không tiến bộ và một trong những gốc rễ dẫn đến các vấn đề đó là tình trạng học sinh không làm bài tập về nhà.
Trong thời đại công nghệ 4.0, các bạn học sinh đang bị sao nhãng với việc học hành bởi những trò chơi điện tử. Đây là thứ cực kì hấp dẫn những em học sinh hiếu động khiến chúng dồn toàn bộ thời gian vào trò chơi, say mê quá mức làm ảnh hưởng lớn đến học tập.
Bên cạnh đó, nhiều bài tập về nhà sẽ đố mẹo, học sinh phải suy nghĩ thật nhiều mới có thể giải được, hoặc phải giải đi giải lại nhiều lần thành công. Để cân bằng, các em phải sắp xếp thời gian vô cùng hợp lý cũng như kỉ luật cao với bản thân để không bị rơi vào thói quen lười suy nghĩ, cứ thấy bài tập là trốn tránh ảnh hưởng đến kết quả học tập lâu dài.
Áp lực học tập từ bậc phụ huỳnh cũng là nguyên nhân khiến các em học sinh chán nản với việc học và không làm bài tập về nhà, hết học trên trường lại bắt học ở nhà rồi học thêm… đã dẫn đến nhiều học sinh cảm thấy mệt mỏi, chán nản.
Mục đích của việc làm bài tập về nhà vốn là để các em có cơ hội thực hành lại các kiến thức mới học. Làm nhiều bài tập về nhà giúp củng cố các kiến thức, giúp các kiến thức đó được hiểu một cách sâu sắc và mở rộng hơn. Việc hoàn thành bài tập về nhà tưởng chừng là điều chán ngắt và vô vị, nhưng thật ra đều đặn làm được việc đó nghĩa là các em đã rèn luyện được những thói quen rất tốt: biết quản lí thời gian, có thể chịu được áp lực, vượt qua sự lười biếng cuả bản thân,…
Để khắc phục tình trạng đó, mỗi học sinh chúng ta cần lên thời gian biểu hợp lí cho việc học, cải thiện mức độ tập trung khi làm bài. Hãy trở thành một học sinh gương mẫu, một công dân có ích cho xã hội.
Để tạo ra được hiệu quả trong học tập, chúng ta cần hình thành cho bản thân thói quen làm bài tập về nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện điều đó. Không làm bài tập ở nhà đã trở thành thói quen xấu khó bỏ của một bộ phận học sinh hiện nay.
Nhiều bạn học sinh có suy nghĩ học tập là nhiệm vụ bắt buộc nên thường học với tinh thần chống đối. Một số bạn khác thì quan niệm thời gian học trên lớp là đủ và không muốn tiếp tục học khi trở về nhà. Chỉ cần bước chân ra khỏi cổng trường, ngay tức khắc chúng ta bị thu hút bởi thú vui khác và quên đi lời dặn dò của thầy cô.
Mỗi lần như vậy, chúng ta thường rơi vào tình trạng học để đối phó. Nhiều bạn học sinh sẵn sàng lên mạng tìm lời giải. Thậm chí, có bạn sát giờ lên lớp mới cuống cuồng nhận ra bản thân chưa làm bài tập, liền vội vã mượn bạn để chép. Có lẽ, tất cả biểu hiện trên đều xuất hiện trong chính chúng ta ít nhất một lần trong đời.
Không làm bài tập ở nhà là một thói quen xấu cần phải từ bỏ. Thói quen này để lại rất nhiều hệ lụy và hậu quả với mỗi người. Kiến thức bị “hổng” do không được bồi dưỡng, trau dồi thường xuyên sẽ gây ra tâm lí sợ sệt, chán nản với việc học. Từ đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả và quá trình học tập của mỗi cá nhân.
Việc từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà đem lại rất nhiều lợi ích nhưng làm được điều đó không hề dễ dàng. Để có thể thay đổi chính mình, ngay từ hôm nay, các bạn cần xây dựng cho bản thân kế hoạch phù hợp nhằm cân bằng giữa việc học và chơi; tránh sa đà, lãng phí thời gian vào những việc vô bổ, không cần thiết.
Từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà sẽ giúp học sinh đạt được kết quả cao. Học tập là công việc suốt đời không ngừng nghỉ, đúng như lời của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”.
Từ lâu bài tập về nhà đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của mỗi học sinh tuy nhiên không phải cá nhân nào cũng nhận thức được điều này, một vài học sinh đã hình thành cho mình thói quen không làm bài tập về nhà, đây là một thói quen xấu cần gạt bỏ kịp thời.
Để có được một nền tảng kiến thức vững chắc, chúng ta phải không ngừng học tập, biện pháp tốt nhất để lưu giữ kho tàng kiến thức chính là phải có thói quen làm bài tập ở nhà. Tuy nhiên, thực trạng đang rất báo động hiện nay khi việc làm bài tập về nhà trở nên xa vời đối với người học.
Việc áp lực học tập quá lớn hay việc gặp những bài tập quá khó kiến học sinh dễ nản chí khi làm bài tập ở nhà. Học sinh hiện nay thường coi nhẹ việc làm bài tập ở nhà, họ dành phần lớn thời gian cho những công việc khác như chơi game, xem phim, lướt mạng xã hội…
Thay vì lên mạng tìm tòi những bài học bổ ích phục vụ cho môn học, những cô bé, cậu bé chọn đánh đổi thời gian quý báu của mình để tâm trí bị hút vào những bộ phim, những trang web truyện tranh và những trò chơi của thế giới ảo.
Họ cho rằng việc học trên trường lớp là đủ và không muốn học tập, rèn luyện thêm ở nhà. Chính những suy nghĩ đó dẫn đến tình trạng học đối phó. Rất nhiều bạn học sinh không có ý thức làm bài tập, họ sẵn sàng lên mạng tìm kiếm câu trả lời mà không cho bộ não thông minh của mình được vận động. Thậm chí, nhiều bạn học sinh nước đến chân mới nhảy, sát giờ kiểm tra bài tập các bạn mới cuống cuồng đi mượn vở để chép bài.
Mỗi người cần phải nhận ra tầm quan trọng của việc học dù học trên lớp hay ở nhà, hãy từ bỏ thói quen không làm bài tập về nhà từ bây giờ nhé! Chúng ta hãy lập thời gian biểu sao cho hợp lý, dành thời gian tự học khoảng 1-2 tiếng/ngày.
Khi gặp các vấn đề khó khăn hãy cố gắng trao đổi với bạn bè, thầy cô thay vì chán nản từ bỏ. Hãy rèn luyện và bồi dưỡng thói quen làm bài tập về nhà để chủ động, tự giác trong quá trình học, từ đó việc tích lũy tri thức của chúng ta sẽ hiệu quả và tiến bộ hơn từng ngày.
Đối với lứa tuổi học sinh, điều quan trọng có lẽ là làm bài tập về nhà, như cách để khẳng định bản thán mình. Để có được một nền tảng kiến thức vững chắc, chúng ta phải không ngừng học tập, biện pháp tốt nhất để lưu giữ kho tàng kiến thức chính là phải có thói quen làm bài tập ở nhà. Tuy nhiên, thực trạng đang rất báo động hiện nay khi việc làm bài tập về nhà trở nên xa vời đối với người học.
Thông thường, sau mỗi tiết học, giáo viên bộ môn sẽ giao bài tập để học sinh củng cố và ôn tập kiến thức. Ấy vậy, vài bạn vẫn chưa nhận ra ý nghĩa thiết thực của thói quen này. Có bạn thì lười biếng, không muốn làm. Số khác lại bị hấp dẫn bởi điện thoại, mạng xã hội nên quên mất việc làm bài.
Nếu thói quen này vẫn tiếp diễn, học sinh sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả khó lường. Trước hết, không làm bài tập về nhà đồng nghĩa với không tích lũy, bồi dưỡng các kiến thức quan trọng, dẫn đến tình trạng “học trước quên sau”.
Như vậy, đến kỳ thi hoặc kì kiểm tra, trong đầu chúng ta chẳng có tri thức. Từ đây, một số bạn sẽ bất chấp nội quy mà làm ra các hành vi tiêu cực như quay cóp, gian lận. Dần dần, kết quả học tập giảm sút, không có sự tiến bộ hoặc vươn lên tích cực.
Mỗi người phải nhận ra tầm quan trọng của việc học, dù là học trên trường lớp hay ở nhà. Hãy từ bỏ thói quen không làm bài tập về nhà ngay từ bây giờ, bạn nhé! Không ai cấm hay ngăn cản việc giải trí sau giờ học mệt mỏi nhưng mọi người cần tự cân bằng thời gian học và chơi.
