Câu hỏi:

13/07/2024 10,857 Lưu

Cho tam giác ABC có trọng tâm G và hai trung tuyến AM, BN. Biết AM=15, BN = 12 và tam giác CMN có diện tích là \[15\sqrt 3 \]. Tính độ dài đoạn thẳng MN

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
Cho tam giác ABC có trọng tâm G và hai trung tuyến AM, BN. Biết AM=15, BN (ảnh 1)

\[{S_{ABC}} = \frac{1}{2} \cdot AC \cdot BC \cdot \sin \widehat {ACB}\]

\[{S_{CMN}} = \frac{1}{2} \cdot CM \cdot CN.\sin \widehat {ACB} = \frac{1}{2} \cdot \frac{1}{2}AC \cdot \frac{1}{2}BC \cdot \sin \widehat {ACB}\]

Nên \({S_{CMN}} = \frac{1}{4}{S_{ABC}}\)

\( \Rightarrow {S_{ABC}} = 4{S_{CMN}} = 60\sqrt 3 \)

\({S_{ABG}} = \frac{2}{3}{S_{ABM}} = \frac{2}{3} \cdot \frac{1}{2}{S_{ABC}} = \frac{1}{3} \cdot 60\sqrt 3 = 20\sqrt 3 \)

Lại có: \({S_{ABG}} = \frac{1}{2} \cdot AG \cdot GB \cdot {\rm{sin}}\widehat {AGB}\)

                     \( = \frac{1}{2} \cdot \frac{2}{3}AM \cdot \frac{2}{3}BN \cdot {\rm{sin}}\widehat {AGB} = 40 \cdot {\rm{sin}}\widehat {AGB}\)

Suy ra \(40 \cdot {\rm{sin}}\widehat {AGB} = 20\sqrt 3 \)

\( \Rightarrow {\rm{sin}}\widehat {AGB} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\)

\( \Rightarrow \widehat {AGB} = 60^\circ \)

Ta có: \(A{B^2} = A{G^2} + G{B^2} - 2 \cdot AG \cdot GB \cdot {\rm{cos}}\widehat {AGB}\)

\( = {\left( {\frac{2}{3} \cdot 15} \right)^2} + {\left( {\frac{2}{3} \cdot 12} \right)^2} - 2 \cdot \frac{2}{3}15 \cdot \frac{2}{3} \cdot 12 \cdot {\rm{cos}}60^\circ = 84\)

\( \Rightarrow AB = 2\sqrt {21} \)

M, N là trung điểm của BC, AC

MN là đường trung bình của ∆ACB

\( \Rightarrow MN = \frac{1}{2} \cdot AB = \frac{1}{2} \cdot 2\sqrt {21} = \sqrt {21} \)

Vậy \(MN = \sqrt {21} .\)

Minh Vũ

Minh Vũ

Tại sao S abg=2/3 S abm vậy ạ

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Số kilôgam thịt bò gia đình mua là x (kg); số kilôgam thịt lợn gia đình mua là y (kg). Vì số kilôgam thịt bò mua nhiều nhất là 1,6 kg và số kilôgam thịt lợn mua nhiều nhất là 1,1 kg nên ta có:

0 ≤ x ≤ 1,6; 0 ≤ y ≤ 1,1 (1)

Vì mỗi kilôgam thịt bò có chứa 800 đơn vị protein và mỗi kilôgam thịt lợn có chứa 600 đơn vị protein nên khối lượng protein có trong x kg thịt bò và y kg thịt lợn là: 800x + 600y (đơn vị).

Mà mỗi ngày gia đình cần ít nhất 900 đơn vị protein nên ta có bất phương trình:

800x + 600y ≥ 900 (2)

Vì mỗi kilôgam thịt bò có chứa 200 đơn vị lipid và mỗi kilôgam thịt lợn có chứa 400 đơn vị lipid nên khối lượng lipid có trong x kg thịt bò và y kg thịt lợn là: 200x + 400y (đơn vị).

Mà mỗi ngày gia đình cần ít nhất 400 đơn vị lipid nên ta có bất phương trình:

200x + 400y ≥ 400 (3)

Từ (1); (2); (3) ta có hệ bất phương trình:

\[\left\{ \begin{array}{l}0 \le x \le 1,6\\0 \le y \le 1,1\\800x + 600y \ge 900\\200x + 400y \ge 400\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}0 \le x \le 1,6\\0 \le y \le 1,1\\8x + 6y \ge 9\\x + 2y \ge 2\end{array} \right.\]

Ta đi xác định miền nghiệm của hệ bất phương trình.

Một gia đình cần ít nhất 900 đơn vị protein và 400 đơn vị lipid trong thức ăn mỗi (ảnh 1)

Miền nghiệm của hệ bất phương trình là tứ giác ABCD có trong hình vẽ trên với tọa độ các đỉnh là A(0,3; 1,1), B(0,6; 0,7), C(1,6; 0,2), D(1,6; 1,1).

b) Số tiền mua một kilôgam thịt bò là 250 nghìn đồng và số tiền mua một kilôgam thịt lợn là 160 nghìn đồng nên số tiền để mua x kg thịt bò và y kg thịt lợn là: F(x; y) = 250x + 160y (nghìn đồng).

c) Người ta đã chứng minh được để số tiền mua ít nhất thì (x; y) là tọa độ của một trong bốn đỉnh tứ giác ABCD.

Ta có: F(x; y) = 250x + 160y. Khi đó:

F(0,3; 1,1) = 250 . 0,3 + 160 . 1,1 = 251;

F(0,6; 0,7) = 250 . 0,6 + 160 . 0,7 = 262;

F(1,6; 0,2) = 250 . 1,6 + 160 . 0,2 = 432;

F(1,6; 1,1) = 250 . 1,6 + 160 . 1,1 = 576;

Suy ra giá trị nhỏ nhất cần tìm là F(0,3; 1,1) = 251.

Vậy để chi phí là ít nhất thì gia đình cần mua 0,3 kilôgam thịt bò và 1,1 kilôgam thịt lợn.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Do A, B ≠ ta có điều kiện \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{m - 1 < 4}\\{2m + 2 > - 2}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{m < 5}\\{m > - 2}\end{array} \Leftrightarrow - 2 < m < 5} \right.} \right.\)

Để A ∩ B = 2m + 2 ≤ m ‒ 1 m ≤ ‒3 (không thỏa điều kiện ‒2 < m < 5 )

Do đó không có giá trị nào của m để A, B ≠ .

Vậy với mọi m (‒2; 5) thì A ∩B ≠ .

Đáp án B sai vì học sinh không tìm điều kiện.

Đáp án C sai vì học sinh giải sai m ‒ 1 > ‒2 m > ‒1 và kết hợp với điều kiện.

Đáp án D sai vì học sinh giải sai 4 < 2m + 2 m > 1. Kết hợp với điều kiện.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 5

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP