Câu hỏi:

08/03/2023 3,703

Chia hỗn hợp Cu và Al làm 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội thì thu được 17,92 lít NO2 (đktc)

- Phần 2: Tác dụng với dung dịch HCl thì có 13,44 lít khí H2 (đktc) thoát ra.

a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

b) Xác định phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp?

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Lời giải:

Phần 1: Hỗn hợp tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội thì Al bị thụ động (không phản ứng), Cu phản ứng theo PTHH:

Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O (1)

\[{n_{N{O_2}}} = \frac{{17,92}}{{22,4}} = 0,8(mol)\]

Theo PTHH (1): \[{n_{Cu}} = \frac{1}{2}{n_{N{O_2}}} = \frac{1}{2}.0,8 = 0,4(mol)\]→ mCu = 0,4. 64 = 25,6 (g)

Phần 2: Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl thì Cu không phản ứng, Al phản ứng theo PTHH:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (2)

\[{n_{{H_2}}} = \frac{{13,44}}{{22,4}} = 0,6(mol)\]

Theo PTHH (2): \[{n_{Al}} = \frac{2}{3}{n_{{H_2}}} = \frac{2}{3}.0,6 = 0,4(mol)\]→ nAl = 0,4. 27 = 10,8 (g)

a) Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu là:

mAl = 10,8. 2 = 21,6 (g)

mCu = 25,6. 2 = 51,2 (g)

b) mhỗn hợp = mAl + mCu = 21,6 + 51,2 = 72,8 (g)

Phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp là:

\[\% {m_{Al}} = \frac{{21,6}}{{72,8}}.100\% = 29,67\% \].

%mCu = 100% - 29,67% = 70, 33%.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các chất: HClO, HClO3, HClO4, H3PO4, H2SO4, H2SO3. Chỉ rõ loại liên kết cộng hoá trị có cực, phân cực, cho nhận trong các chất.

Xem đáp án » 08/03/2023 29,542

Câu 2:

Hoà tan hết m gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5m gam muối khan. Kim loại M là

Xem đáp án » 08/03/2023 27,209

Câu 3:

Dung dịch H2SO4 có nồng độ H2SO4 0,005M thì pH bằng bao nhiêu?

Xem đáp án » 08/03/2023 18,039

Câu 4:

Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có

Xem đáp án » 08/03/2023 7,937

Câu 5:

a) Nguyên tố A không phải là khí hiếm, nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là 3p. Nguyên tử nguyên tố B có phân lớp e ngoài cùng là 4s.

(1) Trong 2 nguyên tố A, B nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim?

(2) Xác định cấu hình e của A, B và tên của A, B.

Cho biết tổng số e ở hai phân lớp ngoài cùng của A và B là 7.

b) Cho các ion A-, B2+ đều có cấu hình electron của khí trơ Ne (1s22s22p6). Viết cấu hình e của A, B và dự đoán tính chất hoá học của 2 nguyên tố này.

Xem đáp án » 08/03/2023 6,459

Câu 6:

Phân lớp electron ngoài cùng của 2 nguyên tử A, B lần lượt là 3p và 4s. Tổng số electron của 2 phân lớp bằng 6, hiệu số electron của chúng bằng 4. Viết cấu hình electron, xác định số hiệu nguyên tử, tên nguyên tố A, B.

Xem đáp án » 08/03/2023 5,409

Câu 7:

Hòa tan 21,1 gam hỗn hợp A gồm Zn và ZnO bằng 200 gam dung dịch HCl (vừa đủ) thu được dung dịch B và 4,48 lít khí H2.

a. Xác định phần trăm mỗi chất có trong hỗn hợp A.

b. Tính khối lượng muối có trong dung dịch B.

Xem đáp án » 08/03/2023 4,652

Bình luận


Bình luận