Bài tập về nhà chưa bao giờ là thừa thãi và vô tác dụng. Chúng ta hãy rèn luyện và bồi dưỡng thói quen thói quen tốt đẹp này để thêm chủ động, tự giác trong quá trình học. Từ đó, việc tích lũy tri thức của chúng ta sẽ hiệu quả hơn, tiến bộ hơn từng ngày.
Kho tàng văn học dân gian Việt Nam có câu: "Luyện mãi thành tài, miệt mài ắt giỏi". Câu tục ngữ này đã cho sự cần thiết của việc học cũng như quá trình trau dồi, rèn luyện kiến thức. Để tạo ra được hiệu quả trong học tập, chúng ta cần hình thành cho bản thân thói quen làm bài tập về nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện điều đó. Không làm bài tập ở nhà đã trở thành thói quen xấu khó bỏ của một bộ phận học sinh hiện nay.
Đã bao giờ các bạn tự đặt ra câu hỏi rằng: Điều gì đã khiến chúng ta ngày càng lười làm bài tập không? Nhiều bạn học sinh có suy nghĩ học tập là nhiệm vụ bắt buộc nên thường học với tinh thần chống đối. Một số bạn khác thì quan niệm thời gian học trên lớp là đủ và không muốn tiếp tục học khi trở về nhà. Chỉ cần bước chân ra khỏi cổng trường, ngay tức khắc chúng ta bị thu hút bởi thú vui khác và quên đi lời dặn dò của thầy cô. Rất nhiều bạn sa vào những trò chơi điện tử trên máy tính, điện thoại; dành hàng giờ đồng hồ để lướt mạng xã hội, xem phim, đọc truyện tranh,... Đó là một trong số rất nhiều những nguyên nhân khiến các bạn học sinh không làm bài tập ở nhà.
Mỗi lần như vậy, chúng ta thường rơi vào tình trạng học để đối phó. Nhiều bạn học sinh sẵn sàng lên mạng tìm lời giải. Thậm chí, có bạn sát giờ lên lớp mới cuống cuồng nhận ra bản thân chưa làm bài tập, liền vội vã mượn bạn để chép. Có lẽ, tất cả biểu hiện trên đều xuất hiện trong chính chúng ta ít nhất một lần trong đời.
Không làm bài tập ở nhà là một thói quen xấu cần phải từ bỏ. Thói quen này để lại rất nhiều hệ lụy và hậu quả với mỗi người. Kiến thức bị "hổng" do không được bồi dưỡng, trau dồi thường xuyên sẽ gây ra tâm lí sợ sệt, chán nản với việc học. Từ đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả và quá trình học tập của mỗi cá nhân.
Nhận ra được tác hại của thói quen không làm bài tập ở nhà và lợi ích khi từ bỏ thói quen này sẽ giúp bạn có được phong thái tự tin khi lên lớp. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy". Song hành với việc học và tiếp nhận lí thuyết, chúng ta cần luyện tập và ứng dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn cuộc sống. Tự mình hoàn thiện bài tập ở nhà cũng là cách để cá nhân rèn luyện khả năng thực hành. Kết quả học tập vì thế trở nên tốt hơn và đạt được hiệu quả cao hơn. Khi ấy, chúng ta sẽ được bố mẹ tin tưởng, thầy cô, bạn bè yêu mến. Chúng ta học có giỏi mới giúp đất nước phát triển và theo kịp được bước đi của thời đại.
Việc từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà đem lại rất nhiều lợi ích nhưng làm được điều đó không hề dễ dàng. Để có thể thay đổi chính mình, ngay từ hôm nay, các bạn cần xây dựng cho bản thân kế hoạch phù hợp nhằm cân bằng giữa việc học và chơi; tránh sa đà, lãng phí thời gian vào những việc vô bổ, không cần thiết. Tự hình thành cho mình một thái độ học tập đúng đắn và chủ động trong mọi trường hợp, không dựa dẫm, ỉ lại vào người khác. Trong một ngày, các bạn có thể dành ra từ 1 - 2 tiếng để tự học. Khi gặp phải các dạng bài khó hoặc chưa biết cách giải, bạn nên trao đổi với bạn bè, thầy cô. Như vậy, bạn vừa trau dồi được kiến thức đã học vừa có thêm hiểu biết mới.
