Câu hỏi:
13/07/2024 552Có những tác nhân nào gây nên các bệnh về đường hô hấp? Hãy đề xuất một số biện pháp để bảo vệ sức khoẻ hệ hô hấp ở người.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Các tác nhân gây bệnh đường hô hấp gồm: khói thuốc lá, các loại oxide, các hợp chất fluor, các chất tổng hợp, các chất lơ lửng, các loại bụi, khí quang hoá, chất thải phóng xạ, nhiệt và tiếng ồn, các vi sinh vật gây bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp.
- Một số biện pháp để bảo vệ sức khoẻ hệ hô hấp ở người:
+ Phòng tránh các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể thông qua các biện pháp như: rửa tay thường xuyên, vệ sinh mũi họng bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ,...
+ Tăng cường sức đề kháng như: bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nghỉ ngơi hợp lí, tiêm phòng vaccine, tập thể dục,..
+ Ngăn cản sự phát triển của mầm bệnh như giữ vệ sinh môi trường, tạo sự thông thoáng không khí, kiểm soát độ ẩm, trồng cây xanh,...
+ Giảm sự lây lan nguồn bệnh như hạn chế tiếp xúc với người bệnh, sử dụng khẩu trang đúng cách, hạn chế tập trung nơi đông người, che miệng và mũi khi ho hay khi hắt hơi,...
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi nói về quá trình hô hấp ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Tất cả các loài động vật sống trên cạn đều có hình thức hô hấp bằng phổi.
(2) Hô hấp là quá trình cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài để oxi hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài môi trường.
(3) Khi lên cạn, cá sẽ ngừng hô hấp do các khe mang bị khô, các phiến mang dính lại với nhau làm giảm diện tích bề mặt trao đổi khí.
(4) Phổi của tất cả các loài chim đều có hệ thống phế nang phát triển, do đó, thích nghi với đời sống bay lượn.
(5) Tất cả các loài cá đều hô hấp bằng mang.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 2:
Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây giúp hoạt động hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao nhất trong các động vật có xương sống trên cạn?
(1) Khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi.
(2) Sau khi thở ra, trong phổi không có khí cặn.
(3) Hoạt động hô hấp ở chim là hô hấp kép nhờ hệ thống ống khí và túi khí.
(4) Chim có đời sống bay lượn trên cao nên sử dụng được không khí sạch, giàu O2 hơn.
(5) Dòng khí đi ngược chiều với dòng máu trong các mao mạch.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 3:
Cho các phát biểu sau về quá trình hô hấp ở động vật, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
(1) Ở lưỡng cư, quá trình hô hấp bằng phổi là chủ yếu.
(2) Hoạt động hô hấp ở cá xương nhờ sự nâng, hạ xương nắp mang phối hợp với sự đóng, mở khoang miệng.
(3) Chim có hệ thống 8 túi khí hỗ trợ cho quá trình thông khí ở phổi diễn ra hiệu quả.
(4) Ở người, khi hít vào, phổi dãn rộng, áp suất không khí trong phổi cao hơn áp suất không khí bên ngoài.
(5) Thông khí ở phổi chim là nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân và thể tích các túi khí.
(6) Ở côn trùng, sự thông khí được thực hiện nhờ sự co dãn của hệ thống ống khí.
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 4:
Tại sao cá xương hô hấp rất hiệu quả trong môi trường nước nhưng sẽ chết khi lên cạn?
Câu 6:
Trong hoạt động hô hấp ở người, sự thay đổi của thể tích lồng ngực là nhờ
A. quá trình thông khí ở phổi.
B. sự co dãn của các cơ hô hấp.
C. sự thay đổi của áp suất trong lồng ngực.
D. sự chênh lệch phân áp O2 và CO2.
Câu 7:
Tại sao vận động viên khi muốn nâng cao thành tích trong thi đấu thường tập luyện ở vùng núi cao một thời gian trước khi thi đấu?
về câu hỏi!