Câu hỏi:
12/07/2024 771Rất nhiều Mặt Trăng
Ở vương quốc nọ, có một cô bé chừng năm, sáu tuổi. Bé xíu như vậy, nhưng cô lại là công chúa. Một lần, công chúa ốm nặng. Nhà vua rất lo lắng. Ngài hứa tặng cô bất kì thứ gì, miễn là cô khỏi bệnh. Công chúa chỉ ước ao có được Mặt Trăng.
Vua cho vài các đại thần, các nhà khoa học tới bàn bạc. Ai nấy đều nói không thể lấy được Mặt Trăng vì nó ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua. Nhà vua than phiền với chú hề của ngài. Chú hề tâu:
- Thần phải hỏi xem công chúa nghĩ thế nào về Mặt Trăng đã.
Thế là chú hề đến gặp cô chủ nhỏ của mình. Chú hứa sẽ mang Mặt Trăng về nhưng cô phải cho biết Mặt Trăng to bằng chừng nào. Công chúa bảo:
- Chỉ to hơn móng tay ta, vì khi ta đưa ngón tay lên trước Mặt Trăng thì móng tay che gần khuất nó.
Chú hề đặt làm ngay một sợi dây chuyền có Mặt Trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay, để cô bé đeo vào cổ. Công chúa vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.
Nhà vua rất mùng, nhưng ngài lập tức lo lắng vì đêm ấy có trăng. Nếu công chúa nhận ra Mặt Trăng đeo trên cổ không phải Mặt Trăng thật thì sẽ thất vọng và ốm trở lại. Thế là nhà vua lại nói với chú hề điều ngài lo lắng.
Chú hề vào phòng công chúa, thấy cô bé đang nằm bên cửa sổ.
- Làm sao Mặt Trăng lại toả sáng trên trời trong khi nó đang nằm trên cổ công chúa nhỉ? - Chú hề hỏi.
Công chúa nhìn chú hề, mỉm cười:
- Khi ta mất một chiếc răng, chiếc mới sẽ mọc ngay vào chỗ ấy...
Chú hề vội tiếp lời:
- Khi một con hươu mất sừng, cái sùng mới sẽ mọc ra...
- Mặt Trăng cũng vậy, mọi thứ đều như vậy... – Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. Nàng đã ngủ.
Theo PHƠ-BƠ (Phạm Việt Chương dịch)
Vì sao nhà vua và các đại thần, các nhà khoa học lúng túng trước nguyện vọng của cô công chúa nhỏ? Tìm ý đúng nhất:
a) Vì mọi người đều nghĩ Mặt Trăng ở quá xa, không đem về được.
b) Vĩ mọi người đều nghĩ Mặt Trăng quá to, không thể đem về được.
c) Vì mọi người đều cho rằng mong muốn của công chúa là phi lí.
d) Vì mọi người đều không biết công chúa nghĩ về Mặt Trăng thế nào.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn ý b: Vì mọi người đều nghĩ Mặt Trăng quá to không thể đem về được
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Theo em, câu chuyện muốn nói với người lớn điều gì về trẻ em? Người lớn cần làm thế nào để hiểu trẻ em? Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em
Câu 2:
Đặt câu nói về một người bạn của em, trong đó có sử dụng 2 từ đồng nghĩa
(M) - Hiếu rất chăm học. Bạn ấy cũng rất siêng làm việc nhà
- Hiếu không chỉ chăm học mà còn rất siêng làm việc nhà
Câu 3:
Tìm hình ảnh so sánh trong câu thơ dưới đây. Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh so sánh đó?
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
HỒ CHÍ MINH
Câu 4:
Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: Học trò,siêng năng, giỏi
(M) Siêng năng – chăm chỉ
Câu 5:
Giới thiệu một tác phẩm ( Câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn bài báo) mà em đã đọc về trẻ em hoặc về một hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Câu 6:
Kể về thầy giáo Nguyễn Văn Bôn là một nhà giáo đã xung phong lên dạy học tại khu vực vùng núi sâu xa để mang cái chữ đến với bà con trong xã, khắc phục mọi khó khăn về điều kiện học tập thầy đã giúp bà con nơi đây trở thành xã đầu tiên được công nhận là xã xoá mù chữ.
Chuyện một người thầy
Năm 1962, lần đầu tiên có một nhà giáo được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Đó là thầy Nguyễn Văn Bôn, năm ấy vừa tròn 25 tuổi.
Thầy Bôn xung phong lên dạy học ở xã Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu từ những ngày cả xã không một ai biết tiếng phổ thông. Thầy tự tay đắn gỗ dựng một lớp học, có đủ bàn ghế cho 40 học sinh.
Ngày khai giảng, cả lớp chỉ có một hộp phấn và một quyển sách vỡ lòng. Thầy viết lên bảng, tiếng trẻ đọc vang khắp bản, người lớn cũng tò mò kéo đến xem. Những buổi học đầu tiên, chưa có giấy bút, các em tập viết vào tàu lá chuối bằng những chiếc bút gỗ tự tạo. Thầy nhặt bưởi rừng về làm bóng cho các em chơi; dạy các em múa, hát, diễn kịch; tổ chức cho các em làm nương,bán thóc lấy tiền mua sắm đồ dùng. Dần dần, trường mua được ra đi ô, máy nghe đĩa, đèn chiếu, rồi mua cả trâu bò làm nương. Đội văn nghệ của trường được mời đi diễn ở nhiều nơi.
Để giúp dân xóa nạn mù chữ, thầy Bôn đề nghị mỗi bản chọn ra một, hai thanh niên đến học rồi về dạy cho những người khác. Người dân bận đi chăn trâu, không đến lớp được, thầy Bôn tổ chức viết chữ lên lưng trâu cho họ học. Chính nhờ những nỗ lực đó, năm 1963, Mù Cả là xã duy nhất ở rẻo cao phía Bắc được công nhận là xã xóa xong nạn mù chữ. Học trò của thầy Bôn sau này có nhiều người thành đạt, có những cống hiến quan trọng cho miền phên giậu của Tổ quốc.
Thầy Nguyễn Văn Bôn gặp những khó khăn gì ở nơi dạy học?
Câu 7:
Trao đổi với bạn về dự định giới thiệu một nhân vật trong tác phẩm (câu chuyện hoặc bộ phim, vở kịch) mà em đã đọc (đã xem):
a) Em muốn giới thiệu nhân vật nào? Đó là nhân vật trong tác phẩm nào?
b) Nhân vật đó có những đặc điểm nổi bật gì?
c) Bày tỏ tình cảm của em đối với nhân vật đó.
về câu hỏi!