Có thể nói, việc từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà sẽ giúp học sinh đạt được kết quả cao. Học tập là công việc suốt đời không ngừng nghỉ, đúng như lời của Lê-nin: "Học, học nữa, học mãi".
Là học sinh, các em luôn phải đối mặt với rất nhiều áp lực bài vở, việc phải học nhiều môn và yêu cầu cho tất cả các môn đều cao nên sau một ngày đi học về các em có hàng núi bài tập để làm. Vậy nhưng lại có không ít hiện tượng học sinh thiếu động lực học, học nhiều nhưng không tiến bộ, và một trong những gốc rễ dẫn đến các vấn đề đó là tình trạng học sinh lười làm bài tập về nhà.
Trong thời đại công nghệ 4.0, các bạn học sinh đang bị sao nhãng với việc học hành bởi những trò chơi điện tử. Đây là thứ cực kì hấp dẫn những em học sinh hiếu động khiến chúng dồn toàn bộ thời gian vào trò chơi, say mê quá mức làm ảnh hưởng lớn đến học tập. Thực ra chơi game vừa đủ để giải trí thì không xấu, nhưng dành ra quá nhiều thời gian và tự làm hại bản thân vì game thì không thể được. Bên cạnh đó, nhiều bài tập về nhà sẽ đố mẹo, học sinh phải suy nghĩ thật nhiều mới có thể giải được, hoặc phải giải đi giải lại nhiều lần thành công. Để cân bằng, các em phải sắp xếp thời gian vô cùng hợp lý cũng như kỉ luật cao với bản thân để không bị rơi vào thói quen lười suy nghĩ, cứ thấy bài tập là trốn tránh ảnh hưởng đến kết quả học tập lâu dài. Áp lực học tập từ bậc phụ huỳnh cũng là nguyên nhân khiến các em học sinh chán nản với việc học, thường thì cha mẹ ai cũng muốn con mình học tốt cho nên đặt quá nhiều kỳ vọng và khắt khe với con, cứ bắt ép học và học. Hết học trên trường lại bắt học ở nhà rồi học thêm… đã dẫn đến nhiều học sinh cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Vì thời gian dành cho việc đi học quá nhiều, quá sức, nên sau khi đi học về học sinh sẽ có tâm thế muốn nghỉ ngơi nhiều hơn và mặc kệ tất cả bài vở. Từ thực trạng đó mà vấn đề học sinh lười làm bài tập về nhà là điều không tránh khỏi.
Mục đích của việc làm bài tập về nhà vốn là để các em có cơ hội thực hành lại các kiến thức mới học. Làm nhiều bài tập về nhà giúp củng cố các kiến thức, giúp các kiến thức đó được hiểu một cách sâu sắc và mở rộng hơn. Việc hoàn thành bài tập về nhà tưởng chừng là điều chán ngắt và vô vị, nhưng thật ra đều đặn làm được việc đó nghĩa là các em đã rèn luyện được những thói quen rất tốt: biết quản lí thời gian, có thể chịu được áp lực, vượt qua sự lười biếng cuả bản thân,… Hơn cả kiến thức, đó chính là các kĩ năng sống sẽ giúp ích cho các bạn học sinh thường xuyên làm bài tập về nhà, mà trước mắt là gặt hái được kết quả cao, tiến bộ lên từng ngày, luôn làm cho bố mẹ tự hào, thầy cô yêu mến, bạn bè quý trọng,…
Các bạn học sinh nào hiện nay đang rơi vào tình trạng lười học, hay lười làm bài tập về nhà thì cố gắng khắc phục nhé vì nó sẽ không tốt cho kiến thức của em và sẽ ảnh hưởng đến tương lai của mình sau này, chưa kể đến gia đình và xã hội. Để khắc phục tình trạng đó, mỗi học sinh chúng ta cần lên thời gian biểu hợp lí cho việc học, cải thiện mức độ tập trung khi làm bài. Hãy trở thành một học sinh gương mẫu, một công dân có ích cho xã hội.
Ông cha ta có câu: “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên. Dốt đến đâu học lâu cũng biết”. Câu tục ngữ trên muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học trong công cuộc trồng người, có rèn luyện, trau dồi kiến thức thì mới có thể thành tài. Để có được một nền tảng kiến thức vững chắc, chúng ta phải không ngừng học tập, biện pháp tốt nhất để lưu giữ kho tàng kiến thức chính là phải có thói quen làm bài tập ở nhà. Tuy nhiên, thực trạng đang rất báo động hiện nay khi việc làm bài tập về nhà trở nên xa vời đối với người học.
