Câu hỏi:
13/07/2024 6,400Trình bày suy nghĩ của anh/chị về hình ảnh của cỏ dại được gợi lên trong đoạn thơ:
“Cỏ dại quen nắng mưa
Làm sao mà giết được
Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước
Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên”
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh tự trình bày suy nghĩ của mình, có lý giải phù hợp.
Gợi ý:
Hình ảnh cỏ dại trong đoạn trích có thể là hình ảnh đại diện cho ý chí của con người. Dẫu nhỏ bé nhưng luôn kiên cường.
- Cỏ dại quen nắng mưa cũng giống như khi con người đã trải qua nhiều thử thách thì không dễ dàng bị khuất phục.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ:
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió…
Câu 2:
Trong Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài viết:
Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:
- Mày muốn đi chơi à?
Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.
Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.
Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa. Mị lúc mê, lúc tỉnh. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ.
(Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.8)
Anh/Chị hãy phân tích hình ảnh nhân vật Mị trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về tấm lòng nhân đạo của nhà văn được thể hiện qua đoạn trích.
Câu 3:
I: ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Cỏ dại quen nắng mưa
Làm sao mà giết được
Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước
Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên”
Câu thơ nào trong ý nghĩ vụt lên
Khi tôi bước giữa một rừng cỏ dại
Không nhà cửa. Không bóng cây.
Tìm lối Cứ cường hào rẽ cỏ mà đi. […].
Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió…
Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.
(Xuân Quỳnh, Cỏ dại, dẫn theo https://www.thivien.net)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 4:
Câu 5:
về câu hỏi!