Câu hỏi:
11/07/2024 2,275a) Dựa vào những biểu hiện của khoan dung, em hãy nhận xét về thái độ, hành vi của các bạn học sinh trong mỗi trường hợp trên. Theo em, thái độ, hành vi của bạn nào thể hiện lòng khoan dung?
b) Từ hai trường hợp trên, em hãy nêu các việc làm thể hiện lòng khoan dung và những việc làm chưa khoan dung của bản thân.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu a)
- Trường hợp 1.
+ Nhận xét: bạn K đã nhận thức được sai lầm của minh và bạn ấy luôn dằn vặt, tự trách bản thân vì lỗi sai ấy. Các bạn trong nhóm đã luôn động viên, an ủi bạn K.
+ Trong trường hợp này, các bạn trong nhóm của K đã có thái độ và hành vi thể hiện lòng khoan dung.
- Trường hợp 2.
+ Nhận xét: dù mắc sai lầm, nhưng bạn T đã có ý thức và hành động sửa chữa. Tuy vậy, bạn H vẫn luôn chấp niệm về lỗi sai của T và không tha thứ cho T.
+ Trong tình huống này, bạn H đã có thái độ và hành động thiếu khoan dung.
♦ Yêu cầu b)
- Một số việc làm thể hiện lòng khoan dung:
+ Luôn thể hiện sự thân thiện, sống chân thành, rộng lượng, biết tha thứ;
+ Tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt của người khác;
+ Phê phán sự định kiến, hẹp hòi, thiếu khoan dung.
- Một số việc làm chưa khoan dung:
+ Cằn nhằn, nhiếc móc lỗi sai của người khác khi họ phạm sai lầm.
+ Nhìn nhận, đánh giá các sự vật, hiện tượng theo định kiến và quan điểm cá nhân.
+ Tỏ thái độ kì thị, phân biệt vùng miền, dân tộc, tôn giáo,…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Có ý kiến cho rằng: “Sức mạnh của lòng nhân ái và bao dung có thể cảm hóa được lỗi lầm của con người”. Từ những hiểu biết của em về khoan dung, em hãy thuyết trình về ý kiến trên và lấy ví dụ thực tế để chứng minh.
Câu 2:
Em hãy sưu tầm một câu chuyện về sự khoan dung và chia sẻ điều em có thể học tập, vận dụng cho bản thân từ câu chuyện đó.
Câu 3:
Em đồng tình, không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Khoan dung là tha thứ cho mọi lỗi lầm của người khác.
B. Khoan dung không chỉ là tha thứ cho người khác mà còn là tha thứ cho chính mình.
C. Không bao giờ phê bình người khác là biểu hiện của khoan dung.
D. Khoan dung là tha thứ cho người khác ngay cả khi họ không biết hối hận.
E. Đối lập với khoan dung là hẹp hòi, ích kỉ.
Câu 4:
Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:
Tình huống a. Bố mẹ giao cho V nhiệm vụ dọn dẹp nhà cửa mỗi ngày nhưng V thường xuyên mải chơi quên việc. Dù bố mẹ đã nhắc nhiều lần nhưng V vẫn không thay đổi. Một lần, có khách đến chơi nhà, V chợt nhận thấy bố mẹ rất ngượng với khách khi nhà cửa bừa bộn.
Nếu em là bố mẹ của V, em sẽ ứng xử như thế nào?
Tình huống b. Gia đình bà A luôn không tuân thủ các quy định chung của tập thể, hay to tiếng với mọi người trong khu phố. Mặc dù, tổ trưởng dân phố đã nhắc nhở nhiều lần nhưng gia đình bà A vẫn không thay đổi. Qua thời gian, bà A nhận thấy hàng xóm lạnh nhạt, xa lánh thì cảm thấy ngượng ngùng và hối lỗi. Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà A đã có lời xin lỗi với bà con tổ dân phố và hứa sẽ sửa đổi.
Nếu em là hàng xóm của bà A, em sẽ ứng xử như thế nào?
Câu 5:
Em hãy kể lại một vai tình huống mà em đã thể hiện lòng khoan dung với mọi người và với chính bản thân em.
Câu 6:
Em hãy viết một lá thư khuyên bạn/người thân khi biết bạn/người thân vẫn còn day dứt về việc mắc lỗi của họ.
Câu 7:
Em hãy tìm và chia sẻ ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về khoan dung mà em biết.
về câu hỏi!