Câu hỏi:
22/03/2024 97Tìm các đoạn văn thể hiện những ý sau:
a) Các dân tộc trên đất nước là anh em một nhà, gắn bó với nhau.
b) Các dân tộc anh em cần đoàn kết để giữ gìn độc lập, để được sống hạnh phúc.
c) Tình đoàn kết của các dân tộc anh em không bao giờ thay đổi.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Đoạn từ “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán… đến … no đói cùng nhau”
b) Đoạn từ “Giang sơn và Chính Phủ là giang sơn… đến … để ủng hộ Chính phủ ta”
c) Đoạn từ “Sông có thể cạn, núi có thể mòn … đến … độc lập của chúng ta”
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hiểu như thế nào về 2 dòng thơ “Một người – đâu phải nhân gian? / Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi”?
Câu 3:
Xếp các đại từ xưng hô trong đoạn van sau vào nhóm phù hợp:
Quân Nguyên Mông nay đã gần kề biên ải. Thế giặc mạnh như hùm beo. Chúng đã đạp đổ bao thành trì từ đông sang tây. Trẫm và các tướng sĩ đã có kế sách chống giặc. Nhưng lòng trẫm chưa yên vì không nỡ để bách tính lầm than. Các khanh là bậc trưởng lão trong dân gian. Vậy, trẫm hỏi ý các khanh: Ta nên hoà hay nên đánh?
HOÀNG QUỐC HẢI
- Từ chỉ người nói
- Từ chỉ người nghe
- Từ chỉ cả người nói, người nghe
- Từ chỉ người, vật được nhắc tới
Câu 4:
Nêu ý kiến của em về vấn đề “Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường?”.
Câu 5:
* Nội dung của bài Tiếng ru: Bài thơ là những lời ru của mẹ ru giấc ngủ cho bé, trong những lời ru ấy có lồng ghép những sự vật, hiện tượng sinh động. Quan trọng hơn cả, lời ru ấy cũng là lời nhắn nhủ, gửi gắm vào người con phải biết yêu thương trân trộng quê hương đất nước
Tiếng ru
Con ong làm một, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chi, yêu người anh em.
Một ngôi sao, chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.
Một người – đâu phải nhân gian?
Sống chăng, một đốm lửa tần mà thôi!
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chẽ đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chẽ sông nhỏ, biển đầu nước còn?
Tre già yêu lấy măng non
Chắt chiu như mẹ yêu con thăng ngày.
Mai sau con lớn hơn thầy
Các con ôm cả hai tay đất tròn.
TỐ HỮU
Bài thơ là lời của ai, nói với ai, khi nào?
Câu 6:
Các đại từ in đậm dưới đây được dùng làm gì?
a) Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta.
HỒ CHÍ MINH
b) Chim non đang sống với mẹ, sao em nỡ bắt nó? Lát nữa chim mẹ về không thấy con sẽ buồn lắm đấy.
Theo sách Quốc văn giáo khoa thư
c) Bé Rơm vừa chạy vừa nhìn xung quanh với nụ cười tươi rồi. Thỉnh thoảng,
bé quay đầu lại, ngoắc ngoắc bàn tay bé xíu gọi bọn trẻ. Chúng thấy vậy thích
thú, đua nhau đuổi theo.
TRẦN HOÀI DƯƠNG
Câu 7:
*Nội dung bài Hội nghị Diên Hồng: Câu chuyện kể về công cuộc chống quân Nguyên- Mông của triều đình ta, Vua Trần Thánh Tông đã triệu các bô lão từ khắp nơi về để hỏi ý kiến nên đánh hay nên hoà. Qua bài đọc có thể thấy rõ ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết chống quân xâm lược của cha ông ta
Hội nghị Diên Hồng
Cuối năm Giáp Thân (1284), nhà Nguyên đưa quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai. Với 50 vạn quân từ phương bắc kéo xuống và gần 10 vạn quân từ phương nam đánh lên, giặc hi vọng sẽ nhanh chóng chiếm được Đại Việt.
Cuộc chiến đã gần kề. Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu các bộ lão từ khắp mọi miền về Thăng Long vấn ý.
Đầu tháng Chạp, từng đoàn bộ lão nườm nượp tới kinh thành. Cụ nào cụ này râu tóc bạc phơ. Các cụ chống gậy trúc, vai khoác tay nải nâu. Những cụ cao tuổi hơn được lăng cử trai trăng võng đi, miệng nhai trầu bỏm bẻm.
Sáng mồng Bảy, Thượng hoàng Trần Thánh Tông và Hoàng đế Trần Nhân Tông uy nghi trong triều phục đúng đón các bô lão trước thềm điện Diên Hồng Hai vua nắm tay từng bô lão khiến các cụ xúc động không kìm được nước mắt.
Thượng hoàng bước lên đài cao. Cả sân điện im phăng phắc. Nhà vua dụ:
- Quân Nguyên Mông nay đã gần kề biên ải. Thế giặc mạnh như hùm beo. Chúng đã đạp đổ bao thành trì từ đông sang tây. Lớn như nước Trung Hoa cũng đã mất về tay chúng. Sớm muộn, giặc cũng sẽ tràn sang cướp nước ta. Trẫm và các tướng sĩ đã có kế sách chống giặc. Nhưng lòng trẫm chưa yên vì không nỡ để bách tính lầm than. Các khanh là bậc trưởng lão trong dân gian. Vậy, trẫm hỏi ý các khanh: Ta nên hoà hay nên đánh?
- Đánh! Đá... ảnh....! Xin Bệ hạ cho đánh! – Tiếng hô thống thiết nổi lên như sóng cồn. Điện Diên Hồng như có cơn bão tràn qua.
Sử quan Lê Văn Hưu nghiêng mình, chép vào quốc sử: "Thượng hoàng triệu phụ lão trong nước họp ở thêm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão đều nói "Đánh!", muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một của miệng".
HOÀNG QUỐC HẢI
: Nhà vua triệu các bô lão về kinh thành Thăng Long bàn việc gì?
về câu hỏi!