Câu hỏi:
13/07/2024 155Tìm thì sẽ thấy, bỏ thì sẽ mất; đó là tìm cái hữu ích, tìm ở nơi mình. (Mạnh Tử)
Lập dàn ý cho bài nói để tham gia thảo luận về vấn đề trên.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
1, Mở đầu: Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề thảo luận “Tìm thì sẽ thấy, bỏ thì sẽ mất; đó là tìm cái hữu ích, tìm ở nơi mình.” (Mạnh Tử).
2, Triển khai
* Nguồn gốc quan niệm:
- Câu nói trích lời Mạnh Tử (một nhà tư tưởng Trung Hoa, đại diện cho Nho học thời kì Chiến quốc, có ảnh hưởng lớn đến Nho học đời sau), được chép trong sách Mạnh Tử.
* Giải thích quan niệm:
- Người ta phải xác định được mục đích của hành động và phải có quyết tâm, có phương pháp thì mới thực hiện được điều mình mong muốn. “Tìm” tức là hành động truy cầu có mục đích; cái cần tìm, cần truy cầu là ở chính bản thân mình (ý chí, nghị lực, khát vọng; trí tuệ, đạo đức, tâm hồn,...) chứ không phải là những cái viển vông ở bên ngoài.
* Bài học nhận thức:
- Đó là phương châm sống cao đẹp: Mỗi người phải lập chí hành động một cách đúng đắn. Tìm ở nơi mình chính là tìm cái hữu ích, nếu bỏ những điều đó (mà không rèn giũa, tu tập,...), thì dẫu là những cái mình vốn có cũng sẽ mất.
- Mỗi người cần rèn luyện cách xác định mục tiêu, ý chí, hướng đi cho bản thân, đồng thời hành động dứt khoát để sống có ý nghĩa hơn.
3, Kết luận
- Khẳng định lại tính đúng đắn của quan niệm.
- Liên hệ bản thân.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Suy nghĩ và hành động “vì nghĩa quên thân” của người nghĩa sĩ được tác giả thể hiện như thế nào qua câu 29?
Câu 3:
Theo những điều được thể hiện trong đoạn thơ, “thế hệ chúng tôi” đã nhập cuộc và đáp ứng yêu cầu của thời đại với tinh thần, thái độ như thế nào? Bạn suy nghĩ gì về tinh thần, thái độ đó?
Câu 5:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
ngày chúng tôi đi
các toa tàu mở toang cửa
không có gì phải che giấu nữa
những thằng lính trẻ măng
tinh nghịch lỗ đầu qua cửa sổ
những thằng lính trẻ măng
quân phục xùng xình
chen bám ở bậc toa như chồi như nụ
con tàu nổi hiệu còi rung hết cỡ
và dài muốn đứt hơi
hệt tiếng gã con trai ồm ồm mới vỡ
thế hệ chúng tôi
hiệu còi ấy là một lời tuyên bố
một thế hệ mỗi ngày đều đụng trận
mà trách nhiệm nặng hơn nòng cối 82
vẫn thường vác trên vai
một thế hệ thức nhiều hơn ngủ
xoay trần đào công sự
xoay trần trong ý nghĩ
đi con đường người trước đã đi
bằng rất nhiều lối mới
(Thanh Thảo, Một người lính nói về thế hệ mình, in trong 123, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2007, tr. 63 – 64)
Theo hiểu biết của bạn về lịch sử, đại từ “chúng tôi” trong đoạn thơ chỉ thế hệ nào?
Câu 6:
Lập dàn ý cho bài giới thiệu về một tượng đài mà bạn từng thưởng ngoạn hoặc được biết qua các phương tiện truyền thông.
Câu 7:
Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy hoàn cảnh xuất thân nghèo khó và cuộc sống cơ cực của người nghĩa sĩ?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 10
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 12
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 6
về câu hỏi!