Thử hỏi, có bao nhiêu người trên hàng tỉ người rèn luyện được cho mình thói quen ôn bài và làm bài tập ở nhà sau mỗi buổi học. Việc áp lực học tập quá lớn, hay việc gặp những bài tập quá khó kiến học sinh dễ nản chí khi làm bài tập ở nhà. Học sinh hiện nay thường coi nhẹ việc làm bài tập ở nhà, họ dành phần lớn thời gian cho những công việc khác như chơi game, xem phim, lướt mạng xã hội… Thay vì lên mạng tìm tòi những bài học bổ ích phục vụ cho môn học, những cô bé, cậu bé chọn đánh đổi thời gian quý báu của mình để tâm trí bị hút vào những bộ phim, những trang web truyện tranh và những trò chơi của thế giới ảo. Họ cho rằng việc học trên trường lớp là đủ và không muốn học tập, rèn luyện thêm ở nhà. Chính những suy nghĩ đó dẫn đến tình trạng học đối phó. Rất nhiều bạn học sinh không có ý thức làm bài tập, họ sẵn sàng lên mạng tìm kiếm câu trả lời mà không cho bộ não thông minh của mình được vận động. Thậm chí, nhiều bạn học sinh nước đến chân mới nhảy, sát giờ kiểm tra bài tập các bạn mới cuống cuồng đi mượn vở để chép bài, thật đáng buồn cho lớp học sinh đó.
Việc không làm bài tập về nhà là một thói quen đáng chê trách. Nó khiến cho chúng ta phụ thuộc vào những bài giải có sẵn, hình thành thói quen xấu cho bộ não, từ đó dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút, ảnh hưởng nghiệm trọng đến kết quả học tập. Khi đó, ta sẽ có tâm lí chán nản, bỏ bê việc học thậm chí còn có tâm lí sợ việc học. Điển hình ở một số em học sinh khi bị bố mẹ bắt học thì tìm mọi lí do để né tránh, các em chống đối và có những hành động tiêu cực để trốn tránh việc học và làm bài tập như nhốt mình trong phòng, đe dọa mọi người khi nhắc nhở mình học.
Ngược lại, khi chúng ta có ý thức trong việc học tập, rèn luyện và làm bài tập ở nhà, bộ não của chúng ta sẽ được tiếp nhận thêm nhiều kiến thức bổ ích từ kho tàng kiến thức nhân loại. Từ đó, giúp chúng ta có được sự tự tin, nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức, đạt kết quả cao trong học tập. Khi ta học tập tốt, ta sẽ được thầy cô, cha mẹ và bạn bè yêu quý. Để làm được điều đó, song song với việc học ta phải kết hợp làm bài tập ở nhà cũng chính là việc “Học phải đi đôi với hành”, có học tập, có thực hành và củng cố thì mới có ngày thành tài.
Từ hôm nay và sau này, mỗi học sinh chúng ta cần phân bổ thời gian học tập hợp lí. Việc tự hình thành thói quen học tập hợp lí giúp chúng ta có ý thức và hành vi đúng đắn trong việc học, vừa hiểu được bài học, vừa hiểu biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Học tập và rèn luyện là trách nhiệm của mỗi thế hệ học sinh chúng ta, mỗi bạn học sinh cần phấn đấu học tập để cống hiến những giá trị tốt đẹp nhất cho đất nước, như chủ tịch Hồ Chí minh đã nói: “Vì sự nghiệp 10 năm thì phải trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm thì phải trồng người.”
Henry Brooks Adams từng nói: “Biết cách học là đủ chứng tỏ bạn thông thái”. Quả đúng là như vậy, phương pháp học tập đúng đắn sẽ tạo nên hiệu quả tích cực. Học tập là nhiệm vụ của học sinh. Để duy trì thành tích học tập tốt, bên cạnh việc chăm chú nghe giảng, học tập trên lớp, thời gian tự học thông qua làm bài tập về nhà cũng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các học sinh có thói quen không làm bài tập ở nhà.
