Câu hỏi:
11/07/2024 472a) Theo em, hợp đồng dân sự là gì và giao kết dựa trên nguyên tắc nào? Hợp đồng dân sự có những hình thức gì?
b) Các trường hợp trên có phải hợp đồng dân sự không? Nếu là hợp đồng dân sự thì thuộc loại hợp đồng nào?
c) Hãy kể tên một số hợp đồng dân sự mà em biết.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu a)
- Khái niệm: Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
- Nguyên tắc giao kết:
+ Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
+ Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
- Hình thức: Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể (khi pháp luật không quy định đối với loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định).
♦ Yêu cầu b)
* Trường hợp 1:
- Thỏa thuận trông giúp xe máy giữa M và N là hợp đồng dân sự;
- Loại hợp đồng: hợp đồng gửi giữ tài sản không có đền bù.
- Giải thích:
+ Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công (Điều 554 Bộ luật Dân sự năm 2015)
+ Hợp đồng giữ tài sản có thể là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù:
▪ Nếu bên giữ tài sản không lấy tiền công thì hợp đồng gửi giữ là hợp đồng không có đền bù;
▪ Nếu bên gửi tài sản phải trả tiền công thì hợp đồng gửi giữ là hợp đồng có đền bù.
* Trường hợp 2:
- Hợp đồng giữa H và Công ty E là hợp đồng dân sự
- Loại hợp đồng: hợp đồng mua bán tài sản.
- Giải thích: Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán (Điều 430 Bộ luật Dân sự năm 2015)
* Trường hợp 3:
- Thỏa thuận về việc sửa chữa máy vi tính giữa chị A và anh B là hợp đồng dân sự
- Loại hợp đồng: hợp đồng dịch vụ
- Giải thích: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ (Điều 513 Bộ luật Dân sự năm 2015).
♦ Yêu cầu c) Một số loại hợp đồng dân sự:
+ Hợp đồng mua bán tài sản;
+ Hợp đồng trao đổi tài sản;
+ Hợp đồng cho tặng tài sản;
+ Hợp đồng vay tài sản;
+ Hợp đồng thuê tài sản;
+ Hợp đồng thuê khoán tài sản;
+ Hợp đồng dịch vụ;
+ Hợp đồng vận chuyển hành khách và vận chuyển tài sản;
+ Hợp đồng gia công;
+ Hợp đồng gửi giữ tài sản;
+ Hợp đồng ủy quyền;
+ Hợp đồng bảo hiểm…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
C là chủ sở hữu chiếc điện thoại vừa mới được bán trên thị trường. B không đủ tiền mua nhưng rất thích chiếc điện thoại này nên mượn của C chiếc điện thoại để dùng trong một ngày. Khi đang gọi điện thoại thì bạn gái của B là E đến chơi. B nói đây là điện thoại của mình và tặng cho E chiếc điện thoại này. Sau đó, B nói với C là bị móc trộm điện thoại trên đường và hứa khi nào đủ tiền sẽ mua đền cho C chiếc điện thoại khác. Trong một lần đi sinh nhật, C nhận thấy chiếc điện thoại của mình do E đang sử dụng vì có một số đặc điểm của chiếc điện thoại chỉ mình C biết. Hai bên cãi vã to tiếng. Trong cơn nóng giận, E vứt thẳng chiếc điện thoại vào tường, điện thoại bị vỡ và hỏng nặng, không sử dụng được. C đã phát hiện ra sự thật và yêu cầu B phải mua đền cho mình chiếc điện thoại.
Theo em, hành vi nào đáng bị phê phán trong tình huống trên? B có nghĩa vụ gì trong tình huống này và E có phải chịu trách nhiệm cùng với B không? Tại sao?
Câu 2:
Mỗi vi phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ dưới đây thuộc nhóm nào? Lấy ví dụ minh hoạ.
a. Vi phạm pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh.
b. Vi phạm pháp luật về nhái nhãn hiệu nổi tiếng.
c. Vi phạm pháp luật về tên thương mại, tên doanh nghiệp.
d. Xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế.
e. Xâm phạm quyền sở hữu đối với giải pháp hữu ích.
g. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học.
h. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
i. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự uy tín của tác giả.
k. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác.
1. Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất, bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
Câu 3:
Căn cứ vào thông tin, em hãy xác định:
a) Trường hợp 1, anh G sẽ phải thực hiện nghĩa vụ gì với chị P?
b) Trường hợp 2, các bên đã thỏa thuận và phát sinh quyền và nghĩa vụ gì?
c) Trường hợp 3, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nào được áp dụng? Biện pháp này có ý nghĩa như thế nào để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ giữa các bên?
Câu 4:
Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi nào sau đây? Vì sao?
A. Anh A hát bài hát của nhạc sĩ C, có xin phép và trả tiền bản quyền cho nhạc sĩ theo quy định của pháp luật hiện hành.
B. M cố tình không trả khoản tiền đã vay của H mặc dù hết thời hạn cam kết phải trả cho H.
C. Công ty M đăng kí thương hiệu của công ty mình tại cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ.
Câu 5:
a) Từ thông tin và trường hợp 1, anh E và anh I có quyền và nghĩa vụ gì khi là tác giả của tác phẩm?
b) Trong trường hợp 2, quyền nào bị xâm phạm?
c) Hãy kể tên một số quyền sở hữu trí tuệ mà em biết. Từ những trường hợp trên, em hãy nhận diện quyền sở hữu trí tuệ và những vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ.
d) Từ thông tin và trường hợp 3, em hiểu gì về chuyển giao công nghệ?
Câu 6:
Xây dựng kế hoạch về một cuộc thi “Tìm hiểu quy định về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ” theo gợi ý sau:
- Lập kế hoạch, dự kiến thời gian;
- Tổ chức đăng kí tham gia,
- Xây dựng chương trình, thể lệ cuộc thi, hình thức trình bày,...
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
14 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 7 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
Đề thi cuối kì 1 Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!