Câu hỏi:

11/07/2024 572

*Nội dung bài Thư gửi các học sinh: Bức thư là lời hỏi thăm động viên của Bác, cũng như những mong muốn và kỳ vọng vào thế hệ tương lai

Thư gửi các học sinh

(Trích)

Các em học sinh,

Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giờ đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. [...]

Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? [...]

Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. [...]

Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.

                                                                              Chào các em thân yêu

     HỒ CHÍ MINH

Ngày khai trường năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? (ảnh 1)

Ngày khai trường năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Ngày khai trường năm 1945 khác và đặc biệt hơn những ngày khai trường khác vì đây là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Theo em, câu chuyện muốn nói với người lớn điều gì về trẻ em? Người lớn cần làm thế nào để hiểu trẻ em? Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em

Xem đáp án » 11/07/2024 7,968

Câu 2:

Đặt câu nói về một người bạn của em, trong đó có sử dụng 2 từ đồng nghĩa

(M) - Hiếu rất chăm học. Bạn ấy cũng rất siêng làm việc nhà

       - Hiếu không chỉ chăm học mà còn rất siêng làm việc nhà

Xem đáp án » 12/07/2024 6,709

Câu 3:

Tìm hình ảnh so sánh trong câu thơ dưới đây. Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh so sánh đó?

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

                                 HỒ CHÍ MINH

ìm hình ảnh so sánh trong câu thơ dưới đây. Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh so sánh đó?  Trẻ em như búp trên cành (ảnh 1)

Xem đáp án » 12/07/2024 6,115

Câu 4:

Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: Học trò,siêng năng, giỏi

(M) Siêng năng – chăm chỉ

Xem đáp án » 12/07/2024 5,049

Câu 5:

Giới thiệu một tác phẩm ( Câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn bài báo) mà em đã đọc về trẻ em hoặc về một hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Xem đáp án » 11/07/2024 3,864

Câu 6:

Kể về thầy giáo Nguyễn Văn Bôn là một nhà giáo đã xung phong lên dạy học tại khu vực vùng núi sâu xa để mang cái chữ đến với bà con trong xã, khắc phục mọi khó khăn về điều kiện học tập thầy đã giúp bà con nơi đây trở thành xã đầu tiên được công nhận là xã xoá mù chữ.

Chuyện một người thầy

Năm 1962, lần đầu tiên có một nhà giáo được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Đó là thầy Nguyễn Văn Bôn, năm ấy vừa tròn 25 tuổi.

Thầy Bôn xung phong lên dạy học ở xã Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu từ những ngày cả xã không một ai biết tiếng phổ thông. Thầy tự tay đắn gỗ dựng một lớp học, có đủ bàn ghế cho 40 học sinh.

Ngày khai giảng, cả lớp chỉ có một hộp phấn và một quyển sách vỡ lòng. Thầy viết lên bảng, tiếng trẻ đọc vang khắp bản, người lớn cũng tò mò kéo đến xem. Những buổi học đầu tiên, chưa có giấy bút, các em tập viết vào tàu lá chuối bằng những chiếc bút gỗ tự tạo. Thầy nhặt bưởi rừng về làm bóng cho các em chơi; dạy các em múa, hát, diễn kịch; tổ chức cho các em làm nương,bán thóc lấy tiền mua sắm đồ dùng. Dần dần, trường mua được ra đi ô, máy nghe đĩa, đèn chiếu, rồi mua cả trâu bò làm nương. Đội văn nghệ của trường được mời đi diễn ở nhiều nơi.

Để giúp dân xóa nạn mù chữ, thầy Bôn đề nghị mỗi bản chọn ra một, hai thanh niên đến học rồi về dạy cho những người khác. Người dân bận đi chăn trâu, không đến lớp được, thầy Bôn tổ chức viết chữ lên lưng trâu cho họ học. Chính nhờ những nỗ lực đó, năm 1963, Mù Cả là xã duy nhất ở rẻo cao phía Bắc được công nhận là xã xóa xong nạn mù chữ. Học trò của thầy Bôn sau này có nhiều người thành đạt, có những cống hiến quan trọng cho miền phên giậu của Tổ quốc.

Thầy Nguyễn Văn Bôn gặp những khó khăn gì ở nơi dạy học?

Xem đáp án » 12/07/2024 3,744

Câu 7:

Trao đổi với bạn về dự định giới thiệu một nhân vật trong tác phẩm (câu chuyện hoặc bộ phim, vở kịch) mà em đã đọc (đã xem):

a) Em muốn giới thiệu nhân vật nào? Đó là nhân vật trong tác phẩm nào?

b) Nhân vật đó có những đặc điểm nổi bật gì?

c) Bày tỏ tình cảm của em đối với nhân vật đó.

Xem đáp án » 12/07/2024 3,322

Bình luận


Bình luận