Vậy bạn có biết tại sao học sinh chúng ta ngày càng lười làm bài tập không? Với tôi, tôi cảm thấy bài tập về nhà rất khó và làm tốn rất nhiều thời gian, vì vậy tôi thường trì hoãn việc làm bài của mình. Vậy còn các bạn thì sao? Nhiều học sinh cho rằng học tập là một nhiệm vụ bắt buộc nên luôn thực hiện nó một cách đối phó. Cũng có nhiều học sinh cho rằng thời gian học tập trên lớp là đủ và không muốn phải tiếp tục học khi về nhà. Và cũng có những học sinh cảm thấy áp lực trong học tập, chán ghét và sợ hãi việc học. Đó là những lí do hình thành thói quen không làm bài tập về nhà ở phần lớn học sinh hiện nay. Sau mỗi buổi học trên lớp, giáo viên thường giao cho học sinh một số câu hỏi bài tập để củng cố thêm kiến thức. Tuy nhiên, chỉ cần bước chân ra khỏi lớp học, đôi khi chúng ta sẽ quên ngay mọi lời giáo viên nói. Và khi trở về nhà, chúng ta bị thu hút bởi những cuộc vui, bởi những trò chơi điện tử hay đơn giản là vì lười nên không muốn làm gì cả. Thói quen làm bài tập ở nhà của học sinh hiện nay chủ yếu là đối phó. Chúng ta thường tìm lời giải trên mạng rồi chép lại mang đến lớp nộp để giáo viên kiểm tra mà không hề tự cố gắng làm bài. Hoặc chăm hơn một chút, có những học sinh sẽ tự ngồi làm bài tập về nhà nhưng chỉ làm một cách qua loa, không đầu tư nhiều thời gian và công sức. Cũng có những bạn sẽ không làm ở nhà mà đến lớp, sát giờ học mở vở ra mới nhận ra có bài tập và vội vàng làm hoặc sẽ mượn bài của các bạn trong lớp chép. Và cũng sẽ có những bạn không quan tâm đến việc có bài tập, không làm và đến lớp học với một cái đầu trống rỗng. Có lẽ những biểu hiện trên đều đã từng xuất hiện trong chính chúng ta ít nhất một lần trong đời.
Không làm bài tập ở nhà là một thói quen xấu. Vậy nếu không thể từ bỏ thói quen ấy, điều gì sẽ xảy ra? Chắc hẳn chúng ta đều biết bất kì thói quen xấu nào cũng hình thành nên những tính cách xấu. Nếu không làm bài tập ở nhà dần trở thành một thói quen, chúng ta sẽ trở thành một con người lười biếng, ì trệ, luôn phụ thuộc vào người khác. Không chỉ trong học tập mà trong bất kì công việc nào của cuộc sống, thói quen trì hoãn sẽ khiến ta không bao giờ hoàn thành được điều mình mong muốn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Câu nói ấy đến nay vẫn còn nguyên những giá trị. Học tập và tiếp nhận lí thuyết ở trên lớp thôi chưa đủ, quan trọng chúng ta cần phải biết vận dụng những kiến thức được học vào thực hành làm bài tập và áp dụng trong cuộc sống. Tự mình hoàn thành bài tập ở nhà chính là một cách giúp chúng ta rèn luyện thực hành. Nhờ đó, kiến thức tiếp thu được ở trên lớp sẽ được hiểu sâu và kĩ hơn. Ngược lại, nếu không làm bài tập ở nhà, kiến thức chúng ta tiếp thu sẽ nhanh chóng bị lãng quên, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập. Việc hằng ngày đến lớp mượn vở bạn bè để chép đôi khi còn gây phiền hà với bạn bè xung quanh, đánh mất niềm tin ở bạn bè. Hơn nữa, nếu tất cả các học sinh đều không cố gắng ôn luyện làm bài tập, giáo viên sẽ không thể có những bài học hiệu quả. Việc thiếu ý thức làm bài tập ở nhà của học sinh không chỉ khiến bố mẹ buồn phiền mà thầy cô, nhà trường cũng vô cùng lo lắng.
Không làm bài tập ở nhà đang dần trở thành một thói quen xấu có ở mọi học sinh. Vậy chúng ta cần làm gì để loại bỏ thói quen ấy? Chúng ta biết rằng để từ bỏ một thói quen không phải là công việc dễ dàng. Vì vậy, hãy bắt đầu rèn luyện từ những điều nhỏ nhất. Trước hết, bạn hãy thiết kế cho mình một thời gian biểu hợp lý. Đối với bài tập về nhà, bạn đừng để khi hôm sau có tiết thì hôm nay mới làm, hãy hoàn thành nó vào ngay buổi tối mà các bạn học môn đó. Bởi đó là lúc kiến thức của bạn đang được lưu trữ tốt nhất và việc làm bài tập sẽ khiến bạn nhớ bài lâu hơn, học tập hiệu quả hơn. Như vậy, khi đến tiết học sau, bạn có thể chủ động và tự tin đến lớp khi tất cả các bài tập đã được hoàn thành. Bạn hãy tự tạo cho mình một không gian học tập hiệu quả bằng cách tách biệt với các thiết bị di động, những thứ có thể làm mình bị sao nhãng, ảnh hưởng. Trong một buổi tối, bạn có thể dành ra 1-2 tiếng để tự học và đặt thời gian nghỉ giữa giờ khoảng 10-15 phút. Với những bài tập khó, bạn có thể nhắn tin nhờ thầy cô hướng dẫn hoặc trao đổi với bạn bè. Một cách học hiệu quả đó chính là chúng ta học nhóm cùng với bạn bè của mình. Như vậy bạn vừa có thể tiếp thu kiến thức từ bạn bè, vừa có thể tự rèn luyện bản thân, nhận ra được những nhược điểm của mình và tìm cách khắc phục. Thay vì để bố mẹ, thầy cô nhắc nhở làm bài tập, chúng ta nên chủ động và tự giác hoàn thành công việc của mình. Bởi học tập là nghĩa vụ của học sinh, chúng ta phải có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình. Tuy nhiên, đừng nghĩ việc hoàn thành bài tập ở nhà như một trách nhiệm nặng nề, hãy nghĩ đó là quá trình bạn đang hoàn thiện mình. Kiến thức khi chúng ta tự học và chủ động tiếp nhận là những kiến thức được chúng ta lưu giữ lâu và hiệu quả nhất.
Có thể các bạn sẽ cho rằng thời gian học ở trên lớp là quá nhiều vậy còn học ở nhà làm gì? Hoặc các bạn sẽ cảm thấy việc học và làm bài tập liên tục như vậy sẽ giống như một con “mọt sách”. Cũng có những bạn cho rằng giáo viên giao quá nhiều bài tập khiến chúng ta cảm thấy áp lực và sợ hãi việc học. Những điều các bạn thắc mắc đều hợp lý với tâm lý của phần lớn học sinh hiện nay. Vậy bạn thử nghĩ mà xem, nếu một ngày giáo viên không giao cho các bạn những bài tập ôn luyện, nếu một ngày bạn đã lãng quên hoàn toàn việc tự học ở nhà và nếu một ngày, kiến thức của tất cả học sinh đều chỉ phụ thuộc vào những giờ phút học ít ỏi trên lớp, điều gì sẽ xảy ra? Kiến thức đến với con người nếu không được ôn tập và rèn luyện sẽ nhanh chóng tan biến. Như vậy, làm sao những học sinh có thể nắm vững tri thức để cống hiến cho cộng đồng? Làm sao nền giáo dục có thể phát triển? Làm sao con người và xã hội mới có thể trở nên văn minh? Việc không làm bài tập ở nhà có thể thấy chỉ là một thói quen rất nhỏ nhưng nếu không tìm cách từ bỏ, nó sẽ làm ảnh hưởng đến tính cách con người cũng như trình độ phát triển của xã hội. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng hệ thống giáo dục cần đổi mới phương pháp giao bài tập để học sinh cảm thấy hứng thú hơn với việc học. Thay vì giao bài tập về nhà, giáo viên có thể giao nhiệm vụ chuẩn bị kiến thức cho buổi học sau. Như vậy, học sinh sẽ có được tâm thế chủ động hơn khi đến lớp. Thay vì giao những bài tập viết, giáo viên có thể giao học sinh những bài tập thực hành, làm việc theo nhóm để học sinh phát huy khả năng tư duy, sáng tạo. Như vậy, dù học tập theo hình thức nào, ý thức tự giác, chủ động của học sinh vẫn luôn là yếu tố vô cùng quan trọng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
Vị thế của người thuyết phục có cần được thể hiện không? Nếu có, nên thể hiện như thế nào?
Câu 7:
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 3)
về câu hỏi!