Câu hỏi:

13/07/2024 432

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nhận xét về một bức tranh minh hoạ cho tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Truyện Kiều là tác phẩm đặc biệt bởi nó đã phá vỡ rất nhiều quy tắc dập khuôn trước đây, và đến hôm nay, Truyện Kiều vẫn có sức sống bền vững là nguồn cảm hứng cho rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật ở Việt Nam. Trong đó phải kể đến bức họa Tú Bà của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Một họa sĩ lớn như Tô Ngọc Vân đã chọn minh hoạ cho nhân vật Tú Bà khi Thùy Kiều bị bán vào lầu xanh. Hoạ sĩ ưa sử dụng nét lớn, thô khoẻ để vẽ nên hình dáng bề ngoài to béo, khuôn mặt nhiều múi thịt, nụ cười thảo mai đầy toan tính. Hình ảnh đã khắc họa sâu tính cách của Tú Bà với dáng vẻ đanh ác, thô lỗ, độc địa; mặc áo dài màu nâu (màu sẫm), tay cầm quạt được giơ lên như mệnh lệnh. Nét khắc đanh mạnh trên chất liệu khắc gỗ làm nổi bật lên những đặc điểm của một nhân vật phản diện tiêu biểu cho xã hội ăn chơi đối lập với khung cảnh xung quanh. Với gam màu trầm, ấm và bút pháp thoải mái Tô Ngọc Vân sử dụng hướng tới sử dụng những đường cong đơn giản và quy những đường lượn vào hình kỷ hà để tạo nên những mảng lớn và nét chính. Qua bức tranh, ta thấy được sự chỉnh chu cũng như nỗ lực của tác giả trong việc thể hiện sâu sắc nội dung bài thơ trong từng nét vẽ của mình.

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nhận xét về một bức tranh minh hoạ cho tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.  (ảnh 1)

(Bức họa Tú Bà của họa sĩ Tô Ngọc Vân)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Làm rõ nét độc đáo của một trong các biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng mà bạn có ấn tượng nhất.

Xem đáp án » 13/07/2024 3,234

Câu 2:

Suy nghĩ và hành động “vì nghĩa quên thân” của người nghĩa sĩ được tác giả thể hiện như thế nào qua câu 29?

Xem đáp án » 13/07/2024 2,694

Câu 3:

Theo những điều được thể hiện trong đoạn thơ, “thế hệ chúng tôi” đã nhập cuộc và đáp ứng yêu cầu của thời đại với tinh thần, thái độ như thế nào? Bạn suy nghĩ gì về tinh thần, thái độ đó?

Xem đáp án » 13/07/2024 1,879

Câu 4:

Nhận xét về bố cục của văn bản.

Xem đáp án » 13/07/2024 1,614

Câu 5:

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

ngày chúng tôi đi

các toa tàu mở toang cửa

không có gì phải che giấu nữa

những thằng lính trẻ măng

tinh nghịch lỗ đầu qua cửa sổ

những thằng lính trẻ măng

quân phục xùng xình

chen bám ở bậc toa như chồi như nụ

con tàu nổi hiệu còi rung hết cỡ

và dài muốn đứt hơi

hệt tiếng gã con trai ồm ồm mới vỡ

thế hệ chúng tôi

hiệu còi ấy là một lời tuyên bố

một thế hệ mỗi ngày đều đụng trận

mà trách nhiệm nặng hơn nòng cối 82

vẫn thường vác trên vai

một thế hệ thức nhiều hơn ngủ

xoay trần đào công sự

xoay trần trong ý nghĩ

đi con đường người trước đã đi

bằng rất nhiều lối mới

(Thanh Thảo, Một người lính nói về thế hệ mình, in trong 123, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2007, tr. 63 – 64)

 

Theo hiểu biết của bạn về lịch sử, đại từ “chúng tôi” trong đoạn thơ chỉ thế hệ nào?

Xem đáp án » 13/07/2024 1,522

Câu 6:

Lập dàn ý cho bài giới thiệu về một tượng đài mà bạn từng thưởng ngoạn hoặc được biết qua các phương tiện truyền thông.

Xem đáp án » 13/07/2024 1,390

Câu 7:

Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy hoàn cảnh xuất thân nghèo khó và cuộc sống cơ cực của người nghĩa sĩ?

Xem đáp án » 13/07/2024 1,070

Bình luận


Bình luận