Câu hỏi:

02/11/2023 179

Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) diễn tả lại quang cảnh trường thi trong bài Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương, qua đó làm rõ thái độ trọng danh dự và tâm sự lo nước, thương đời của nhà thơ.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Chỉ bằng 8 dòng thơ ngắn ngủi, nhà thơ Trần Tế Xương đã vẽ nên khung cảnh trường thi đầy chân thực của xã hội Việt nam buổi giao thời trong chế độ thực dân và phong kiến, để từ đó gửi gắm thái độ trọng danh dự và tâm sự lo nước, thương đời của nhà thơ. Bức tranh miêu tả quang cảnh kì thi Hương cuối mùa 3 năm mới có một lần, nhưng lại lố lăng, trơ trẽn, giả tạo. Ở đó, trường Nam Định với Hà Nội giờ đây bị xếp chung lẫn lộn với nhau. Chữ “lẫn” diễn tả khéo cái tình chất hỗn tạp, láo nháo, không ra thể thống gì của buổi thi. Nhân vật chính của buổi thi - sĩ tử và quan trường thì hiện lên với dáng vẻ tạp nham, lôi thôi. Người thí sinh với dáng vẻ xốc xếch chai lọ. Hình ảnh “vai đeo lọ” nổi lên thật mỉa mai cái dáng vẻ xiêu vẹo, gãy đổ, lếch thếch, không ra tướng tá của những ông cử tương lai. Quan trường thì “ậm ọe”, ú ớ, nói không thành tiếng, giọng điệu la lối, vênh váo của kẻ dựa hơi không có thực quyền. Thí sinh mất đi vẻ nho nhã trí thức, giám khảo không còn dáng nghiêm trang đáng tôn kính. Hình ảnh “ông Tây mụ đầm” đã phản ánh đúng bản chất xã hội Việt nam lúc bấy giờ: yếu ớt, hèn yếu, là xã hội nô lệ dưới kẻ nắm quyền thực dân. Hình ảnh quan Tây mụ đầm ngồi vị trí cao ngất cho thấy rõ cảnh mất nước. Từ đây, Tế Xương đã châm biếm, mỉa mai hết sức tài tình. Qua Đó, ông gợi nên nỗi nhục mất nước đang hiển hiện ngay trước mặt. Cái cười mỉa mai nhường chỗ cho nỗi đau xót sâu cay trước hiện thực đất nước và niềm thương cảm vô bờ ông dành cho nhân dân thời buổi loạn lạc.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

d) Tại sao lại có thể nói bên cạnh nội dung trào phúng xã hội, bài thơ còn toát ra ý vị tự trào (lấy chính mình làm đối tượng trào phúng)?

Xem đáp án » 02/11/2023 3,837

Câu 2:

b) Hãy tìm bố cục của bài Tiến sĩ giấy và trả lời câu hỏi: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Hãy chỉ ra những dấu hiệu của thể thơ đó.

Xem đáp án » 02/11/2023 3,206

Câu 3:

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

TIẾN SĨ GIẤY

Cũng cờ, cũng biển, cũng cận đại

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thần giáp bảng

Nét son điểm rõ mặt văn khôi,

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

Cái giá khoa danh ấy mới hời!

Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,

Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!

(Nguyễn Khuyến, in trong Nguyễn Khuyến - Tác phẩm, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984)

a) Bài thơ trên thể hiện nội dung gì, được Nguyễn Khuyến viết vào giai đoạn nào?

Xem đáp án » 02/11/2023 873

Câu 4:

Xác định sắc thái giọng điệu của tác giả trong hai câu kết. Qua hai câu kết cũng như cả bài thơ, có thể thấy được thái độ và nỗi lòng của Trần Tế Xương trước tình cảnh đất nước như thế nào?

Xem đáp án » 02/11/2023 674

Câu 5:

c) Phân tích ý nghĩa trào phúng của nghệ thuật sử dụng phép đối, nghệ thuật sử dụng ngôn từ ở hai câu thực và hai câu luận của bài thơ.

Xem đáp án » 02/11/2023 585

Câu 6:

e) Bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về mối tương quan giữa cái danh (danh hiệu, chức danh,...) và cái thực (thực chất, bản chất, năng lực) của con người trong cuộc sống và trong học tập?

Xem đáp án » 02/11/2023 425

Câu 7:

Theo em, sự kết hợp giữa cảm xúc trào phúng và trữ tình đã giúp nhà thơ thể hiện được điều gì?

Xem đáp án » 02/11/2023 417

Bình luận


Bình luận