Câu hỏi:
13/07/2024 11,280Chọn 1 trong 2 để sau:
a) Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Người chăn dê và hàng xóm (trang 108 – 109).
b) Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học (trang 112 – 113).
Gợi ý
– Em sẽ giới thiệu sự việc như thế nào ở câu mở đoạn?
– Ở phần thân đoạn, em sẽ bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình về những chi tiết, hình ảnh nổi bật nào?
– Câu kết đoạn sẽ khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em hay sẽ liên hệ với thực tế?
Quảng cáo
Trả lời:
a) Người chăn dê và hàng xóm
Trong câu chuyện “Người chăn dê và hàng xóm” chi tiết mà em thích nhất cũng như gây ấn tượng nhất đối với em đó là việc người nông dân mang ba con dê con sang nhà tặng cho ba người con của người hàng xóm. Việc làm đó vừa giống như một lời làm lành, cũng là một cách để nhắc nhở người hàng xóm phải trông chừng những con chó của ông ấy hơn khi những đứa con của người hàng xóm rất thích những chú dê nhỏ. Và hành động đó của người chăn dê vừa khôn khéo để nhắc nhở người hàng xóm lại vẫn giữ được hoà khí của cả hai bên. Thông qua sự việc trong bài đọc em nhận thấy rằng cách xử lý giải quyết tình huống xảy ra trong câu chuyện là vô cùng hợp lý. Sau khi có sự việc đó xảy ra thì tình cảm giữa hai người hàng xóm lại càng trở nên thân thiết hơn. Em rất thích cách xử lí của người chăn dê trong câu chuyện trên, một cách xử lí khôn khéo và đầy thông minh.
b) Chuyện nhỏ trong lớp
Trong câu chuyện “Chuyện nhỏ trong lớp” đã xảy ra việc bạn San-đrô trêu I-li-cô về bộ tóc mới của cậu ấy và khiến I-li-cô bật khóc. Em cảm thấy rất thích thú về cách xử lý của thầy giáo trong bài đọc, trước khi thầy phân xử đúng sai thì thầy đã an ủi I-li-cô bằng những câu hỏi thăm và khen ngợi giúp cho cậu bé trở nên mình tĩnh hơn và bớt tự ti hơn về kiểu tóc mới của mình. Sau đó trong giờ học, thầy giáo đã nhẹ nhàng đến bên San-đrô khen ngợi cậu bé về bài làm đúng, và nhẹ nhàng nhắc nhở San-đrô về việc làm của cậu khi sáng với I-li-cô và khuyên cậu nên xin lỗi bạn. Đồng thời, thầy giáo cũng đến bên I-li-cô và nói với cậu bé về việc nên tha thứ cho bạn khi nhận được lời xin lỗi. Cách xử lý mâu thuẫn của thầy giáo rất tinh ý và hợp lí, thay vì trách phạt San-đrô trước mặt I-li-cô cùng các bạn học sinh khác thì thầy chỉ nhắc nhở San-đrô một cách nhẹ nhàng như vậy sẽ không khiến cậu bé cảm thấy xấu hổ khi nhận ra mình đã làm sai.
Hot: Đề thi cuối kì 2 Toán, Văn, Anh.... file word có đáp án chi tiết lớp 1-12 form 2025 (chỉ từ 100k). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc một số học sinh chạy qua đường khi đèn giao thông chưa bật tín hiệu màu xanh.
b) Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
Gợi ý
– Ý kiến của em như thế nào (đồng tình hay không đồng tình).
– Lí do đồng tình (hay không đồng tình) của em là gì?
– Em sẽ khẳng định lại điều gì ở câu kết đoạn?
Câu 2:
Viết một đoạn văn ngắn về các chiến sĩ công an trong một bài đọc em đã học; trong đoạn văn có ít nhất một câu sử dụng cặp kết từ. Chỉ ra cặp kết từ ấy.
Câu 3:
Tìm từ thích hợp ghép vào trước hoặc sau các từ an ninh, an toàn
(M) – giữ vững an ninh
– An toàn giao thông
Câu 4:
* Nội dung bài 10 quy tắc an toàn khi ở nhà một mình: Bài đọc đưa ra một số quy tắc nên làm và không nên làm hoặc cần là gì khi ở nhà một mình
10 quy tắc an toàn khi ở nhà một mình
1. Không chạy nhảy, leo trèo nguy hiểm.
2. Không nói chuyện với người lạ, không để người lạ vào nhà.
3. Không tò mò nghịch, tự sửa chữa các thiết bị điện.
4. Không trêu chọc, doạ dẫm vật nuôi trong nhà (nếu có).
5. Không tự ý ra khỏi nhà (trừ trường hợp đặc biệt).
6. Cần cẩn thận khi phải sử dụng những vật sắc nhọn (dao, kéo,...).
7. Cần cẩn thận khi phải sử dụng những đồ dùng có thể gây cháy nổ (bếp than, bếp ga, nồi cơm điện, lò vi sóng,...).
8. Cần biết sơ cứu đúng cách khi bị trầy xước da, bị chảy máu hay bỏng nhẹ.
9. Cần hoà thuận và luôn ở bên cạnh em nhỏ (nếu có em ở nhà cùng).
10. Cần tìm cách báo tin cho cha mẹ hoặc người thân khi xảy ra bất kì sự cố nào.
Theo THU HÀ
Để đảm bảo an toàn khi ở nhà một mình, em không được làm những việc gì?
Câu 5:
Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo) mà em đã đọc về việc bảo vệ trật tự, an ninh, an toàn trong cuộc sống.
Gợi ý
- Chú bé có tài mở khoá (Nguyễn Quang Thân)
- Chú công an đường phố (Nguyễn Thị Bích Nga)
- Bách khoa thư an toàn cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng (Nguyễn Thị Vi Khanh)
- Cẩm nang phòng tránh tai nạn, thương tích (Nguyễn Hương Linh, Dương Thuỷ Ly)
Câu 6:
* Nội dung bài Chú công an: Bài thơ kể về lực lượng công an nhân dân, những công việc hàng ngày mà các chú vẫn đang làm để bảo vệ an ninh trật tự xã hội
Chú công an
Vầng trăng trên trời vằng vặc
Soi đường tuần tra đêm nay
Những vì sao lấp lánh bay
Tinh nghịch đậu vai các chú.
Nhà nhà chìm vào giấc ngủ
Hoa cau dịu toả hương lãnh
Các chú thức cùng đom đóm
Qua đêm dài tới bình minh.
Ai vắng nhà quên khoá cửa
Chú nhắc giữ gìn an ninh
Xóm nào xảy ra tranh cãi
Chú đến hoà giải phân minh.
Những hộ neo đơn, nghèo khó
Chú luôn thăm hỏi ân cần
Thanh niên có anh ngỗ ngược
Chú gặp, khuyên răn tận tình.
Cảnh phục tươi như sắc nắng
Quân hàm thắm đỏ màu hoa
Ai cũng cảm ơn các chú
Giữ bình yên cho mọi nhà.
PHẠM VĂN ANH
Hình ảnh các chú công an tuần tra ban đêm đẹp và cảm động như thế nào?
Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 14)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Tiếng Việt 5 Cuối học kì 2 có đáp án (Đề 6)
Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 15)
Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 8)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 3)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 5)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận