Đọc câu chuyện
CHIẾC BÌNH THỜI GIAN
Trong một buổi diễn thuyết về chủ đề sử dụng thời gian, một diễn giả đã làm cả khán phòng bất ngờ. Khi đang thuyết trình, ông dừng lại và lấy ra một chiếc bình, bên cạnh một chiếc đĩa to trên đó có một số viên đá bằng nắm tay. Thế rồi ông lần lượt cho các viên đá vào bình, hết viên này người:“Chiếc bình đã đầy chưa?”. Mọi người nhìn vào cái bình rồi nói:“Đây rồi a!”.
Ông cúi xuống bàn và kéo ra một rổ sỏi và đổ sỏi vào bình và lắc cho các viên sỏi chui vào các kẽ hở giữa các viên đá. Thế rồi ông mim cười và hỏi: “Bây giờ đầy thật chưa?”. Đến lúc này mọi người không bị mắc lừra nữa. “Có lẽ là không”, nhiều người lên tiếng. Ông mim cười rồi lại cúi xuống bàn lấy ra một túi cát. Sau đó ông bắt đầu rắc cát vào các kẽ hở nhỏ giữa các viên đá và sỏi. Một lần nữa ông nhìn mọivà hỏi:“Bây giờcái bình đã đầy chưa nào?”. “Chưa ạ!”, mọi người thốt lên. “Tốt lắm!”,ông nói và cầm một ca nước đổ vào chiếc bình. Rồi ông hỏi: “Vậy, vấn đề ở đây là gì?”.
Thờigian cũng giống như chiếc bình, nó có giới hạn. Những việc quan trọng như những viên đá lớn, những việc ít quan trọng hơn là những viên đá nhỏ, những việc không quan trọng khác chính là những hạt cát. Nếu chúng ta bỏ trống chiếc bình thì thật lãng phí nhưng nếu ta lấp đầy chiếc bình thời gian một cách không phù hợp mọi thứ sẽ trở lên hỗn độn, khó kiểm soát hoặc không còn khoảng trống cho những gì quan trong. Nhưng nếu khéo léo, ưu tiên sử dụng thời gian cho những việc quan trọng trước, chúng ta sẽ luôn hoàn thành công việc thuận lợi và còn có thêm thời gian cho các công việc kém quan trọng hơn hoặc để nghi ngơi.
(Theo Tư duy tối ưu, Stephen R. Covey,NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh)
a) Em hãy nhận xét cách sắp xếp thời gian theo mô tả của diễn giả trong câu chuyện. Vì sao cách sắp xếp này thể hiện việc quản lí thời gian hiệu quả?
b) Em hãy chỉ ra sự khác biệt về kết quả của việc quản lí thời gian hiệu quả, không hiệu quả được mô tả ở hình ảnh 1, 2 và cho biết tại sao cần quản lí thời gian hiệu quả.